Logo âm bản là một kỹ thuật thiết kế logo tận dụng khoảng trống trong logo để tạo nên những tín hiệu có ý nghĩa. 

Thiết kế logo âm bản là kỹ thuật thiết kế yêu cầu nhà thiết kế đồ hoạ có tầm nhìn bao quát và sự kết hợp khéo léo trong không gian âm. Thường thì các điểm nhấn trong logo âm bản rất đơn giản, nhưng chính vì sự đơn giản đó lại đem đến bất ngờ khi chúng ta nhận ra chúng.

hiết kế logo WWF và Fedex là hai thiết kế nổi tiếng nhất về logo âm bản

Thiết kế logo WWF và Fedex là hai thiết kế nổi tiếng nhất về logo âm bản

Tâm lý học trong thiết kế logo âm bản

Nhà tâm lý học Max Wertheimer, nguồn ảnh: famouspsychologists.org

Nhà tâm lý học Max Wertheimer, nguồn ảnh: famouspsychologists.org

Vào năm 1910, nhà tâm lý học người Đức Max Wertheimer đã đưa ra lý thuyết tâm lý học Gestalt, cho rằng khi một người quan sát một vật thể, chúng ta có xu hướng nhận ra tổng thể trước khi phân tách thành các thành phần nhỏ.

Cụ thể, Wertheimer đã thực hiện một thí nghiệm với một cặp thanh ánh sáng xen kẽ. Khi các thanh sáng này nhấp nháy liên tục, người quan sát sẽ có cảm giác như các thanh sáng đang chuyển động.

Điều này cho thấy rằng, ngay cả khi các thành phần của một vật thể được tách rời khỏi nhau, chúng ta vẫn có thể nhận ra tổng thể của vật thể đó.

“Ảo ảnh quang học dalmatian” một ví dụ nổi tiếng về không gian âm mà bạn có thể đã bắt gặp.

“Ảo ảnh quang học Dalmatian” một ví dụ nổi tiếng về không gian âm mà bạn có thể đã bắt gặp.

Hình minh họa ảo ảnh quang học Dalmatian là một ví dụ điển hình cho hiện tượng nhận thức sai lệch. Khi bạn nhìn vào bức tranh, bạn sẽ thấy một loạt các chấm đen xen kẽ nhau. Tuy nhiên, nếu bạn nhìn lâu hơn một chút, bạn sẽ bắt đầu nhận ra hình dáng của một chú chó Dalmatian.

Đây là nghiên cứu mà Vũ muốn giới thiệu để giải thích cho nguyên lý thị giác trong thiết kế logo âm bản.

Khi nhìn vào một logo chúng ta sẽ nhìn thấy tổng thể trước tiên, sau đó mới chú ý tới các thành phần, chi tiết.

Sai lầm khi sử dụng thuật ngữ logo âm bản

Sai lầm khi sử dụng thuật ngữ logo âm bản thường thấy. (ảnh: vudigital.co)

Sai lầm khi sử dụng thuật ngữ logo âm bản thường thấy. (ảnh: vudigital.co)

Xin hãy lưu ý rằng, không có phương án logo âm bản – dương bản như một số nguồn đang sử dụng nhằm giải thích cho các phương án logo trên nền màu.

Đây là các phiên bản màu của logo, ở đây gồm logo trên nền trắng và logo trên nền đen. Không sử dụng thuật ngữ “logo âm bản” để miêu tả một logo trên nền đen, vì điều này làm sai đi ý nghĩa tuyệt vời của phương pháp thiết kế logo âm bản.

Những cách thiết kế logo âm bản

Là một kỹ thuật thiết kế logo hiệu quả nên Vũ muốn chia sẻ tới các bạn những cách thiết kế logo âm bản sau đây:

1. Lồng kép

Logo Spartan và The Guild Of Food Writers

Logo Spartan và The Guild Of Food Writers

Đây là cách thiết kế pha trộn giữa không gian âm và dương với nhau bằng cách sử dụng các khoảng trống trong một biểu tượng hoặc chữ và thiết kế nó dưới dạng âm bản. Cách thiết kế này đem đến cho biểu tượng hai ý nghĩa khác nhau. 

Ví dụ thiết kế logo của The Guild Of Food Writers, logo này thể hiện thông điệp cái bút ở tổng thể, nhưng khoảng trắng xuất hiện một chiếc thìa.

2. Hình ảnh ẩn

Logo Yoga Australia

Logo Yoga Australia

Một số thiết kế logo tận dụng không gian âm có trong các biểu tượng để thể hiện một hình ảnh có ý nghĩa, liên quan tới thương hiệu.

Ví dụ: logo Yoga Australia có khoảng âm bản trong logo giữa chân và tay của người mẫu là bản đồ của nước Úc.

3. Typography

Logo Mister Cooper Ice Cream và ElettroDomestici

Logo Mister Cooper Ice Cream và ElettroDomestici

Trong một số trường hợp, nhà thiết kế đồ hoạ có thể khéo léo sử dụng những khoảng âm bản để tạo hình chữ cái. 

Ví dụ: Mister Cooper Ice Cream đã ẩn từ kem trong logo hình dạng môi của họ. biểu tượng cửa hàng ElettroDomestici sử dụng chữ D và làm âm bản chữ E (ED). 

4. Khép kín

logo âm bản

Tại phương pháp thiết kế logo âm bản khép kín, vùng màu trắng và màu đen của logo sẽ kết hợp cùng thành một hình ảnh có ý nghĩa.

Ví dụ nổi tiếng nhất về phương pháp này là logo của WWF.

Ba thiết kế logo âm bản nổi tiếng

Thiết kế logo của Fedex (kỹ thuật Typography)

logo âm bản

Đây là ví dụ về thiết kế logo âm bản thường được sử dụng để giảng dạy và giới thiệu về kỹ thuật thiết kế logo này. Mẫu thiết kế logo của Fedex sử dụng phông chữ Futura Bold. Thoạt nhìn chúng ta sẽ nhận thấy đây là một mẫu thiết kế logo wordmark cơ bản với hai màu tím và da cam kết hợp với nhau. Tuy nhiên khi nhìn vào khoảng trống giữa chữ Ex bạn sẽ thấy được hình dạng của mũi tên tiến về phía trước. 

Thiết kế logo của Fedex được thiết kế vào năm 1994 bởi nhà thiết kế Lindon Leader và dành được rất nhiều giải thưởng danh giá.

Thiết kế logo WWF (Kỹ thuật khép kín)

Biểu tượng gấu trúc Panda của WWF

Biểu tượng gấu trúc Panda của WWF

Thiết kế logo của Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới với  phương pháp thiết kế mascot, đã sử dụng linh vật là một chú Gấu Trúc đáng yêu. Thiết kế được tạo ra vào năm 1986 bởi nhà thiết kế Sir Peter Scott. Đây là một biểu tượng của phong trào bảo tồn toàn cầu.

Chú gấu trúc trong thiết kế của WWF chỉ sử dụng màu đen và không gian trắng để tạo nên hình dáng của một chú gấu trúc đang nhìn thẳng. Đây là thiết kế logo giúp chiến lược marketing của Quỹ động vật Hoang dã Thế giới thành công vang dội.

Thiết kế logo câu lạc bộ gôn Spartan (Kỹ thuật lồng ghép)

logo âm bản

Được thiết kế bởi Richard Fonteneau, thiết kế logo này là sự kết hợp hài hoà giữa đầu của một chiến binh và một người đang vung gậy gôn, sự kết hợp khéo léo giữa hai mảng âm dương đã kết hợp thành một biểu tượng ấn tượng và ý nghĩa đúng với tên thương hiệu.

Chuyển đổi logo âm bản

Mặc dù đây là một kỹ thuật thiết kế cơ bản, nhưng theo quan sát từ Vũ, nhiều thương hiệu đã không nắm bắt và ứng dụng tốt kỹ thuật này trong việc chuyển đổi logo âm bản, đây là điều thôi thúc Vũ chia sẻ bài viết này.

Thiết kế logo WWF đảo ngược màu không đúng sẽ gây nhầm lẫn.

Thiết kế logo WWF đảo ngược màu không đúng sẽ gây nhầm lẫn.

Sự khác biệt lớn nhất giữa logo âm bản là sự đảo ngược vị trí màu tối và sáng (thường là trắng và đen), do nguyên lý thị giác Max Wertheimer, con người sẽ nhìn logo với tổng thể trước khi đi vào chi tiết, nên có sự phân tích ngược của não bộ, khiến cho việc chuyển đổi màu của logo gặp vấn đề hiển thị và truyền đạt thông tin. 

Thiết kế logo WWF đảo ngược màu, hãy lưu ý tới những thiết kế logo có gương mặt và cặp mắt khi đảo màu.

Thiết kế logo WWF đảo ngược màu, hãy lưu ý tới những thiết kế logo có gương mặt và cặp mắt khi đảo màu.

Nếu designers không nắm được nguyên tắc đổi logo trên màu nền, sẽ dẫn đến hậu quả là logo mất đi thông điệp ban đầu, đặc biệt là trong những logo sử dụng kỹ thuật thiết kế Mascot, dưới đây là ví dụ:

Thiết kế logo WWF đảo ngược màu ứng dụng khi in ấn kỹ thuật ép kim.

Thiết kế logo WWF đảo ngược màu ứng dụng khi in ấn kỹ thuật ép kim.

Thiết kế logo âm bản là kỹ thuật đơn giản nhưng nó cần nhà thiết kế am hiểu về tâm lý, và nguyên lý thị giác cùng trách nghiệm làm việc để thực hiện, nó không đơn giản chỉ là việc đảo ngược màu của mọi thiết kế logo.

Nếu tìm hiểu và nghiên cứu kỹ lưỡng kỹ thuật này sẽ giúp các nhà thiết kế có thế giới quan và làm tăng sự thú vị khi thiết kế logo.

Chúc các bạn thành công.

Những câu hỏi thường gặp về logo âm bản

Logo âm bản là gì?

Logo âm bản là một kỹ thuật thiết kế logo tận dụng khoảng trống trong logo để tạo nên những tín hiệu có ý nghĩa. 

Thiết kế logo là gì?

Thiết kế logo là đại sứ của một thương hiệu trên phương diện hình ảnh, đóng vai trò hình thành nhận diện và những cảm xúc tích cực mà người tiêu dùng dành cho thương hiệu.

Thương hiệu là gì?

Thương hiệu là cách thức mà một tổ chức hoặc cá nhân tạo nên, được cảm nhận hữu hình, hoặc vô hình bởi những người đã trải nghiệm nó. Thương hiệu không đơn giản là một cái tên, một câu khẩu hiệu, một biểu tượng. Thương hiệu là sự cảm nhận, nhận biết sản phẩm, hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp khơi gợi lên.

Bộ nhận diện thương hiệu là gì?

Bộ nhận diện thương hiệu là các yếu tố hữu hình, nó đại diện cho thương hiệu một cách trực quan, truyền tải thông tin, bản sắc thương hiệu tới mọi người trải nghiệm.

Thiết kế logo có những kỹ thuật nào?

1. Wordmarks – Tên thương hiệu
2. Letterforms – Sử dụng chữ cái của tên thương hiệu
3. Pictorial Marks – Biểu tượng
4. Abstract/symbolic marks – Trừu tượng
5. Emblems – Biểu tượng
6. Mascot – Linh vật