Triết lý thương hiệu (Brand Essence) là một lời tuyên thệ trong xây dựng thương hiệu. Triết lý thương hiệu là một khái niệm trung tâm, cùng với ba yếu tố vệ tinh xoay quanh gồm có tính cách, định vị và hệ giá trị.

Gần như mọi đối tác khi tìm đến và tin tưởng sử dụng dịch vụ thương hiệu của Vũ đều có cùng một nỗi băn khoăn. Đó là làm thế nào để thương hiệu của mình trở nên nổi bật nhằm chiếm ưu thế giữa thị trường cạnh tranh khốc liệt. Triết lý thương hiệu chính là lời giải mà Vũ muốn gửi gắm đến tất cả mọi người thông qua bài viết này. Trong đó 3 yếu tố vệ tinh nhằm định hình triết lý vận hành có thể kể đến như sau:

Triết lý thương hiệu

Triết lý thương hiệu (Brand Essence) là khái niệm trung tâm

  • Tính cách thương hiệu: những tính từ mà thương hiệu muốn xây dựng và khách hàng dùng để xác định thương hiệu.
  • Định vị thương hiệu: những giải pháp nhằm chiếm lĩnh nhận thức của khách hàng.
  • Hệ giá trị: là một tập hợp các giá trị quan trọng và giàu ý nghĩa mà đội ngũ phát triển thương hiệu đang không ngừng theo đuổi.

“Bản chất của việc xây dựng thương hiệu là bất cứ khi nào mọi người được nghe về thương hiệu của bạn, họ đều cảm thấy hết sức ấn tượng và ngay lập tức bị thuyết phục – dù bạn còn chưa có cơ hội gặp gỡ với họ” – Michael Ellsberg tác giả người Mỹ nổi tiếng với cuốn sách Giáo Dục Triệu Phú (2011).

Bức tranh làm nên khái niệm Triết lý thương hiệu

Triết lý thương hiệu

Triết lý thương hiệu (Brand Essence) là khái niệm trung tâm, ảnh hưởng hầu hết tới quỹ đạo của các hoạt động thương hiệu. Kết hợp tất cả những định nghĩa này, Vũ gọi đó là Brand DNA.

Không ít nhà lãnh đạo rất tự tin với chất lượng sản phẩm của mình. Một số khác luôn tin rằng cảm xúc từ phía khách hàng chính là chìa khóa làm nên sự lớn mạnh. Trong khi đó khái niệm Triết lý thương hiệu ra đời với mục đích đảm bảo thương hiệu luôn phát triển dựa trên sự kết hợp của cả lý tính lẫn cảm xúc. Đó là lý do vì sao Brand Essence được thể hiện qua ba yếu tố vệ tinh bao gồm Tính cách, Định vị và Đặc tính thương hiệu. 

Triết lý thương hiệu

Brand Personality (Tính cách thương hiệu)

Người xưa thường nói “chén chung sóng còn khua” thì chuyện trong nhà xảy ra xung đột cũng là lẽ thường tình. May mắn là tính cách thương hiệu không khó đoán và phức tạp như tính cách con người chúng ta. Dẫu vậy nó vẫn bao gồm những tính từ thường gặp trong đời sống thường ngày. Dựa vào đó khách hàng có thể đánh giá chất lượng sản phẩm cũng như mức độ tín nhiệm thương hiệu – sau một thời gian đủ dài trải nghiệm và cùng đồng hành.

Tính cách thương hiệu gần như trái ngược hoàn toàn với đặc tính thương hiệu. Nếu đặc tính giúp thương hiệu tự làm mình trở nên nổi bật hơn giữa muôn trùng các đối thủ cạnh tranh, thì tính cách của thương hiệu lại là khái niệm đến từ hai phía gồm cả thương hiệu và người mua hàng. 

Tính cách thương hiệu tạo điều kiện để doanh nghiệp kiểm soát khả năng lựa chọn khách hàng tiềm năng. Đồng thời giúp người tiêu dùng tự đánh giá xem đây có phải là thương hiệu hay sản phẩm mà mình đang tìm kiếm và sẵn sàng gắn bó hay không.

Triết lý thương hiệu

Brand Positioning (Định vị thương hiệu)

Yếu tố quan trọng không kém cấu thành nên Triết lý thương hiệu kế tiếp chính là Brand Positioning. Định vị thương hiệu là quá trình để thương hiệu có được chỗ đứng trong tâm trí người tiêu dùng. Tương đối bao quát hơn tính cách thương hiệu, định vị thương hiệu có thể là bất cứ một tính từ hay danh từ bất kì. Sao cho mỗi khi gợi nhắc đến cụm từ đó, phần lớn khách hàng có thể ngay lập tức gọi tên một thương hiệu đã được định vị sẵn trong trí nhớ.

Lấy ví dụ về một định vị thương hiệu sẵn có trên thị trường. Coca Cola nguyên thuỷ ra đời với mục đích sử dụng như một liều thuốc giảm đau. Mãi đến khi chàng nhân viên quán bar tại Atlanta pha nhầm soda với dung dịch syrup Coca Cola, thay vì nước lọc theo đúng chỉ dẫn của quán thì loại hỗn hợp màu hổ phách này mới trở thành một món uống. 

cocacola

Năm 1891, Asa Candler – người có quen biết với vị dược sĩ là cha đẻ của Coca Cola đã dùng 2.300 USD để mua lại công thức và thành lập công ty chỉ một năm sau đó. Trải qua lịch sử hơn một thế kỷ hình thành và phát triển, hiếm có ai còn nhớ đến liều thuốc giảm đau được điều chế từ tinh dầu cây Kola ngày nào. Trong khi cả thế giới đều ngay lập tức gọi tên Coca Cola, mỗi khi được hỏi về sản phẩm nước ngọt có gas ưa thích của bản thân.

brand essence con duong di tim thuong hieubrand essence con duong di tim thuong hieu 2

Core Values (Hệ giá trị)

Hệ giá trị thương hiệu là một tập hợp các giá trị quan trọng và giàu ý nghĩa mà đội ngũ phát triển thương hiệu đang không ngừng theo đuổi.

Từ những năm đầu thập niên 60, thương hiệu Volvo đã không chỉ nổi tiếng là một thương hiệu xe ô tô. Họ còn được biết đến là thương hiệu vì sự an toàn và tính mạng của nhân loại, với rất nhiều sáng kiến cũng như công nghệ nhằm đảm bảo an nguy của những người sử dụng xe ô tô. Một sáng chế nổi bật không thể không nhắc đến của Volvo là dây đai an toàn ba điểm, một cơ chế vượt trội hoàn toàn khi so sánh với dây đai hai điểm ở thời điểm đó.

Thay vì bán sáng chế của mình vì mục đích thương mại, Volvo đã quyết định để mở và bất cứ thương hiệu xe nào khác cũng có thể sử dụng nó hoàn toàn miễn phí. Vì sao thương hiệu xe đến từ Thuỵ Điển lại có hành động như thế? Đó là vì từ rất lâu trước đó, hai chữ An Toàn đã luôn là đặc tính, giá trị cốt lõi và triết lý vận hành thương hiệu của đội ngũ Volvo. 

Đội ngũ lãnh đạo xây dựng đặc tính an toàn và truyền bá đến nội bộ nhân sự, đội ngũ nhân sự Volvo thì không ngừng theo đuổi sự an toàn trong công việc hằng ngày. Mỗi bộ phận nhỏ nhất tạo ra thành phẩm xe Volvo đều chứa đựng tính an toàn, mỗi hành động nhỏ nhất của nhân công Volvo đều tuân thủ quy chuẩn an toàn mà thương hiệu không ngừng theo đuổi. 

An Toàn cũng là tất cả những gì người dùng xe Volvo có thể cảm nhận rõ ràng nhất, hệ thống hỗ trợ an toàn người lái vẫn luôn là đặc điểm nổi bật nhất khi nhắc đến thương hiệu Volvo. Còn theo thống kê được thực hiện vào năm 2009, nhân dịp 50 năm hệ thống đai an toàn ba điểm được Volvo công bố, nó đã cứu được hơn 1 triệu mạng sống của người dùng trên toàn cầu.

An Toàn là giá trị cốt lõi của Volvo, nhưng không phải là giá trị duy nhất mà từng sản phẩm của thương hiệu Thuỵ Điển có thể mang lại. Trên website chính thức của mình, thương hiệu Volvo đã công bố nhóm giá trị của họ gồm có: Niềm tin, Đam mê, Thành công, Hiệu suất và Không ngừng thay đổi. Trong đó mỗi giá trị lớn lại chia thành những gạch đầu dòng nhỏ bên trong, nhằm mô tả định hướng cũng như những hành động mà đội ngũ sẽ làm để hiện thức hoá chuỗi giá trị.

Từ lý tưởng xây dựng đến triết lý vận hành thương hiệu

Bạn có thể mô tả về thương hiệu của mình chỉ với một từ duy nhất hay không? Theo nghiên cứu mỗi người sẽ có cơ hội tiếp xúc với hơn 5000 thông điệp quảng cáo khác nhau trong vòng 24 giờ. Bạn chỉ có khoảng 7 giây để thuyết phục người tiêu dùng rằng vì sao họ nên chọn thương hiệu hoặc sản phẩm của mình, hoặc họ sẽ có cơ hội tiếp cận và bị thuyết phục bởi các thông điệp kế tiếp. 

Đó là lúc mà tác dụng của Triết lý thương hiệu cho thấy được tính hiệu quả của nó. Từ bộ dữ liệu xây dựng thương hiệu ban đầu bao gồm sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi. Người xây dựng thương hiệu phải chọn lọc và đúc kết lại để cho ra đời một khái niệm ngắn gọn, hay thậm chí là một từ duy nhất để định hình triết lý vận hành. 

Ví như câu chuyện đến từ Starbucks. Họ luôn trung thành với lý tưởng xây dựng thương hiệu rằng, “Starbucks chính là khoảnh khắc mà bạn có thể tạm thời quên đi cuộc sống nhạt nhẽo thường ngày, bị xoay vần giữa vòng xoáy gia đình và công việc để tự thưởng cho bản thân những giờ phút thảnh thơi.” Và cũng từ lý tưởng sâu sắc đó, họ đi đến quyết định chọn Khoảnh Khắc – Moments làm Triết lý thương hiệu cho riêng mình. Hay một số điển hình khác cũng đi theo định hướng tương tự như Simplicity (Apple), Speed (Intel), Prestige (Rolex),…

Nhầm lẫn giữa Triết lý thương hiệu (Brand Essence) với Brand Platform

Triết lý thương hiệu

Brand platform chứa đựng tất cả nền tảng xây dựng và quản trị thương hiệu.

Brand Platform không còn là một khái niệm quá xa lạ trong xây dựng thương hiệu. Vấn đề nằm ở chỗ không phải ai cũng đều hiểu hết được giá trị của brand platform. Thậm chí không ít người sử dụng khái niệm này một cách vội vàng và nhầm lẫn trầm trọng khi gộp ba khái niệm dưới đây là một:

  • Brand essence: Triết lý thương hiệu (Bản tuyên thệ trung tâm)
  • Brand direction: Lý tưởng xây dựng thương hiệu (Tầm nhìn, sứ mênh, giá trị cốt lõi, Văn hoá doanh nghiệp)
  • Brand platform: Nền tảng xây dựng thương hiệu (Chứa đựng tất cả các khái niệm)

Doanh nghiệp có đang làm đúng với sứ mệnh ban đầu không? Thương hiệu có mang lại những giá trị cốt lõi như đúng cam kết không? Đó mới chính là những giá trị đích thực mà brand platform đang không ngừng duy trì và củng cố ở trên thị trường. 

brand platform dat nen mong cho thanh cong thuong hieu

3 bài học về Triết lý thương hiệu

VOLVO – Safety

Triết lý thương hiệu

Triết lý thương hiệu của Volvo đó chính là “An toàn”.

Bạn có thể kể tên bao nhiêu thương hiệu xe đang tham gia cuộc đua về tính năng an toàn? Không chỉ BMW, Benz, Volvo hay một loạt các thương hiệu châu Âu, mà ngay cả cái tên nổi tiếng về sự bảo thủ tại thị trường Việt Nam là Toyota cũng đã bắt đầu nhảy vào trận chiến. Nhưng theo bạn đâu mới là thương hiệu có thể mạnh dạn tuyên bố rằng: “Chúng tôi sẽ không để bất cứ ai phải qua đời hay gặp tai nạn nghiêm trọng một khi đã ngồi lên xe.”

Nếu trong đầu bạn ngay lập tức liên tưởng đến thương hiệu xe đến từ Thuỵ Điển thì xin chúc mừng, vì câu nói này từ lâu đã trở thành “statement” trong quá trình xây dựng thương hiệu của Volvo. 

Nhìn lại những năm 50 của thế kỷ trước khi phần lớn nhân loại vẫn chưa hề biết đến khái niệm “dây đai an toàn”. Volvo đã âm thầm nghiên cứu và cho ra đời công nghệ dây đai an toàn 3 điểm – thứ mà cho đến nay vẫn đang được sử dụng cho hầu hết thiết kế xe có mặt trên thị trường. 

Năm 2012 NCAP công nhận rằng Volvo V40 là mẫu xe an toàn nhất mà họ từng đánh giá. Chỉ một năm sau, Volvo áp dụng công nghệ tự động phát hiện vật cản và phanh xe chủ động trên toàn bộ các mẫu xe của mình – điều chỉ mới xuất hiện trên dòng cao cấp của những hãng xe khác trong vài năm gần đây. 

An toàn đối với Volvo mà nói đã không chỉ dừng lại ở mức Triết lý thương hiệu, safety thậm chí đã trở thành nỗi ám ảnh và là điều mà đội ngũ của Volvo sẵn sàng đánh đổi với bất cứ thứ gì. Giống như Jony Ive trong những năm cuối cùng dẫn dắt bộ phận thiết kế công nghiệp của Apple đã luôn bị ám ảnh bởi độ mỏng của sản phẩm, ông sẵn sàng loại bỏ cổng sạc huyền thoại Magsafe và cơ chế bàn phím cắt chéo truyền thống trên Macbook để phục vụ cho mục tiêu đó.

BMW – Sheer Driving Pleasure

Triết lý thương hiệu

Sự phấn khích và chính xác tuyệt đối trong quá trình vận hàn, đó chính là Triết lý vận hành của BMW.

Audi, Mercedes Benz và BMW là ba thương hiệu xe sang danh tiếng đến từ nước Đức. Trong khi Audi và Mercedes Benz chạy đua về thiết kế cùng những công nghệ an toàn, thì BMW như “một mình một cõi” về trải nghiệm của người cầm lái. Xây dựng bản sắc tạo ra niềm vui khi lái xe chính là tôn chỉ của BMW. Triết lý thương hiệu mà BMW đang sở hữu chính là cảm giác khi bạn chi tiền để sở hữu một sản phẩm, và nó mang lại cho bạn sự phấn khích và chính xác tuyệt đối trong quá trình vận hành.

2023 bmw 7 series first edition 1

ADIDAS – Impossible Is Nothing

Triết lý thương hiệu

Nói đến Adidas là chúng ta đang bàn về nhà sản xuất quần áo và dụng cụ thể thao lớn nhất châu Âu, lớn thứ hai thế giới và là đối trọng xứng đáng suốt nhiều năm liền của Nike.

Impossible Is Nothing – Brand Essance của Adidas giống như một lời tuyên thệ của các vận động viên nói riêng và các cá nhân đam mê rèn luyện thể thao nói chung. Không bao giờ ngừng lại, không bao giờ bỏ cuộc, vượt qua giới hạn của chính bản thân mới là vinh quang lớn nhất mà Adidas muốn khách hàng của mình hướng tới. Thay vì bất cứ một thành tích hay danh hiệu sáo rỗng nào đó rồi cũng sẽ chìm vào quên lãng theo thời gian.

Lời Kết

Nếu mỗi con người đều có riêng cho mình một phẩm chất nhất định, thì mỗi thương hiệu cũng có riêng cho mình một bản sắc tương thích. Triết lý thương hiệu có thể chính là cảm giác vui sướng, mỗi khi khách hàng có cơ hội sở hữu và sử dụng sản phẩm đến từ thương hiệu mà họ yêu thích. Vậy bạn đã sẵn sàng lên kế hoạch khai phá bản sắc thương hiệu cho doanh nghiệp của mình hay chưa, hãy liên hệ trực tiếp với Vũ qua số Hotline 0366 366 999 để nhận tư vấn trực tiếp về dịch vụ thương hiệu.

Xin chân thành cảm ơn,

Những câu hỏi thường gặp

Triết lý thương hiệu là gì?

Triết lý thương hiệu (Brand Essence) là một lời tuyên thệ trong xây dựng thương hiệu. Triết lý thương hiệu là một khái niệm trung tâm, cùng với ba yếu tố vệ tinh xoay quanh gồm có tính cách, định vị và hệ giá trị

Brand DNA là gì?

Triết lý thương hiệu (Brand Essence) là khái niệm trung tâm, ảnh hưởng hầu hết tới quỹ đạo của các hoạt động thương hiệu. Kết hợp tất cả những định nghĩa này, Vũ gọi đó là Brand DNA.

Tính cách thương hiệu là gì?

Tính cách thương hiệu là một phạm trù bao hàm cảm xúc, trí tuệ và hành vi của thương hiệu theo thời gian. Nói dễ hiểu hơn thì đó là cách người tiêu dùng hay chính bạn mô tả về thương hiệu của mình – nếu nó là một con người.

Định vị thương hiệu là gì?

Định vị thương hiệu là vị trí mà cá nhân hoặc tổ chức sở hữu trong nhận thức của khách hàng, nó giúp thương hiệu dễ dàng phân biệt với các đối thủ cạnh tranh. Định vị thương hiệu được thực thi bằng chiến lược marketing, giúp thương hiệu tạo nên sự khác biệt.

Đặc tính thương hiệu là gì?

Đặc tính của thương hiệu là tính chất riêng biệt của một thương hiệu, nó giúp phân biệt giữa các thương hiệu khác nhau trên thị trường.