Giúp doanh nhân chuyển đổi tài sản thương hiệu trở thành quyền sở hữu kinh doanh nhượng quyền

Nhượng quyền thương hiệu là một chiến lược phát triển hỗn hợp bao gồm marketing, phân phối và kinh doanh. Trong đó, tổ chức sở hữu thương hiệu (bên nhượng quyền) cấp phép cho cá nhân hoặc doanh nghiệp (bên nhận quyền) quyền kinh doanh, dựa trên tài sản trí tuệ. Mục tiêu nhượng quyền thương hiệu là giúp phát triển nhận diện thương hiệu và gia tăng về tài chính giữa hai bên.

Theo Hiệp hội nhượng quyền quốc tế (International Franchising Association – IFA) ước tính có khoảng 120 ngành đang hoạt động trong lĩnh vực cấp phép nhượng quyền, mô hình này được dự báo sẽ ngày càng phát triển, IFA ước tính có hơn 26.000 địa điểm nhượng quyền sẽ được bổ sung vào trong năm 2021, giúp bù đắp khoảng trống của năm 2020. Nó cũng dự báo việc làm của nhượng quyền thương mại toàn cầu sẽ tăng hơn 10% lên gần 8,3 triệu người lao động. Trong đó có 800.000 việc làm mới, đa phần sẽ hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ, thực phẩm và dịch vụ.

Nền kinh tế Việt Nam đang chịu tác động nặng nề từ dịch Covid-19, có một nhận thức chung đã hình thành rằng dịch bệnh sẽ giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế. Chắc chắn một số ngành sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch, nhưng nhượng quyền thương mại lại là một hoạt động bị miễn nhiễm, không thu hẹp tệp khách hàng, đa phần những doanh nghiệp sử dụng chiến lược này đều tập trung vào dịch vụ bán lẻ, thực phẩm và “thiết yếu”. Trong một buổi hội thảo trực tuyến về chủ đề này, Vũ nhận thấy các nhà đầu tư vẫn rất lạc quan và hứng thú.

Dưới góc độ pháp lý, nhượng quyền thương mại là một loại giấy phép do tổ chức này cấp cho một cá nhân/ doanh nghiệp khác. Tuy nhiên về cốt lõi, nhượng quyền thương mại thực sự là mối quan hệ giữa con người với con người.

  • Nhu cầu về nhượng quyền thương hiệu xuất hiện, khi và chỉ khi bên nhượng quyền sở hữu tài sản thương hiệu đủ lớn, muốn và có khả năng mở rộng thương hiệu nhưng không có đủ khả năng tài chính.

 


 

Bộ tài liệu nhượng quyền bao gồm:

  • Cẩm nang thương hiệu
  • Hệ thống nhận diện thương hiệu
  • Chuẩn mực đạo đức thương hiệu
  • Bộ quy tắc ứng xử với nhà cung cấp/ đối tác
  • Bộ quy tắc ứng xử với khách hàng
  • Bộ quy tắc ứng xử với nhà đầu tư
  • Nguồn tài nguyên chính
  • Bộ chính sách
  • Xử lý khủng hoảng
  • Quy trình kiểm soát chất lượng (*)
  • Tuyển dụng và đào tạo nhân viên (*)
  • Quy trình thực hiện cung ứng sản phẩm/ dịch vụ (*)
  • Hỗ trợ trang thiết bị, vật dụng (*)
  • Thông số trang thiết bị phục vụ (*)

(*) Nội dung do khách hàng cung cấp, Vũ Digital biên tập