Khi đã đạt vị trí nhất định trong tiềm thức khách hàng thì câu hỏi tiếp theo các doanh nghiệp phải đối mặt đó là làm sao để họ luôn cảm thấy mới mẻ với thương hiệu? Sự thay đổi chóng mặt trên thị trường luôn đòi hỏi thương hiệu phải biết cách đổi mới nếu muốn giữ chân khách hàng. Đó là câu chuyện để tái thiết kế thương hiệu (Rebranding) bắt đầu.

>> Xem thêm: Chiến lược thương hiệu là gì? Làm thế nào để thực hiện một chiến lược phù hợp?

 sẽ cho bạn những ví dụ cụ thể từ các “ông lớn” để doanh nghiệp nhận thấy tầm quan trọng của việc tái thiết kế thương hiệu (Rebranding)

Khi nào cần tái thiết kế thương hiệu (Rebranding)

Ngay trước khi bước ra thị trường, doanh nghiệp đã phải sở hữu bộ thiết kế thương hiệu mang dấu ấn riêng. Hệ thống nhận diện thương hiệu đảm bảo tính đồng bộ, lâu bền và thể hiện rõ nét bản sắc thương hiệu. Đó là bộ mặt của thương hiệu, thu hút sự chú ý của khách hàng và tác động đến quyết định “mua” hàng của họ.

Khi nào cần tái thiết kế thương hiệu (Rebranding)?

Nhưng tới thời điểm khách hàng cảm thấy quen thuộc tới mức nhàm chán, đồng thời trên thị trường xuất hiện nhiều nhãn hàng mới, vô tình thiết kế thương hiệu của bạn bị đào thải, vậy giải pháp nào dành cho doanh nghiệp? Đó là lúc bạn cần tái thiết kế thương hiệu.

Nguyên tắc cần lưu ý trước khi tái thiết kế thương hiệu (Rebranding)

Sự thay đổi luôn mang đến những cơ hội. Nhưng không phải lúc nào thay đổi cũng đem lại kết quả tốt đẹp. Trước khi tiến hành tái thiết kế thương hiệu, chắc chắn rằng bạn đã có lời giải đáp cho:

Doanh nghiệp bắt buộc thay đổi điều gì? Yếu tố nào cần giữ lại để duy trì bản sắc thương hiệu? Làm thế nào để thiết kế vừa gần gũi vừa mới lạ? Tái thiết kế sẽ là một cuộc cách mạng hay một cuộc cải tiến với thương hiệu của bạn?

Nguyên tắc cần lưu ý trước khi tái thiết kế thương hiệu (Rebranding)?

Đây là bước ngoặt lớn cho sự phát triển của thương hiệu và nâng cao vị thế thương hiệu trên thị trường nên hãy xác định rằng bạn bắt tay vào thực hiện một cách nghiêm túc chứ không phải vì theo xu hướng.

Case study cho tái thiết kế thương hiệu (Rebranding) thông qua thay đổi Brandmark

Với bài viết này, Vũ Agency sẽ đem đến cho bạn thấy dấu hiệu tích cực tái thiết kế thương hiệu từ việc thay đổi logo của bốn nhãn hiệu lớn: Google, Unilever, Airbnb và Instagram.

>> Có thể bạn quan tâm: Tư vấn thương hiệu, quy trình và giải pháp chuyên nghiệp từ Vũ Agency

Có thể thấy, so với phiên bản từ năm 2010 – 2015, logo Google đã cải tiến hiện đại hơn với font chữ Product Sans bo tròn, độ tương phản màu chữ cũng rõ ràng hơn.

Case study cho tái thiết kế thương hiệu (Rebranding) thông qua thay đổi Brandmark

“Chúng tôi rất hứng thú khi chia sẻ về hệ thống nhận diện thương hiệu mới với mục đích giúp Google trở nên dễ dàng tiếp cận và hữu ích với người tiêu dùng. Họ sẽ cảm thấy như đang ôm trọn thế giới mở rộng trên đa phương tiện và kích thước màn hình.” – Jonathan Jarvis, Creative Lead Google.

Vẫn giữ màu sắc cơ bản, thay đổi vài chi tiết phông chữ một cách tinh tế, logo hiện tại của Google đã đem đến cảm giác mới mẻ, trẻ trung hơn và bắt kịp xu thế của người tiêu dùng trên Internet.

“Bộ nhận diện thương hiệu mới của Unilever thể hiện ý tưởng cốt lõi của thương hiệu gắn kết với sứ mệnh “Thổi sức sống vào cuộc sống” – Trích Wolff Olins.

Giữ vững hình chữ U truyền thống và màu xanh dương quen thuộc, nhưng Unilever đã khéo léo cải tiến logo của mình khi thêm vô số hình ảnh biểu tượng liên quan tới sản phẩm như: mặt trời, hoa, chim, ong, tóc, quần áo…

tái thiết kế thương hiệu từ việc thay đổi logo

So sánh với phiên bản cũ, chữ U đại diện cho Unilever trở nên mềm mại, khác biệt và hút mắt hơn với các chi tiết biểu tượng đặc trưng như vậy. Từ logo này, người tiêu dùng dễ dàng nhận diện được các sản phẩm Unilever đang cung cấp và sứ mệnh của thương hiệu.

>> Xem ngay: Quy trình thiết kế logo: Hướng dẫn phát triển logo chuyên nghiệp

“Chúng tôi tự hào giới thiệu ký hiệu Bélo: nó là biểu tượng cho những người sẵn lòng đón tiếp những trải nghiệm mới, nền văn hóa mới và cuộc trò chuyện mới vào căn nhà của mình” – trích Brian Chesky, Co-founder Airbnb.

tái thiết kế thương hiệu từ việc thay đổi logo

Từ hình ảnh logo cũ với tông màu xanh dương và font chữ bo tròn, Airbnb đã biến tấu logo mới mang thông điệp rõ ràng đến khách hàng.

Hình ảnh chữ A cách điệu biểu tượng cho Airbnb là sự kết hợp tài tình giữa hình ảnh con người, ký hiệu định vị trên bản đồ và hình trái tim. Chỉ với biểu tượng đó, Airbnb đã giải thích rõ ràng vai trò và sứ mệnh thương hiệu của mình.

Và một cuộc “lột xác” trong tái thiết kế thương hiệu phải kể đến chính là Instagram – mạng xã hội chuyên đăng tải hình ảnh.

Giữ lại hình chiếc máy ảnh nhưng Instagram đã thay đổi màu sắc logo thành màu cầu vồng nổi bật hơn.

Giữ lại hình chiếc máy ảnh nhưng Instagram đã thay đổi màu sắc logo thành màu cầu vồng nổi bật hơn. Không chỉ thu hút hơn màu nâu so với logo trước đây mà thông hình ảnh đó, Instagram muốn truyền tải đến người tiêu dùng góc nhìn tươi sáng, tích cực và mới mẻ hơn mỗi ngày khi họ truy cập vào ứng dụng.

Đơn giản nhưng vẫn tạo được dấu ấn – đó chính là những gì khách hàng cảm nhận được từ “lớp áo mới” của Instagram

Kết

Chung quy lại, tái thiết kế thương hiệu luôn là vấn đề lớn khi các doanh nghiệp muốn đặt một vị trí cao hơn trên thị trường. Sự thay đổi có đem đến dấu hiệu tích cực hay sẽ là “làn sóng” phản đối từ cộng đồng người tiêu dùng khiến các doanh nghiệp cẩn trọng hơn trong bước đi này.

Nếu bạn đang tìm kiếm hướng giải quyết hoàn hảo nhất cho tái thiết kế thương hiệu của mình, đừng ngần ngại liên hệ Vũ: 0366.366.999, chúng tôi rất sẵn lòng giải đáp và cùng bạn thiết kế thương hiệu đúng như mong đợi.

Những câu hỏi thường gặp

Khi nào cần tái thiết kế thương hiệu?

Thời điểm khách hàng cảm thấy quen thuộc tới mức nhàm chán, đồng thời trên thị trường xuất hiện nhiều nhãn hàng mới, vô tình thiết kế thương hiệu của bạn bị đào thải, vậy giải pháp nào dành cho doanh nghiệp? Đó là lúc bạn cần tái thiết kế thương hiệu.

Bộ nhận diện thương hiệu là gì?

Bộ nhận diện thương hiệu là các yếu tố hữu hình, nó đại diện cho thương hiệu một cách trực quan, truyền tải thông tin, bản sắc thương hiệu tới mọi người trải nghiệm.

Nâng cấp thương hiệu là gì?

Hiểu đơn giản hơn, nâng cấp thương hiệu là hoạt động khẳng định vị trí của thương hiệu có tính chất làm mới nhận diện thương hiệu nhưng không thay đổi chiến lược, định vị của thương hiệu.

Tái định vị thương hiệu là gì?

Là sự thay đổi hoàn toàn những định hướng và giá trị cũ, tạo dựng cho thương hiệu với nền tảng là một chiến lược thương hiệu hoặc tầm nhìn thương hiệu mới hoặc thay đổi mô hình kinh doanh.

Chiến lược thương hiệu là gì?

Chiến lược thương hiệu là nhóm giải pháp, hướng dẫn và kế hoạch với mục tiêu khẳng định vị thế độc tôn của thương hiệu trong tâm trí khách hàng, mà vẫn không xa vời so với nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp.