Phân phối trực tiếp là một phương pháp cung ứng hàng hoá trực tiếp từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng mà không thông qua bất kỳ trung gian nào khác. Phương pháp này phù hợp với nhà sản xuất có mạng lưới vận chuyển và hậu cần của riêng mình.

Phân phối trực tiếp

Nguồn ảnh: www.shutterstock

Phân phối trực tiếp có nghĩa là gì

Mặc dù hầu hết các chiến lược phân phối đều có sự tham gia của nhà bán buôn và nhà phân phối, nhưng một số doanh nghiệp lại yêu thích tự phân phối trực tiếp hơn. Khi các doanh nghiệp lựa chọn phương pháp phân phối này thì doanh nghiệp sẽ cần một đội ngũ nhân sự lớn và một quy trình quản lý phức tạp. Doanh nghiệp cần có khả năng giải quyết các đơn đặt hàng, phản hồi, hậu mãi… từ khách hàng.

Phân phối trực tiếp cũng yêu cầu nhà sản xuất phải thiết kế hậu cần cùng khả năng giao hàng với chi phí vận hành thấp nhất để giảm chi phí và duy trì lợi nhuận từ hoạt động bán hàng.

Phân phối trực tiếp giúp doanh nghiệp tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng cuối cùng, điều này giúp doanh nghiệp nhận được phản hồi thường xuyên và chính xác, qua đó giúp doanh nghiệp thấu hiểu, hỗ trợ khách hàng và dịch vụ thường xuyên được cải tiến nhằm thoả mãn khách hàng, điều này cũng giúp các doanh nghiệp sử dụng phương pháp phân phối trực tiếp nhận biết những cơ hội từ nhu cầu khách hàng cuối cùng một cách nhanh nhất.

Ngày nay phương pháp phân phối trực tiếp thường được sử dụng tại hình thức bán hàng online vì nền tảng online giúp doanh nghiệp phổ biến sản phẩm nhanh và rộng toàn cầu mà không tốn quá nhiều chi phí vận hành hoặc xây dựng một đội ngũ phân phối trực tiếp bằng con người.

Những cách thức phân phối trực tiếp

Phân phối trực tiếp

Nguồn ảnh: Vũ Digital

  1. Showroom: thuê mặt bằng, xây dựng một showroom quảng bá và bán hàng
  2. Website: thiết kế và lập trình một website thương mại điện tử
  3. Application: Thiết kế và vận hành một ứng dụng bán hàng online
  4. Catalogue: thiết kế và in ấn catalogue chứa nội dung và giá bán
  5. Điện thoại: kết nối với khách hàng tiềm năng qua điện thoại và bán hàng
  6. Email: sử dụng thư điện tử gửi thông tin bán hàng tới khách hàng tiềm năng.
  7. Event: sử dụng hội thảo, sự kiện để giới thiệu và bán hàng.

Ưu điểm của phân phối trực tiếp

Phân phối trực tiếp

Nguồn ảnh: www.shutterstock

Nhận phản hồi trực tiếp: lợi thế lớn nhất của phân phối trực tiếp là khả năng tiếp cận và nhận phản hồi trực tiếp từ khách hàng của doanh nghiệp. Những cách thức nhận phản hồi trực tiếp là khảo sát tại cửa hàng hoặc khảo sát trực tuyến, yêu cầu khách hàng đánh giá trải nghiệm của họ với thương hiệu, điều này giúp doanh nghiệp cải thiện tốt trải nghiệm khách hàng và tăng khả năng mua hàng lặp lại.

Kiểm soát chất lượng: phân phối trực tiếp giúp doanh nghiệp có thể kiểm soát toàn bộ quá trình từ sản xuất tới tay người tiêu dùng cuối cùng, điều này giúp doanh nghiệp phát hiện và điều chỉnh những mắt xích lỗi hoặc không hiệu quả.

Kết nối với khách hàng: các doanh nghiệp áp dụng phương pháp phân phối trực tiếp có thể kết nối với khách hàng ở mức độ rất sâu, sâu hơn rất nhiều so với phương pháp phân phối gián tiếp. Doanh nghiệp sử dụng phương pháp phân phối trực tiếp có những kênh liên lạc và phản hồi riêng để kết nối, hỗ trợ và nhận phản hồi từ khách hàng, điều này giúp họ có một lượng thông tin lớn giúp củng cố hoặc hỗ trợ các hoạch định trong tương lai. Kết nối với khách hàng cũng giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về sức khoẻ thương hiệu, thị trường và đối thủ. Đôi khi doanh nghiệp cũng nhận được những ý tưởng rất hiệu quả mà khách hàng phản hồi.

Phân phối trực tiếp

Nguồn ảnh: www.shutterstock

Tốc độ giao hàng nhanh: với quyền kiểm soát và điều chỉnh không giới hạn tại tất cả các mắt xích, bao gồm cả giao hàng, doanh nghiệp sử dụng phương pháp phân phối trực tiếp thường tối ưu hoá hiệu suất bằng việc giảm thiểu tối đa thời gian trễ trong hệ thống, điều này thường dẫn tới kết quả là thời gian giao hàng nhanh hơn đối thủ. Đây cũng là một rào cản gia nhập ngành rất lớn cho các đối thủ.

Chiến lược giá tốt hơn: việc loại bỏ hoặc không sử dụng các kênh gián tiếp giúp các doanh nghiệp sử dụng phương pháp phân phối trực tiếp có một chiến lược giá thường là tốt hơn so với các đối thủ trong ngành khi doanh nghiệp kiểm soát và tính toán được hầu hết các chi phí vận hành của chiến lược phân phối.

>> Xem thêm: Chiến lược giá là gì? Hướng dẫn tạo chiến lược giá hiệu quả với quy trình 5 giai đoạn

Dễ dàng phân phối sản phẩm khác: phương pháp phân phối trực tiếp khi được triển khai hiệu quả sẽ giúp công ty dễ dàng phát triển và triển khai những sản phẩm mới hoặc sản phẩm của đối tác ra thị trường với việc tận dụng hệ thống cùng con người sẵn có.

Kết

Yếu tố quan trọng cần lưu ý, trước khi quyết định lựa chọn chiến thuật phân phối trực tiếp là ngân sách đầu tư lớn, cần được hoạch định rõ ràng trong chiến lược kinh doanh. Doanh nghiệp sẽ cần đầu tư xây dựng, thuê hệ thống kho bãi, tuyển dụng đội ngũ vận chuyển, đội ngũ bán hàng, chăm sóc khách hàng. Phương pháp này này giúp doanh nghiệp kiểm soát rất tốt hình ảnh thương hiệu và dễ dàng xây dựng được cộng đồng khách hàng trung thành.

Doanh nghiệp cần tư vấn về chiến lược phân phối liên hệ với Vũ qua Hotline: 0366.366.999, chúng tôi sẵn sàng lắng nghe và tư vấn một chiến lược phân phối chuẩn quốc tế.

 

Những câu hỏi thường gặp

Phân phối trực tiếp là gì?

Phân phối trực tiếp là một phương pháp cung ứng hàng hoá trực tiếp từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng mà không thông qua bất kỳ trung gian nào khác. Phương pháp này phù hợp với nhà sản xuất có mạng lưới vận chuyển và hậu cần của riêng mình.

Những cách thức phân phối trực tiếp?

Showroom: thuê mặt bằng, xây dựng một showroom quảng bá và bán hàng

Website: thiết kế và lập trình một website thương mại điện tử

Application: Thiết kế và vận hành một ứng dụng bán hàng online

Catalogue: thiết kế và in ấn catalogue chứa nội dung và giá bán

Điện thoại: kết nối với khách hàng tiềm năng qua điện thoại và bán hàng

Email: sử dụng thư điện tử gửi thông tin bán hàng tới khách hàng tiềm năng.

Event: sử dụng hội thảo, sự kiện để giới thiệu và bán hàng.

Chiến lược phân phối là gì?

Chiến lược phân phối là một bộ tài liệu, nhằm triển khai và định hướng quá trình cung ứng hàng hoá ra thị trường, bao gồm mô hình kênh phân phối, hướng dẫn, quy định và chính sách. Mục tiêu của chiến lược phân phối là phổ biến sản phẩm, từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng.

Phân phối độc quyền là gì?

Phân phối độc quyền là một phương pháp phân phối nằm trong chiến lược phân phối, phương pháp này phổ biến sản phẩm hoặc dịch vụ mà nhà sản xuất hoặc cung cấp chỉ uỷ quyền cho một nhà phân phối trong một khu vực được nhất định. Nhà phân phối trở thành người đơn vị bán hàng được ủy quyền duy nhất.

Ưu điểm của phân phối trực tiếp?

- Nhận phản hồi trực tiếp
- Kiểm soát chất lượng
- Kết nối với khách hàng
- Tốc độ giao hàng nhanh
- Chiến lược giá tốt hơn
- Dễ dàng phân phối sản phẩm khác