Trong thiết kế thương hiệu, màu sắc và cảm xúc có mối liên kết chặt chẽ. Màu sắc thiết kế thương hiệu của bạn đang khiến khách hàng cảm thấy thế nào?
- Làm thế nào để thiết kế thương hiệu của bạn đậm nét trong tâm trí khách hàng?
- Thiết kế nhận diện thương hiệu quán cà phê với sắc xanh trang nhã
- Bộ nhận diện thương hiệu cổ điển của Pasquinel Bistro
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu những tác động của màu sắc đến cảm xúc của người nhìn bạn nhé.
Mối liên kết giữa màu sắc và cảm xúc
Trong lý thuyết màu sắc thương hiệu, màu ấm có thể gợi lên những cảm xúc khác với màu lạnh và màu sáng có thể tạo cảm giác khác với màu nhạt. Màu sắc cũng có thể làm bạn thấy vui hay buồn, khó chịu hoặc thoải mái. Những cảm xúc này tích cực hay tiêu cực phụ thuộc vào cách hiệu ứng tâm lý của màu sắc đang được sử dụng trong bản thiết kế, hiệu ứng tâm lý và dấu ấn văn hóa.
Điều quan trọng là màu sắc có thể chỉ mang tính chủ quan. Bởi cùng một màu, nhưng trong khi nó khiến người này thấy vui, nó lại có thể đang làm cho người khác cảm thấy khó chịu. Vì ngoài phản ứng của não bộ, tác động của màu sắc còn bị chi phối bởi các kỹ niệm trong quá khứ hoặc sự khác biệt văn hóa của người xem.
Vì vậy, màu sắc không hoàn toàn mang ý nghĩa giống nhau trên toàn cầu và có thể mang sức hút khác nhau đối với từng quốc gia. Vì vậy, trước khi quyết định màu sắc của thiết kế logo hay thiết kế thương hiệu mình, bạn cần tính đến các hiệu ứng của chúng bất cứ khi nào bạn sử dụng màu sắc.
Ngôn ngữ của màu sắc trong thiết kế thương hiệu
Cách màu sắc ảnh hưởng đến cảm xúc của khách hàng trong thiết kế thương hiệu phụ thuộc phần lớn vào độ sáng, sắc độ, tông màu của một màu và cho dù đó là tông màu lạnh hay ấm.
Màu sắc ấm áp
Màu đỏ, cam và vàng đều là những màu ấm. Những gam màu ấm áp thường gợi lên cảm giác hạnh phúc, lạc quan và mang hướng tích cực. Tuy nhiên, trong vài trường hợp, vàng, đỏ và cam cũng có thể thu hút sự chú ý và báo hiệu nguy hiểm hoặc khiến bạn hành động, kích thích vị giác của con người.
Màu sắc mát mẻ
Màu sắc mát mẻ bao gồm xanh lá cây, xanh dương và màu tím. Những gam màu này thường có khả năng làm dịu và nhẹ tâm trạng, đôi khi tạo nên nỗi buồn. Trong đó, màu tím là sự pha trộn giữa màu xanh và đỏ, nó thường được sử dụng để giúp châm ngòi cho sự sáng tạo.
Màu sắc hạnh phúc
Màu sắc hạnh phúc là những màu sáng, ấm áp như vàng, cam, hồng, đỏ, hoặc các màu pastel như hồng đào, hồng nhạt hoặc màu hoa cà. Nhìn màu càng sáng và nhạt bạn sẽ càng cảm thấy hạnh phúc và lạc quan.
Màu sắc buồn
Màu sắc buồn thường là những màu tối và màu lặng, đen hay xám chẳng hạn. Tuy nhiên, những màu lạnh và tối như màu xanh lam, xanh lá cây hoặc màu trung tính như nâu hoặc màu be có thể có tác động tương tự đến cảm xúc và tâm trạng tùy thuộc vào cách chúng được sử dụng. Riêng với màu đen và trắng, ở nền văn hóa phương Tây, màu đen được coi là màu của tang tóc, trong khi một số nước Đông Á lại dùng màu trắng để nhấn mạnh sự tinh khiết và tái sinh.
Màu sắc tĩnh lặng
Các màu pastel hay những màu đặc biệt mát mẻ như xanh baby, lilac và bạc hà có tác dụng làm dịu và thư giãn đầu óc. Gam màu trung tính như trắng, be và xám cũng có thể khiến bạn cảm thấy bình tĩnh. Nếu muốn tạo ra sự tĩnh lặng cho bản thiết kế thương hiệu, tốt nhất bạn hãy kết hợp thật ít màu sắc thôi nhé.
Màu sắc năng lượng
Màu mạnh mẽ, tươi sáng và màu neon có thể tác động mạnh mẽ đến cảm xúc. Chẳng hạn đỏ tươi, vàng sáng và xanh neon có thể tạo cảm giác tràn đầy sức sống và khiến bạn cảm thấy tỉnh táo hơn. Các sắc tố cao như xanh hoàng gia, xanh ngọc, đỏ tươi và xanh ngọc lục bảo cũng có thể có tác dụng kích thích và làm cho bạn cảm thấy sảng khoái và tràn đầy năng lượng. Tuy nhiên khi dùng những màu này với cường độ nhiều và quá nổi bật so với môi trường thì có khả năng sẽ gây khó chịu cho người nhìn đấy.