Mô hình PEST là một phương pháp giúp doanh nghiệp mô tả chi tiết về mô trường kinh doanh, kết quả khi thực hiện mô hình PEST sẽ giúp doanh nghiệp định hướng hiệu quả chiến lược marketingchiến lược kinh doanh.

Mô hình PEST còn có các tên gọi khác là PESTLE, PESTEL, PESTLIED, STEEPLE, SLEPT và LONGPESTLE.

Mô hình PEST

Mô hình PEST là một công cụ đơn giản và được sử dụng rộng rãi trong giới marketing, kinh doanh, giúp mọi cá nhân dễ dàng xác định được những thay đổi về Chính trị, Kinh tế, Văn hoá xã hội và Công nghệ ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh mà doanh nghiệp sẽ tham gia. Mô hình PEST giúp chúng ta hiểu được những vấn đề mang tính vĩ mô qua đó giúp phát hiện những cơ hội và nhìn thấy trước vấn đề, rủi ro có thể xảy ra.

Mô hình PEST thường được liên kết với mô hình SWOT, tuy nhiên hai mô hình này có những trọng tâm khác nhau.

Mô hình PEST giúp xác định những vấn đề vĩ mô có thể ảnh hưởng đến chiến lược marketing, chiến lược kinh doanh. mô hình SWOT đặt trọng tâm vào thương hiệu và sản phẩm. Hai công cụ này nên được sử dụng cùng nhau và bổ trợ cho nhau.

Ai tạo ra mô hình PEST

Mô hình PEST

Giáo sư Francis Aguila, (19 tháng 8 năm 1932 – 17 tháng 2 năm 2013), nguồn ảnh: wiki

Mô hình PEST được giáo sư Francis Aguilar, trường đại học Harvard tạo ra. Ông đưa ra thuật ngữ này trong cuốn sách “Scanning the Business Environment”, xuất bản năm 1967. 

5 Lợi ích khi sử dụng mô hình PEST

  • Giúp xác định cơ hội trong kinh doanh
  • Thông báo những trở ngại và những mối đe dọa tiềm tàng
  • Giúp định hướng mọi kế hoạch
  • Giúp phát hiệu nguy cơ và rủi ro thất bại ngoài tầm kiểm soát
  • Thể hiện những ảnh hưởng khách quan từ văn hoá, chính sách của mỗi quốc gia

4 thành tố trong mô hình PEST

Dưới đây là một số câu hỏi giúp bạn hiểu và xây dựng mô hình PETS:

Political (Chính trị): Hệ thống luật và cơ quan quản lý người tiêu dùng là gì? Tác động của các quy định và hiệp ước thương mại? Các quy định về thuế? Mức độ tăng trưởng của thị trường trong nước và quốc tế? Tình hình chính trị của các quốc gia mà doanh nghiệp kỳ vọng ký kết hợp đồng hợp tác?

Economic (Kinh tế): tỷ lệ lãi suất ngân hàng? tỷ lệ lạm phát? thuế và tỷ giá hối đoái ảnh hưởng như thế nào đến khách hàng và lợi nhuận? Tác động của thị trường chứng khoán đối với thị trường mục tiêu của bạn là gì? Sự tăng giảm sản lượng hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế?

Social (Xã hội): lối sống và hành vi nào sẽ ảnh hưởng đến thói quen mua hàng của người tiêu dùng? nhân khẩu học của khách hàng là gì? (độ tuổi, giới tính, học vấn…), chúng có thay đổi hay không? thay đổi như thế nào?

Technological(Công nghệ): bằng sáng chế, những kỹ thuật mới nào sẽ có thể ảnh hưởng tới doanh nghiệp? xu hướng công nghệ nào có thể áp dụng để gia tăng sản xuất và tối ưu chi phí? nền tảng công nghệ nào có thể trợ giúp hay ảnh hưởng đến quyết định mua hàng và quảng bá thương hiệu?

Kết

Mô hình PEST giúp bạn hiểu được những thay đổi về Chính trị, Kinh tế, Xã hội và Công nghệ sẽ ảnh hưởng môi trường kinh doanh như thế nào. Sử dụng mô hình PEST để đưa ra dự báo và kế hoạch chuẩn bị trước cho những tình huống bất lợi có thể xảy đến nhằm giảm thiểu rủi ro và tận dụng các cơ hội.

Xin cảm ơn.

Những câu hỏi thường gặp về mô hình PEST

Mô hình PEST là gì?

Mô hình PEST là một phương pháp giúp doanh nghiệp mô tả chi tiết về mô trường kinh doanh, kết quả khi thực hiện mô hình PEST sẽ giúp doanh nghiệp định hướng hiệu quả chiến lược marketing và chiến lược kinh doanh.

Những tên gọi của mô hình PEST?

Mô hình PEST còn có các tên gọi khác là PESTLE, PESTEL, PESTLIED, STEEPLE, SLEPT và LONGPESTLE.

Ai là người tạo ra mô hình PEST?

Mô hình PEST được giáo sư Francis Aguilar, trường đại học Harvard tạo ra. Ông đưa ra thuật ngữ này trong cuốn sách "Scanning the Business Environment", xuất bản năm 1967. 

4 thành cố của mô hình PEST là gì?

Political (Chính trị) - Economic (Kinh tế) - Social (Xã hội) - Technological(Công nghệ)

5 Lợi ích khi sử dụng mô hình PEST?

- Giúp xác định cơ hội trong kinh doanh

- Thông báo những trở ngại và những mối đe dọa tiềm tàng

- Giúp định hướng mọi kế hoạch

- Giúp phát hiệu nguy cơ và rủi ro thất bại ngoài tầm kiểm soát

- Thể hiện những ảnh hưởng khách quan từ văn hoá, chính sách của mỗi quốc gia