Chiến lược phân phối sản phẩm là bộ kế hoạch và giải pháp mà doanh nghiệp thiết lập nhằm phổ biến sản phẩm từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng.

[toc]

Ngày nay doanh nghiệp thường sử dụng nhiều phương thức phân phối khác nhau để đưa hàng hoá ra thị trường, rất nhiều giải pháp và hình thức để lựa chọn, điều này dẫn đến doanh nghiệp cần một chiến lược phân phối sản phẩm rõ ràng nhằm loại bỏ những kênh phân phối không cần thiết, giúp sản phẩm được phân phối nhanh và hiệu quả hơn.

Bản chất của chiến lược là loại bỏ những việc không quan trọng

Định nghĩa chiến lược phân phối sản phẩm

Chiến lược phân phối sản phẩm là bộ kế hoạch và giải pháp mà doanh nghiệp thiết lập nhằm phổ biến sản phẩm từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng.

Chiến lược phân phối sản phẩm là bộ kế hoạch và giải pháp mà doanh nghiệp thiết lập nhằm phổ biến sản phẩm từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng.

Doanh nghiệp thường có lượng khách hàng trung thành thông qua hành vi mua hàng lặp lại, điều này đảm bảo cho doanh thu của doanh nghiệp, để duy trì và củng cố hành vi mua hàng một cách bền vững, doanh nghiệp cần phổ biến sản phẩm dễ dàng tiếp cận với mọi khách hàng.

Các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả thường nghiên cứu và phân tích nhiều khía cạnh của nhiều chiến lược phân phối sản phẩm cùng lúc với mục tiêu xây dựng một chiến lược phù hợp và tiết kiệm chi phí.

Ba yếu tố ảnh hưởng tới chiến lược phân phối sản phẩm

Chiến lược phân phối sản phẩm

Trước khi bắt tay vào xây dựng chiến lược phân phối sản phẩm, doanh nghiệp cần xem xét những yếu tố sau:

1. Loại sản phẩm

Tuỳ thuộc vào loại sản phẩm/ dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp, chiến lược phân phối sẽ khác nhau, một chiến lược phân phối xe hơi sẽ hoàn toàn khác một chiến lược phân phối khăn giấy, có ba yếu tố chi phối hành vi mua hàng của người tiêu dùng như sau

  • Thói quen: mua hàng theo thói quen tập trung vào những sản phẩm có giá bán thấp, người mua không dành nhiều thời gian để suy nghĩ để đưa ra quyết định, thường là những sản phẩm tiêu dùng hàng ngày chẳng hạn như nước suối, kẹo cao su và các sản phẩm giấy ăn…
  • Nhu cầu giới hạn: mua theo nhu cầu giới hạn là những mặt hàng phục vụ cuộc sống hằng ngày có mức giá vừa phải, thường là các thiết bị trong gia đình như tủ lạnh, tivi hoặc máy tính.
  • Giá trị cao: với những mặt hàng này khác hàng sẽ suy nghĩ và tính toán rất kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định mua, ví dụ như xe hơi, nhà đất hoặc các chương trình giáo dục.

2. Khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu là yếu tố cần xem xét kỹ lưỡng, mỗi một nhóm khách hàng sẽ có đặc điểm, hành vi và nơi mua sắm sẽ khác nhau, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chiến lược phân phối sản phẩm, ví dụ nếu sản phẩm khăn giấy của bạn ngắm tới tệp khách hàng là người trung niên, kênh phân phối tại các chợ truyền thống hoặc các cửa hàng tạp hoá sẽ phù hợp. Nếu doanh nghiệp bán đồ nội thất cao cấp, bán hàng trực tuyến có thể là phương pháp khả thi, 5 cách thức bán hàng mà khách hàng hiện nay yêu thích bao gồm:

  • Bán hàng qua các trang thương mại điện tử
  • Bán hàng qua website
  • Đặt hàng qua email
  • Showroom hoặc các cửa hàng
  • Bán hàng tận nhà

3. Kho bãi và khả năng hậu cần

Khả năng hậu cần và chi phí vận hành kho bãi phục vụ lưu trữ hàng hoá và giao nhận là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới chiến lược phân phối sản phẩm, ví dụ để giảm giá thành sản phẩm bột giặt, doanh nghiệp cần tổ chức sản xuất với quy mô lớn, điều này đồng nghĩa với việc tồn kho sẽ nhiều, sản phẩm cần bán nhanh và nhiều hơn, phương pháp phân phối theo đại lý sẽ phù hợp.

Hai chiến lược phân phối sản phẩm 

Chiến lược phân phối sản phẩm

Chiến lược phân phối sản phẩm trực tiếp: là chiến lược sản xuất và phân phối sản phẩm không thông qua trung gian, doanh nghiệp trực tiếp chuyển giao và thu lợi nhuận từ người tiêu dùng cuối cùng.

Chiến lược phân phối sản phẩm gián tiếp: là chiến lược sử dụng các kênh phân phối trung gian như đại lý, nhà phân phối, nhà bán lẻ, gián tiếp đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng.

Kết

Bài viết này chia sẻ một góc nhìn tổng quát về những yếu tố có thể ảnh hưởng và chi phối chiến lược phân phối sản phẩm, Vũ kỳ vọng bạn đọc có thể hiểu và thiết kế một chiến lược phân phối sản phẩm hiệu quả nhằm loại bỏ những cách thức không quan trọng và tập trung vào những kênh phân phối hiệu quả.

Xin cảm ơn.

Những câu hỏi thường gặp về chiến lược phân phối sản phẩm

Chiến lược phân phối sản phẩm là gì?

Chiến lược phân phối sản phẩm là gì? 3 yếu tố ảnh hưởng khi xây dựng chiến lược phân phối sản phẩm.

Ba yếu tố ảnh hưởng tới chiến lược phân phối sản phẩm?

1. Loại sản phẩm

2. Khách hàng mục tiêu

3. Kho bãi và khả năng hậu cần


Hai chiến lược phân phối sản phẩm?

1. Chiến lược phân phối sản phẩm trực tiếp
2. Chiến lược phân phối sản phẩm gián tiếp

Tại sao cần xây dựng chiến lược phân phối?

Không có một chiến lược phân phối chi tiết và chuyên nghiệp sẽ dẫn đến lộn xộn, mơ hồ trong nội bộ khi đưa hàng hoá ra thị trường, kèm với đó là xung đột hệ thống đa kênh, mất đi rất nhiều chi phí cơ hội, khi đối tác tiềm năng kết nối nhưng không được đáp ứng bằng những chính sách và mô hình rõ ràng, những điều này làm giảm sút lợi thế, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Để hạn chế những rủi ro này, chiến lược phân phối giờ đây không còn là một lựa chọn, mà đã trở thành một bắt buộc phải có với mọi doanh nghiệp.

Ba phương pháp phân phối?

1. Phân phối phổ quát
2. Phân phối độc quyền
3. Phân phối chọn lọc