Mô hình 5C là một phương pháp giúp nghiên cứu và phân tích các nội dung nhằm hỗ trợ hoạch định chiến lược. Mô hình 5C cũng rất hữu ích trong việc hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng chiến lược marketing và chiến lược kinh doanh.
Mô hình 5C gồm 5 thành tố, gồm [Company (Công ty), Customers (Khách hàng), Competitors (Đối thủ cạnh tranh), Collaborators (Đối tác), Climate(Môi trường kinh doanh)].
Quá trình xây dựng, nghiên cứu và phân tích các thành tố trong mô hình 5C giúp doanh nghiệp xác định được các trở ngại phải đối mặt khi triển khai kế hoạch marketing, kế hoạch kinh doanh.
Ai là người tạo ra mô hình 5C?

Giáo sư Kenichi Ohmae, nguồn: danielelrizzo
Mô hình 5C là một phiên bản phát triển của mô hình 3C, được xây dựng và chia sẻ bởi Giáo sư Kenichi Ohmae, một nhà lý thuyết tổ chức, tư vấn người Nhật Bản.
5 thành tố trong mô hình 5C
Trả lời những câu hỏi sau đây giúp bạn hiện thực hoá bức tranh toàn cảnh về doanh nghiệp.
1. [Company (Công ty):
- Những mục tiêu mà doanh nghiệp kỳ vọng?
- Phong cách, hình ảnh doanh nghiệp mong muốn khi xuất hiện trên thị trường?
- Văn hoá thương hiệu là gì?
- Bản sắc thương hiệu là gì?
2. Customers (Khách hàng):
- Khách hàng là ai?
- Chân dung khách hàng?
- Quy mô thị trường?
- Sự tăng trưởng của ngành?
- Những yếu tố thúc đẩy hành vi mua hàng?
- Xu hướng thị trường?
3. Competitors (Đối thủ cạnh tranh):
- Đối thủ cạnh tranh trực tiếp, gián tiếp?
- Sản phẩm của họ là gì?
- Thị phần của họ như thế nào?
- Định vị của họ trên thị trường là gì?
- Điểm mạnh và điểm điểm của họ là gì? Chiến lược của họ là gì?
4. Collaborators (Đối tác):
- Nguồn cung ứng nguyên vật liệu của doanh nghiệp?
- Chiến lược phân phối là gì?
- Nhà phân phối, nhà bán lẻ, đối tác là những ai?
- Họ có thể tham gia và hỗ trợ bạn như thế nào?
- Làm thế nào để đạt được sự hài hoà của những đối tác?
- Chính sách hợp tác và phân phối?
5. Climate(Môi trường kinh doanh):
- Những chính sách, quy định của chính phủ có ảnh hưởng như thế nào với thị trường mục tiêu?
- Những yếu tố kinh tế nào đang ảnh hưởng (lạm phát, lãi suất, khí hậu, dịch bệnh…) công nghệ nào trong tương lai sẽ ảnh hưởng?
Ví dụ về mô hình 5C

CEO Apple Tim Cook , nguồn ảnh: Apple
Dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về mô hình 5C của Apple.
1. Company – Công ty Apple
Khi tập trung vào phân tích công ty, chúng ta cần nghiên cứu và tìm thấy các nội dung liên quan đến việc tạo ra sản phẩm của Apple, ba yếu tố tạo ra lợi thế cạnh tranh của Apple, gồm công nghệ, văn hoá và tầm nhìn.
Điều quan trọng tiếp theo là xây dựng điểm mạnh và điểm yếu của Apple. Các sản phẩm chính của Apple là imac, iPad, iPhone, Watch, TV và Music, đây là những sản phẩm giúp Apple trở thành công ty lớn nhất trong lịch sử.
2. Customers – Khách hàng của Apple
Chân dung khách hàng của Apple:
- Những người chú trọng phong cách sống và thẩm mỹ
- Những người cần một chiếc máy tính hiệu suất cao để làm việc
- Những người yêu thích sự khám phá, mới lạ
- Những người yêu thích xu hướng
Apple có khoảng 1 tỷ khách hàng và hơn 1,4 tỷ thiết bị đang hoạt động trên toàn cầu. Điều này thể hiện thị trường rất lớn của công ty. Đa phần khách hàng của Apple là khách hàng trung thành, nhiều khách hàng trung thành đến nỗi, bất kỳ sản phẩm mới nào của Apple, họ sẽ mua mà không quan tâm đến giá bán. Theo cuộc khảo sát vào năm 2019 của Kunst, 50% khách hàng tại Mỹ hài lòng với dịch vụ khách hàng của Apple, 38% hài lòng và chỉ có 3% không hài lòng.
3. Competitors (Đối thủ cạnh tranh)
Những đối thủ cạnh tranh chính trên thị trường của Apple là Samsung và Xiaomi. Các đối thủ cạnh tranh trên thị trường máy tính là Lenovo, HP Inc, Dell, Acer và Asus.
4. Collaborators (Đối tác)
Danh sách đối tác của Apple rất lớn và đến từ nhiều quốc gia khác nhau. Những nhà cung cấp đáng chú ý là Broadcom Inc., Skywork Solutions Inc., Qorvo ở Hoa Kỳ; NXP Semiconductors ở Hà Lan; Foxconn ở Đài Loan; Goertek và Luxshare ở Trung Quốc; và Murata ở Nhật Bản. Apple đã xây dựng một chiến lược phân phối tốt nhất thế giới.
Khung chiến lược phân phối của Apple bao gồm:
– Chiến lược phân phối của Apple tại cửa hàng
– Chiến lược phân phối của Apple qua nhiều kênh gián tiếp
– Chiến lược phân phối của Apple qua đơn vị uỷ quyền
– Chiến lược phân phối của Apple qua đơn vị uỷ quyền cấp cao
– Chiến lược phân phối của Apple qua website và công ty viễn thông
5. Climate (Môi trường kinh doanh)
Mặc dù là một thương hiệu số 1 thế giới, nhưng Apple cũng như nhiều doanh nghiệp khác, đều chịu sự tác động của những yếu tố vĩ mô từ chính sách, chiến lược kinh doanh của các quốc gia. Ví dụ, cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của Apple tại Trung Quốc. Khủng hoảng kinh tế cũng sẽ ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu dùng. Ngược lại, sự ổn định và phát triển của nền kinh tế của các quốc gia có thể sẽ giúp Apple gia tăng doanh số.
Kết
Mô hình 5C là một mô hình giúp doanh nghiệp xác định được các thành tố quan trọng, những thành tố này sẽ thông báo về những trở ngại, giúp định hướng chiến lược marketing và chiến lược kinh doanh. Khi doanh nghiệp đã xác định được trở ngại, đây chính là các vấn đề mà doanh nghiệp cần lường trước và đưa ra giải pháp.
Xin chúc bạn thành công,
Những câu hỏi thường gặp về mô hình 5C
Mô hình 5C là gì?
Mô hình 5C là một phương pháp giúp nghiên cứu và phân tích các nội dung nhằm hỗ trợ hoạch định chiến lược marketing. Mô hình 5C cũng rất hữu ích trong việc hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả.
Mô hình 5C gồm những gì?
Mô hình 5C gồm 5 thành tố, gồm [Company (Công ty), Customers (Khách hàng), Competitors (Đối thủ cạnh tranh), Collaborators (Đối tác), Climate(Môi trường kinh doanh)].
Company trong mô hình 5C là gì?
Những mục tiêu mà doanh nghiệp kỳ vọng? Phong cách, hình ảnh doanh nghiệp mong muốn, khi xuất hiện trên thị trường? Văn hoá thương hiệu là gì? Tính cách thương hiệu là gì?
Khi nào cần xây dựng mô hình 5C?
Khi cần nghiên cứu về doanh nghiệp với mục tiêu xây dựng chiến lược marketing, chiến lược kinh doanh.
Tại sao phải xây dựng mô hình 5C?
Mô hình 5C là một mô hình giúp doanh nghiệp xác định được các thành tố quan trọng, những thành tố này sẽ thông báo về những trở ngại, giúp định hướng chiến lược marketing và chiến lược kinh doanh. Khi doanh nghiệp đã xác định được trở ngại, đây chính là các vấn đề mà doanh nghiệp cần lường trước và đưa ra giải pháp.