Design thinking – tư duy giải quyết vấn đề bằng giải pháp nhằm tối ưu mục tiêu
Sớm được ứng dụng tại nhiều môi trường làm việc và học tập hàng đầu Hoa Kỳ như Apple, Google, Harvard, MIT hay Stanford. Design thinking được cắt nghĩa là tư duy thiết kế, một phương pháp luận giúp thấu hiểu và xác định vấn đề mà đối tượng mục tiêu đang gặp phải. Từ đó tìm ra giải pháp tối ưu nhất để khắc phục vấn đề.
Quy trình hình thành tư duy thiết kế trải qua 5 bước:
- Thấu hiểu: đội ngũ thiết kế thấu hiểu khách hàng của mình
- Xác định: cùng nhau tìm ra nhu cầu hoặc vấn đề khách hàng gặp phải
- Sáng tạo: vượt qua nhiều thách thức để đề xuất ý tưởng táo bạo
- Thực hiện: bắt đầu triển khai các ý tưởng
- Kiểm tra: đánh giá lại tính hiệu quả dựa trên mục tiêu và quá trình thực hiện
Nguồn gốc của tư duy thiết kế được cho là xuất phát từ các nghiên cứu tâm lý của Max Wertheimer – trong cuốn sách Productive Thinking (Tư duy năng suất) xuất bản lần đầu năm 1940. Tiếp đó khái niệm này càng được củng cố bởi John E.Arnold (trong cuốn Creative Engineering – 1959) và Bruce Archer (trong cuốn Systematic Method for Designers – 1965).
Tư duy thiết kế hay Design thinking là một quá trình có tính tuần hoàn, có thể thực hiện lặp lại cùng với một mục tiêu để liên tục tìm ra giải pháp sau tối ưu hơn giải pháp đi trước.
Bộ nội dung bao gồm:
- Design thinking là gì
- 3 tầng nhận thức
- 5 cấp độ tư duy
- Tháp nhu cầu Maslow
- Mindmap
- Brainstorming
- Moodboard
- Random Words
- Tư duy giải pháp và tư duy dựa trên vấn đề