Giọng nói thương hiệu, tiếng anh được gọi là Brand voice, thuật ngữ này chỉ cách thức thương hiệu truyền tải nội dung ra thế giới bên ngoài bằng âm thanh.

Về cơ bản, giọng nói và giọng điệu khác gì nhau? Chúng đóng vai trò gì trong chiến lược thương hiệu? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây của Vũ Digital.

Giọng nói thương hiệu là gì? Tại sao lại xuất hiện giọng điệu thương hiệu?

Giọng nói là cách bạn thể hiện tính cách thông qua ngôn ngữ giao tiếp. Còn giọng điệu là cách bạn thay đổi giọng nói sao cho phù hợp với từng đối tượng, hoàn cảnh khác nhau.

>> Xem thêm: Typography – thành phần âm thầm chi phối cảm xúc của khách hàng trong thiết kế thương hiệu

Giọng điệu là yếu tố nằm trong giọng nói thương hiệu. Giọng nói thường được đánh giá bằng các tính từ như: thông thái, vui tươi, thân thiện… . Giọng nói mang tính chất cố định, thường được xem như hình mẫu lý tưởng mà thương hiệu muốn hướng đến. Giọng điệu đòi hỏi sự thay đổi linh hoạt, khéo léo để tiếp cận các đối tượng khác nhau. Nhưng nhìn chung, giọng điệu phải luôn bổ trợ cho giọng nói, giúp khách hàng cảm nhận đúng theo định hướng của thương hiệu. 

Giọng nói thương hiệu

Ví dụ, đối với trẻ em, ngôn từ bạn sử dụng phải đem lại cảm giác tươi sáng, vui nhộn, màu sắc nhất có thể. Ngược lại, đối với giới doanh nhân đang cần thu thập kiến thức, họ lại dễ thuyết phục bởi ngôn từ mạnh mẽ, trực diện và thông minh. 

Bạn muốn khách hàng nhìn nhận thương hiệu dưới hình ảnh như thế nào thì giọng nói của bạn phải toát lên được tinh thần, đem lại cho họ cảm giác tương tự như thế. Giọng điệu như gia vị, giúp giọng nói của bạn có hồn và mang tính thuyết phục hơn. 

Nếu không có giọng nói, liệu chiến lược thương hiệu có dễ dàng thành công?

Giọng nói đóng vai trò quan trọng nhất định trong chiến lược thương hiệu. Vũ Digital sẽ cho bạn hiểu được chúng chiếm tỉ trọng như thế nào trong quyết định thành bại của chiến lược thương hiệu. 

1. Khẳng định tính cách thương hiệu

Lời nói thể hiện tính cách – đó là điều chúng ta không thể phủ nhận. 

Thông qua cách bạn giao tiếp, khách hàng hoàn toàn đánh giá được những đặc điểm cơ bản về hình tượng thương hiệu, cảm nhận được hình mẫu thương hiệu muốn hướng tới và tiếp nhận thông điệp thương hiệu muốn truyền tải. Từ đó, quá trình xem xét mức độ phù hợp và yêu thích của khách hàng cũng được diễn ra. Nếu giọng nói của thương hiệu là những gì khách hàng muốn truyền đạt, thì chắc chắn bạn sẽ nắm trong tay số lượng khách hàng trung thành đông đảo cho doanh nghiệp của mình. 

>> Có thể bạn quan tâm: Giá trị cốt lõi (Core Values) thương hiệu, hiểu để phát huy tối đa nội lực của doanh nghiệp

Chính vì thế, giọng nói thương hiệu cần phải đồng nhất với tính cách thương hiệu, không được xảy ra tình trạng “nói một đằng, làm một nẻo”, đánh mất niềm tin của người tiêu dùng.

2. Nổi bật hình ảnh thương hiệu trên thị trường

Giọng nói thương hiệu có thể trùng lặp nhưng giọng điệu thì không. Ví dụ, nói về sự thông thái, thương hiệu A sẽ chọn cách chia sẻ kiến thức cho đối tượng khách hàng của mình thông qua cách truyền đạt mang tính khoa học, sử dụng nhiều thuật ngữ chuyên ngành. Nhưng đối với thương hiệu B, họ lại ưu ái đưa ra những giải pháp phù hợp cho vấn đề của khách hàng với ngôn từ gần gũi, dễ hiểu, ngắn gọn. 

Giọng nói thương hiệu

Có thể thấy, giọng điệu thương hiệu làm nên nét đặc trưng độc đáo, giúp khách hàng nhận diện, yêu thích và gắn kết nhiều hơn với thương hiệu. 

3. Tạo sức ảnh hưởng nhất định đến đối tượng mục tiêu

Bước đầu tiên để thuyết phục khách hàng chính là thông qua ngôn ngữ giao tiếp. Khi họ đã chấp nhận lắng nghe bạn nói thì tiếp theo, bạn mới có cơ hội để chứng minh bằng hành động. 

Quan điểm rõ ràng, thông điệp tích cực, dẫn chứng hành động xác thực, nếu bạn đảm bảo được 3 yếu tố này trong giọng nói của mình thì chắc chắn khách hàng sẽ đặt 100% lòng tin vào thương hiệu của bạn. 

4. Thể hiện tính nhất quán trong chiến lược thương hiệu

Chúng ta có thể thấy, giọng nói là một mắt xích không thể thiếu làm nên thành công lâu dài cho chiến lược thương hiệu

Một chiến lược kỹ lưỡng nhưng lại thiếu hụt sự sáng tạo trong lối diễn đạt, câu từ lan man, khó hiểu, không có tính nhất quán, liệu chiến lược đó có thật sự thành công không? Cho nên, hãy thể hiện cá tính rõ ràng trong giọng nói thương hiệu, nói lên được những suy nghĩ bên trong của khách hàng, chạm được tới cảm xúc của họ thì đảm bảo chiến lược thương hiệu của bạn sẽ nhanh chóng đạt được mục đích như mong đợi. 

Làm thế nào để xác định giọng nói và giọng điệu cho thương hiệu?

Giọng nói thương hiệu

1. Tìm hiểu đối tượng mục tiêu

Để tiết kiệm thời gian và không gây xao nhãng trong quá trình xác định giọng nói, điều đầu tiên bạn cần hiểu rõ đối tượng khách hàng mình hướng tới.

Phân khúc nằm ở độ tuổi nào, sở thích, thói quen của họ là gì, hành vi của họ trên Internet là gì, họ đang sử dụng các trang trực tuyến nào, tất cả những thông tin này sẽ hỗ trợ bạn tuyệt đối khi xây dựng giọng nói thương hiệu. 

Hãy nhớ rằng, giọng nói thương hiệu không chỉ để thể hiện bản sắc doanh nghiệp mà nó còn phải nói lên được suy nghĩ và giải quyết khúc mắc của khách hàng. Cho nên, chuẩn bị bảng thống kê chi tiết nhất thông tin về đối tượng này, bạn sẽ đi đúng hướng theo chiến lược thương hiệu và đạt được mục đích cuối cùng. 

2. Tham khảo thị trường

Thông thường, các doanh nghiệp hoạt động trong cùng lĩnh vực, ngành nghề sẽ dễ trùng lặp trong việc xác định tính cách thương hiệu. Ở bước này, nhiệm vụ của bạn là làm sao giảm thiểu khả năng giống nhau nhất có thể so với đối thủ khác. 

Giọng nói thương hiệu không đòi hỏi sự khác biệt hoàn toàn, nhưng quan trọng bạn cần nhấn mạnh điểm nổi bật của bản thân, chứ không phải gây nhầm lẫn cho khách hàng trong quá trình tìm hiểu. 

3. Liệt kê các tính từ phù hợp 

Sau khi đã có thông tin về khách hàng và thị trường, đã đến lúc vận dụng vốn từ của bạn để tìm ra những tính từ hình mẫu cho thương hiệu. 

Các tính từ chọn lựa đòi hỏi bám sát mục đích chiến lược thương hiệu đã đề ra, có khả năng tiếp cận đối tượng mục tiêu, thể hiện được tính cách và truyền tải được mong muốn của thương hiệu đến với người tiêu dùng. 

>> Bạn nên xem: Màu sắc trong thiết kế thương hiệu có tác động thế nào đến quyết định của khách hàng?

Giới hạn số lượng tính từ cũng là điều cần thiết trong quá trình này. Bởi càng tham lam chọn lựa nhiều thì khách hàng sẽ càng khó khăn hơn trong việc nhận diện. Tốt nhất, chỉ nên khoanh vùng từ 3-5 từ, như vậy, khả năng truyền tải thông tin sẽ nhanh chóng và hiệu quả hơn. 

4. Lập bảng phân tích giọng nói thương hiệu

Để bổ trợ tốt nhất cho chiến lược thương hiệu, giúp hoạt động truyền thông đi đúng hướng, chúng ta cần một bảng phân tích chi tiết bao gồm 4 yếu tố: tính cách mà giọng nói cần thể hiện, mô tả sơ lược về tính cách đó, những điều nên và không nên làm trong quá trình sử dụng. 

Ví dụ dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về quy trình này

Tính cách giọng nói Mô tả Nên Không nên
Vui vẻ Chúng tôi muốn trở thành một người bạn đem đến những khoảnh khắc vui nhộn, giải trí sau giờ làm việc.
  • Hình ảnh màu sắc
  • Ngôn ngữ trẻ trung, gần gũi
  • Thể hiện được tính giải trí
  • Sử dụng câu chuyện ngắn, hài hước
  • Sử dụng từ ngữ hàn lâm, quá trang trọng
  • Cập nhật những thông tin mang tính tiêu cực
Đam mê Chúng tôi là những người trẻ năng động, phá vỡ vòng tròn an toàn của bản thân 
  • Thể hiện hoạt động mạnh mẽ
  • Nhấn mạnh cảm xúc sảng khoái, vui tươi
  • Truyền cảm hứng bằng những câu chuyện có thật
  • Ngôn từ mạnh, trực tiếp, ngắn gọn
  • Văn phong uỷ mị, dài dòng
  • Nói về những rủi ro
  • Ngôn từ khó hiểu
  • Dẫn chứng xa rời thực tế

5. Truyền thông nội bộ và chỉnh sửa

Muốn biết được giọng nói thương hiệu đã đạt yêu cầu hay chưa, cách tốt nhất chính là bạn áp dụng chúng vào nội bộ. 

Từng cá nhân trong công ty sẽ am hiểu khách hàng ở nhiều góc độ khác nhau. Họ sẽ đưa ra những đánh giá khách quan nhất để hoàn thiện giọng nói thương hiệu. Nếu bạn thuyết phục được nội bộ của mình thì chắc chắn khả năng giọng nói thương hiệu của bạn thành công rất cao. 

Vì thế, đừng quên tham khảo ý kiến của những cá nhân này, biết đâu bạn đang bỏ lỡ những sáng kiến hay ho giúp giọng nói thương hiệu thú vị hơn. 

Kết

Giọng nói thương hiệu giúp chiến lược thương hiệu trở nên sinh động, thú vị hơn. Từ giọng nói, bạn dễ dàng nắm bắt được cảm xúc của khách hàng, thuyết phục họ và nhanh chóng biến họ thành đối tượng trung thành, tạo nên sự bền vững lâu dài cho doanh nghiệp. 

Nếu quý vị đang gặp khó khăn trong quá trình xác định giọng nói thương hiệu, thì đừng ngần ngại liên hệ Vũ: 0366.366.999, tôi rất sẵn lòng tư vấn và đồng hành.

 

Những câu hỏi thường gặp về xây dựng giọng nói thương hiệu

Brand voice là gì?

Brand voice là giọng nói thương hiệu.

Sự khác nhau giữa giọng điệu và giọng nói?

Giọng điệu là yếu tố nằm trong giọng nói thương hiệu. Giọng nói thường được đánh giá bằng các tính từ như: thông thái, vui tươi, thân thiện… . Giọng nói mang tính chất cố định, thường được xem như hình mẫu lý tưởng mà thương hiệu muốn hướng đến. Giọng điệu đòi hỏi sự thay đổi linh hoạt, khéo léo để tiếp cận các đối tượng khác nhau.

Làm thế nào để xây dựng giọng nói thương hiệu?

5 bước xây dựng giọng nói thương hiệu:

1. Tìm hiểu đối tượng mục tiêu
2. Tham khảo thị trường
3. Liệt kê các tính từ phù hợp 
4. Lập bảng phân tích giọng nói thương hiệu
5. Truyền thông nội bộ và chỉnh sửa

Tại sao cần xây dựng giọng nói thương hiệu?

1. Khẳng định tính cách thương hiệu
2. Nổi bật hình ảnh thương hiệu trên thị trường
3. Tạo sức ảnh hưởng nhất định đến đối tượng mục tiêu
4. Thể hiện tính nhất quán trong chiến lược thương hiệu

Tính cách thương hiệu là gì?

Tính cách thương hiệu là các tính từ cụ thể mà khách hàng gắn cho thương hiệu sau quá trình đồng hành. Đó còn là những giá trị thương hiệu theo đuổi và muốn thể hiện ra bên ngoài để định vị trong tâm trí người tiêu dùng.