Văn hoá doanh nghiệp- liệu có phải là bảng nội quy “đi nhẹ nói khẽ cười duyên” mình hay thấy trước cửa văn phòng? Nó có vai trò trong việc hoạch định chiến lược thương hiệu? Và nó có thật sự quan trọng? Bài viết dưới đây Vũ Digital hi vọng sẽ “gỡ rối” cho 1001 thắc mắc của bạn về văn hoá doanh nghiệp.

Văn hóa doanh nghiệp là gì?

Là tất cả những giá trị mà doanh nghiệp theo đuổi có ảnh hưởng quan trọng tới nhận thức, hành vi của nhân viên và khách hàng. Văn hoá doanh nghiệp bao gồm hai yếu tố: giá trị cốt lõi và văn hóa trong nội bộ.

Văn hoá thương hiệu

Nếu thương hiệu của bạn là một chiếc smartphone thì văn hoá doanh nghiệp đóng vai trò như hệ điều hành. Một chiếc điện thoại muốn hoạt động thì bắt buộc phải có hệ điều hành và một thương hiệu muốn tồn tại cũng cần có văn hóa doanh nghiệp vững chắc.

>> Xem thêm: Tư vấn thương hiệu, quy trình và giải pháp chuyên nghiệp

Có thể thấy, văn hoá doanh nghiệp đóng vai trò thiết yếu trong việc tạo sự khác biệt trên thị trường cạnh tranh và cho thấy chiến lược hiệu quả trong doanh nghiệp. 

Tại sao phải có văn hoá doanh nghiệp?

Khách hàng không chi trả cho sản phẩm mà họ “mua” trải nghiệm. Vậy trải nghiệm ở đây là gì? Chính là văn hoá doanh nghiệp

Văn hoá thương hiệu

Những giá trị cốt lõi của thương hiệu tác động tới nhận thức của khách hàng, từ đó kích thích nhu cầu trải nghiệm và đặt mối quan hệ lâu dài với thương hiệu của bạn. Không những thế, từ văn hoá doanh nghiệp, khách hàng dễ dàng tìm thấy mối liên kết giữa thương hiệu với bản thân và sẵn lòng giới thiệu thương hiệu đến mọi người xung quanh.

Đối với nội bộ, văn hoá doanh nghiệp giúp xây dựng chiến lược hiệu quả, làm rõ vai trò của cá thân đối với doanh nghiệp và chủ động tăng năng suất làm việc. Đó chính là chìa khóa giúp bạn phát triển nguồn lực và thu hút nhân tài. 

Quy trình xây dựng văn hoá doanh nghiệp

Văn hoá thương hiệu

Gồm 4 bước như sau:

  1. Xác định giá trị cốt lõi: Thương hiệu của bạn là ai? Tại sao nó lại xuất hiện? Thương hiệu của bạn đưa đến các giá trị nào cho khách hàng? Hãy đưa ra câu trả lời cụ thể để phác thảo nên giá trị tính cách, sứ mệnh và tầm nhìn thương hiệu. 
  2. Biến các giá trị trên bàn giấy thành hiện thực: đây là giai đoạn cụ thể hóa các công việc phục vụ cho các giá trị đã đề ra giúp nhân viên nhận thức rõ vai trò của họ trong doanh nghiệp.
  3. Xây dựng môi trường làm việc lý tưởng: những ý tưởng sáng tạo được tạo nên từ tinh thần thoải mái, nên một không gian thoáng đãng, nhiều cây xanh có thể sẽ nâng cao năng suất nhân viên của bạn. 
  4. Gắn bó với lời hứa thương hiệu: muốn khách hàng trung thành thì trước mắt doanh nghiệp phải cam kết trung thành với những văn hóa đã đề ra: không tự do thay đổi, không áp dụng bất hợp lý…

Một văn hóa doanh nghiệp tích cực sẽ truyền động lực mạnh mẽ cho nhân viên, cải thiện năng suất làm việc và giúp họ gắn bó lâu dài với doanh nghiệp của bạn. Từ đó, thương hiệu tạo dựng được hình ảnh thân thiện, rút ngắn khoảng cách với khách hàng và thành công với chiến lược thương hiệu đã đặt ra. 

>> Có thể bạn quan tâm: Cách phát triển xây dựng chiến lược thương hiệu cho doanh nghiệp của bạn

Case study từ Airbnb và Netflix

Nhắc đến “ông trùm” trong việc sáng tạo văn hoá doanh nghiệp, chắc chắn phải nhắc đến Airbnb – ứng dụng đặt phòng và dịch vụ trải nghiệm trực tuyến.

Văn hoá thương hiệu

Văn phòng thương hiệu Airbnb.

Mở cửa tham quan văn phòng – đây là cách nhanh nhất để khách hàng cảm nhận và trải nghiệm 100% văn hoá doanh nghiệp của Airbnb. Từ bức tường lưu giữ tất cả hình ảnh khách hàng, phục vụ bộ phim về hàng không, chuẩn bị đồ ăn vặt… , đây không chỉ để lại thiện cảm ngay từ lần đầu mà còn Airbnb còn xác định rõ vai trò của mình trong ngành du lịch trực tuyến. 

Một ví dụ khác trong việc thể hiện văn hóa doanh nghiệp một cách độc đáo, đó chính là Netflix – dịch vụ xem phim trực tuyến nổi tiếng. 

Văn hoá thương hiệu

Phong cách nhân viên của Netflix.

Không phải “Bạn đã làm việc trong bao nhiêu tiếng?” mà “Trong khoảng gian vừa rồi, bạn đã làm được những công việc gì?” – đó mới là câu hỏi mà ông chủ Netflix dùng để kiểm soát hiệu suất làm việc của nhân viên mình. Một nhân viên làm việc quá 40 tiếng/tuần nhưng không đem lại kết quả tốt như một nhân viên chỉ sử dụng 35 tiếng/tuần thì vẫn bị Netflix “nhắc nhở”. 

Sự tin tưởng và cho phép nhân viên tự do phát triển, Netflix đã xây dựng thành công nguồn nhân lực bằng ý chí làm việc nghiêm túc chứ không phải tinh thần chống đối. 

Với hai ví dụ trên, có thể thấy, văn hóa doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở những giá trị vật chất (như: chính sách phúc lợi, lương, chế độ đãi ngộ…) mà nó còn phụ thuộc vào yếu tố tinh thần (như: không gian làm việc, giờ giấc và đồng nghiệp…) 

Nếu doanh nghiệp như một trang mạng xã hội thì nhân viên như hình ảnh đại diện đem lại ấn tượng cho khách hàng. Để đạt được chiến lược thương hiệu như mong đợi, trước hết, hãy dành thời gian đầu tư nguồn nhân lực thật hiệu quả, khiến họ hạnh phúc mỗi sáng thức dậy và sẵn sàng dành 100% năng lượng cho công việc thay vì mục đích nhận lương cuối tháng. 

Không chỉ đưa ra các giải pháp mà Vũ Digital còn sẵn sàng đồng hành cùng bạn xây dựng chiến lượcvăn hóa doanh nghiệp để đưa doanh nghiệp của bạn phát triển mạnh mẽ hơn. Hãy liên hệ  Vũ: 03666.366.999 để xây dựng thương hiệu bền vững mà bạn mong muốn. 

Những câu hỏi thường gặp về văn hóa doanh nghiệp

Văn hoá doanh nghiệp là gì?

Là tất cả những giá trị mà doanh nghiệp theo đuổi có ảnh hưởng quan trọng tới nhận thức, hành vi của nhân viên và khách hàng. Văn hoá doanh nghiệp bao gồm hai yếu tố: giá trị cốt lõi và văn hóa trong nội bộ.

Tại sao cần xây dựng văn hoá doanh nghiệp?

Nếu thương hiệu của bạn là một chiếc smartphone thì văn hoá doanh nghiệp đóng vai trò như hệ điều hành. Một chiếc điện thoại muốn hoạt động thì bắt buộc phải có hệ điều hành và một thương hiệu muốn tồn tại cũng cần có văn hóa doanh nghiệp vững chắc.

4 bước xây dựng văn hoá doanh nghiệp?

Gồm 4 bước như sau:
- Xác định giá trị cốt lõi
- Biến các giá trị trên bàn giấy thành hiện thực
- Xây dựng môi trường làm việc lý tưởng
- Gắn bó với lời hứa thương hiệu

Thực trạng Văn hóa thương hiệu tại Việt Nam?

Vũ biết có không ít doanh nghiệp đang sử dụng văn hoá thương hiệu như một chế tài răn đe, đề ra những hình thức kỷ luật khi có một cá nhân hay tập thể nào đó không tuân thủ. Thậm chí “đóng khung treo tường” bộ văn hoá thương hiệu theo đúng nghĩa đen, như một lời nhắc nhở khô cứng và hoàn toàn sáo rỗng gửi đến toàn thể đội ngũ của mình.

Khác biệt giữa văn hoá kiểm soát và văn hoá truyền cảm hứng

Suy cho cùng giới hạn của kiểu “văn hoá nằm trong tư tưởng” được nói đến ở đầu bài, đến từ chính sự áp đặt và kiểm soát một cách quy tắc của ban lãnh đạo doanh nghiệp. Xây dựng văn hoá thương hiệu thôi là chưa đủ, mà đó còn phải là kiểu văn hoá giúp củng cố tinh thần làm việc của đội ngũ, thay đổi thái độ trong lao động và đủ sức lan toả nguồn cảm hứng sáng tạo.