Mentor là gì? hay khái niệm của mentor chính là những thắc mắc mà Vũ thường xuyên nhận được thời gian gần đây.

Nhà văn chuyên về khoa học viễn tưởng Robert Heinlein từng nhận định:

“Trong khi một người đang dạy, thì có đến hai người đang học.”

Đây là lý do vì sao, mỗi người trong chúng ta đều đang học tập, rèn luyện rồi không ngừng truyền đạt kiến thức. Chứ không tự giới hạn bản thân ở môi trường học đường.

Cũng chính vì thế, trong suốt chặng đường khởi đầu, duy trì để rồi phát triển sự nghiệp cá nhân. Bất cứ ai cũng cần có cho riêng mình một người dẫn đường, một người khai sáng để trở thành bạn đồng hành quan trọng và đáng tin cậy.

mentor là gì

Robert Heinlein (trái) với câu nói nổi tiếng về học thức và lan toả kiến thức (ảnh: Reddit).

Đó chính là cách hiểu nôm na về vị trí hay vai trò của một mentor. Nhưng trước khi đi vào phân tích chi tiết hơn, để biết chính xác rằng mentor là gì và vai trò thật sự của họ. Chúng ta cần biết qua sơ lược về nhóm khái niệm liên quan đến mentor. Bao gồm:

  • Mentor – người hướng dẫn, hỗ trợ người đang có mong muốn phát triển sự nghiệp, hình ảnh và thương hiệu cá nhân.
  • Mentee – người đang có mong muốn phát triển sự nghiệp, hình ảnh và thương hiệu cá nhân được hướng dẫn, hỗ trợ bởi mentor.
  • Mentoring – sự dẫn đường, tư vấn và hỗ trợ cho những ai có mong muốn phát triển sự nghiệp, hình ảnh hay thương hiệu cá nhân.

Vậy bạn đang ở đâu giữa những khái niệm có ít nhiều liên quan đến nhau, và ai cần có ít nhất một mentor trong cuộc đời mình. Tất cả đều được giải đáp thông qua bài chia sẻ của Vũ ngay phía bên dưới.

Mentor là gì và tầm quan trọng của những mentor

Theo quan điểm xưa cũ của không ít người, mối quan hệ giữa mọi mentor và mentee chỉ đơn thuần là dùng tiền bạc đổi lấy trải nghiệm. 

Nghĩa là giống như bao nhà tư vấn và huấn luyện doanh nghiệp, mentor nhận tiền từ mentee để trao cho họ vốn hiểu biết cũng như kinh nghiệm chuyên môn của mình.

mentor la gi ai can co it nhat 1 mentor trong doi minh

Bích họa Trường Athens năm 1511 của Raphael tại Stanze di Raffaello ở Vatican. Ở trung tâm của tác phẩm, Plato và Aristotle đang thảo luận về các lý thuyết triết học của họ.

Vậy thực tế mentor là gì, mối quan hệ giữa mentor với mentee có thật sự chỉ xoay quanh đồng tiền, kiến thức hay tiềm năng phát triển bản thân? Trên thực tế, quan điểm nói trên chỉ là một phần rất nhỏ khi nói đến tầm quan trọng của những mentor.

Mentor thật ra có thể là bất cứ ai. Tuổi đời và tuổi nghề cao hơn hoặc nhỏ hơn bạn, vô tình bước qua cuộc đời bạn rồi thôi, hoặc ở lại rất sâu bên trong tầng nhận thức. 

Đó có thể là vị giáo sư mà bạn đặc biệt quý trọng trong những năm tháng sinh viên, cũng có thể là người sếp ở chỗ đầu tiên bạn đi làm. Mentor của bạn có thể là người được thuê, nhưng cũng đôi khi là người sẵn sàng chia sẻ kiến thức miễn phí đến bạn.

Bạn muốn đi tìm đáp án chính xác cho câu hỏi mentor là gì, nhưng không có nghĩa rằng bạn buộc phải chi tiền để có được sự hỗ trợ, tư vấn hay đồng hành từ một người mentor.

Bởi mentor của bạn sẽ xuất hiện ở bất cứ thời điểm, nơi chốn và giai đoạn nào trong suốt chặng đường phát triển bản thân. Chia sẻ đến bạn rất ít, một phần hay thậm chí là tất cả những gì thuộc về sở hữu trí tuệ của bản thân họ.

5 loại hình mentor phổ biến hàng đầu hiện nay

Nếu ai cũng đều có thể trở thành mentor của bạn, vậy thì bất cứ ai cũng đều có thể trở thành một mentor. Vấn đề quan trọng nằm ở định hướng phát triển sự nghiệp của bản thân mỗi người, rằng họ có muốn trở thành một mentor thực thụ hay không.

Theo góc nhìn và kinh nghiệm tích luỹ của Anthony Tjan – chuyên gia kinh tế và là đồng sáng lập của Cue Ball Capital, có 5 loại hình mentor phổ biến hàng đầu hiện nay như sau.

mentor la gi ai can co it nhat 1 mentor trong doi minh 2

Anthony. Tjan – tác giả viết sách và nhà dự đoán kinh tế danh tiếng (ảnh: Leeweb).

Mentor là gì – Là người có vị thế ở trong lĩnh vực của mình

Trước khi trở thành một mentor thực thụ, những người này đã sớm tạo được dấu ấn nhất định trong lĩnh vực của họ. Dù có thể không đa tài, không có vốn kiến thức đồ sộ như một bách khoa toàn thư.

Nhưng họ chắc chắn đều là những tên tuổi mà khi thảo luận về lĩnh vực, chuyên môn hay ngành nghề đó. Phần lớn mọi người xung quanh bạn đều có thể ngay lập tức nhớ đến, gọi tên hay thậm chí là thể hiện sự ngưỡng mộ dành cho tên tuổi đó.

Những người này xứng đáng nhất để trở thành mentor của bạn trong lĩnh vực liên quan. Gắn bó lâu dài thay vì ngắn hạn, chia sẻ phần lớn hoặc toàn bộ kiến thức thay vì “tiền trao cháo múc” tuỳ vào tiềm lực tài chính của mentee.

Mentor là gì – Là một “cơ phó” đúng nghĩa

Để gặp được mentor là một “cơ phó” đúng nghĩa, trước tiên bạn cần tìm được một môi trường làm việc mà ở đó, mỗi cộng sự đều sẵn sàng phối hợp với những người còn lại trên tinh thần gắn bó và hỗ trợ lẫn nhau.

mentor là gì

Mentor là gì – là một “cơ phó” đúng nghĩa (ảnh: AeroTime Hub).

Giống như mỗi cơ trưởng đều có sự phối hợp với một cơ phó trong chuyến bay. Mỗi cộng sự đều đủ sức để trở thành một mentor của riêng bạn.

Trong một môi trường làm việc tích cực và đề cao năng lực đội nhóm, bất cứ ai cũng xứng đáng để trở thành mentor (hoặc mentee) của người còn lại. Cam kết hỗ trợ lẫn nhau, chia sẻ kiến thức cho nhau để cùng nhau phát triển sự nghiệp bản thân.

Mentor là gì – Là người luôn sẵn sàng ủng hộ bạn

Không quá khó để nhận  ra kiểu mentor này trong đời sống, sinh hoạt hay công việc thường ngày.  Đây  là những người luôn sẵn lòng ghi nhận, lan toả và khen thưởng cho những thành tích của bạn trong công việc.

Đó là lý do vì sao trong những buổi tư vấn chiến lược thương hiệu, Vũ luôn đề cập đến tầm quan trọng của văn hoá khen thưởng đội ngũ nhân viên.

Một lời khen đúng lúc, một câu ghi nhận công khai trước đội nhóm, hay thậm chí một món quà động viên giàu ý nghĩa. Tất cả tuy nhỏ và mang đến giá trị tinh thần là chủ yếu, nhưng sẽ là cơ sở để người được khen tặng nỗ lực nhiều hơn.

Từ đó phát triển thần tốc trên chặng đường cải thiện và nâng tầm sự nghiệp cá nhân.

Mentor là gì – Là “mỏ neo” những khi vấp ngã

Giống như một chiếc tàu luôn ra khơi và neo đậu với một chiếc mỏ neo chắc chắn, bền bỉ và như đang thấu hiểu rõ nhất về con tàu cả về tính chất lẫn công năng. 

Mentor khi có xuất phát điểm là người thân trong gia đình, sẽ đóng vai trò như một chiếc mỏ neo những khi bạn vấp ngã hay gặp bế tắc. Những người này có thể không phải là “chuyên gia nổi bật” trong lĩnh vực liên quan.

mentor là gì

Mentor là gì – là mỏ neo những khi bạn vấp ngã (ảnh: OnDECK).

Tuy nhiên sau tất cả, giá trị tuyệt vời nhất họ mang lại chính là thái độ và năng lực đồng cảm. Bởi vì là người một nhà, họ sẵn sàng ngồi xuống, lắng nghe và chia sẻ với từng khó nhọc của bạn vô điều kiện.

Họ sẽ không chỉ ra chính xác điều bạn cần làm, nhưng họ sẽ giúp bạn chủ động tìm được lối thoát cho bản thân. Hoặc đơn giản là tạm thời “neo đậu” lại nơi vắng lặng, bình an nhất trong sâu thẳm tâm hồn.

Trước khi lại lao ra ngoài kia, như một con thuyền dở neo để tiếp tục ra khơi. Chinh phục và đánh chiếm thêm nhiều thành tựu mới trong sự nghiệp cá nhân của mình.

Mentor là gì – Là tấm gương của chính mình ngày xưa

Nhiều quản lý và nhà lãnh đạo doanh nghiệp từng thừa nhận rằng, họ đã ít nhất một lần nhìn thấy mình ngày xưa nơi những cộng sự trẻ tuổi.

Đó cũng chính là cơ hội để mỗi người trong số chúng ta, tự “mentoring cho chính mình”  bằng  cách ôn lại những nhược điểm, nhận ra nhiều ưu điểm cũng như  chứng kiến một lần nữa chặng đường mình đã đi.

mentor là gì

Mentor thậm chí có thể là hình ảnh của chính bạn năm xưa (ảnh: Beach House Rehab).

Nhiều người gọi đấy chính là quá trình “mentor ngược” hoặc tự mình trở thành mentor. Một dạng mentor không mất phí, nhưng yêu cầu cụ thể ở từng người về năng lực thấu hiểu đối  phương, cũng như tự đồng cảm nơi tâm hồn mình.

Bất cứ mentor nào cũng đã từng là mentee

Trong quá trình tìm kiếm và tham khảo tư liệu, để làm cơ sở cho phương pháp luận trong bài chia sẻ khái niệm mentor là gì. Vũ vô tình nhận ra một ý tưởng, hay nói đúng hơn là một nhận định vô cùng chính xác từ Give It Back – Dự án gây quỹ trên mô hình Mentoring 1-1.

Đó là mentor nào cũng từng là mentee. Mang đối chiếu với luận điểm nói trên, rằng bất cứ ai cũng có thể trở thành mentor. Chứ không hạn chế hay bắt buộc phải là một “chuyên gia đầu ngành”, rõ ràng nhận định của đội ngũ Give It Back là hoàn toàn có cơ sở.

Câu chuyện từ mentee trở thành mentor của Huấn luyện viên Pep Guardiola

Trong thế giới bóng đá và đặc biệt là những người hâm mộ bóng đá Anh, không một ai chưa từng biết đến cái tên Pep Guardiola – huấn luyện viên người Tây Ban Nha đang ngồi ghế nóng tại câu lạc bộ chẳng có gì ngoài tiền và ngôi sao, Manchester City.

Nhưng điều mà ngài Pep mang lại cho đội bóng có vốn ngân sách khổng lồ, không chỉ là vung tiền mua về các ngôi sao và trả lương hậu hĩnh nhằm tìm kiếm danh hiệu.

Mà giá trị lớn nhất nơi ông thầy người Tây Ban Nha, chính là truyền vào đội hình có đầy sao một lối đá tấn công rực lửa. Dựa trên nền tảng của kỹ năng giữ bóng, kiểm soát bóng và thoát pressing thượng thừa nơi mỗi cầu thủ.

Lối chơi mà ngài Pep áp dụng cho dàn sao Manchester City, được thừa hưởng và củng cố  rất nhiều từ một huấn luyện viên lão làng khác. Người mà ông Pep Guardiola đã nhận xét rằng đây là “huấn luyện viên xuất sắc nhất thế giới” – Marcelo Bielsa.

Thời ông Pep Guardiola vẫn đang tại vị nơi đội chủ sân Nou Camp, thi đấu ở giải quốc nội Tây Ban Nha khi đó còn có Athletic Bilbao – dưới sự dẫn dắt của Marcelo Bielsa.

mentor là gì

Marcelo Bielsa và Pep Guardiola từng giữ mối quan hệ mentor – mentee trong quá khứ (ảnh: SPORT).

Chính Marcelo Bielsa là mentor của ngài Pep trong giai đoạn này. Huấn luyện viên người Argentina nổi tiếng với lối chơi máu lửa, đầy nhiệt huyết và giàu sức tấn công. 

Bản thân Pep Guardiola khi đó chỉ là một huấn luyện viên trẻ tuổi, đã tham vấn và học hỏi được rất nhiều từ ông Marcelo Bielsa. Rồi thổi lửa trở lại vào lối chơi của các cầu thủ Barcelona, hay sau này là Manchester City.

Như để nối tiếp lại vòng lặp đó, Pep Guardiola tiếp tục trở thành “mentor hạng sang” cho trợ lý của mình là Mikel Arteta – người hiện tại đang là thuyền trưởng của câu lạc bộ Arsenal.

Trên băng ghế huấn luyện của đội bóng áo đỏ hiện nay, người ta dễ dàng bắt gặp Mikel Arteta trong một hình ảnh quen thuộc. Từ cử chỉ, điệu bộ cho đến phong cách huấn luyện, ông Arteta xứng đáng với biệt danh Bản sao của ngài Pep.

mentor là gì

Pep Guardiola lại trở thành mentor của HLV Mikel Arteta, trước khi người trợ lý này chuyển sang Arsenal (ảnh: Thanhnien).

Thậm chí cho đến phong cách chơi bóng của Arsenal hiện tại, cũng phảng phất đâu đó hình bóng của chính dàn sao Manchester City. Dù không có trong tay một đội hình bom tấn, Mikel Arteta vẫn đang rất thành công trong việc thổi lửa vào lối chơi của toàn đội.

Câu chuyện từ mentee trở thành mentor của huyền thoại Steve Jobs

Cũng như bao nhà lãnh đạo không chọn lọc toàn cầu, huyền thoại Steve Jobs có một tuổi thơ và thời thanh xuân không mấy yên ả. Ông là kết quả của một cuộc tình trái ý muốn, cha là người theo đạo Hồi nên chuyện yêu đương với mẹ ông bị cả gia đình ngăn cấm.

Ông được nhận nuôi bởi một đôi vợ chồng hiếm muộn, lớn lên được tạo điều kiện theo học tại Reed – trường mỹ thuật hàng đầu Hoa Kỳ thời bấy giờ.

Tuy nhiên Steve Jobs không hoàn thành hết chương trình học, bỏ ngang và bắt đầu đời sống tự lập nhằm thoả mãn đam mê. Ông kiếm sống bằng những lon rỗng hay chai nhựa nhặt được, đem đổi cho đại lý để nhận lại tiền cọc tính trên sản phẩm.

Trong cơn bĩ cực và đầy rẫy những thử thách đó, sau cùng chàng thanh niên “lượm lặt” ngày nào cũng đã nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm.

Ông vô tình tìm tới Hare Krishna – một ngôi đền thuộc Ấn Độ Giáo vào một ngày năm 1973. Ban đầu ông đến đây chỉ là để ăn cơm miễn phí, vì ngôi đền tổ chức phát cơm cho người có hoàn cảnh khó khăn vào mỗi tối Chủ Nhật.

Nhưng sau một thời gian thường xuyên góp mặt và tiếp xúc với vốn kiến thức tâm linh, giác ngộ đầy sâu rộng. Steve Jobs cảm thấy vô cùng hứng thú, đặc biệt là sau khi gặp được Thiền sư Kobun Otogawa – người có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc sống cũng như thế giới quan sau này của huyền thoại Táo Khuyết.

mentor là gì

Thiền sư Kobun Otagawa là cố vấn tinh thần trong giai đoạn khó khăn nhất của Steve Jobs (ảnh: Kobun Sama).

Theo quan điểm tu học và rèn luyện thiền định của Thiền sư gốc Nhật, tĩnh lặng trong tâm hồn chính là trạng thái tuyệt vời nhất giúp con người chạm đến thành công. Steve Jobs cũng đã sớm lĩnh hội và áp dụng thiền định tĩnh lặng vào công việc và đời sống.

Có thể dễ dàng thấy được điều này từ những sản phẩm của Apple. Vốn được đánh giá là đơn giản nhưng hoàn toàn sang trọng, có thể mở lên là sử dụng được ngay. 

Triết lý phát triển sản phẩm của Apple cũng dựa trên nền tảng của thiền định tĩnh lặng: “Kiên nhẫn, bền bỉ và hoàn hảo đến từng chi tiết.”

Sau này khi đến lượt mình gặp phải những trăn trở và lo toan trong công việc kinh doanh, nhà đồng sáng lập Facebook Mark Zuckerberg cũng tìm đến Steve Jobs. Xin ông cho lời khuyên và trở thành cố vấn trực tiếp trong mọi chiến lược.

mentor là gì

Nhiều ý tưởng và sản phẩm của Apple sau này xuất phát từ nghệ thuật tĩnh lặng tâm hồn (ảnh: Vox).

Thời điểm Mark Zuckerberg đứng trước nhiều đề nghị chào mua Facebook, ông cũng đã tìm tới Steve để tham vấn. Lần này, Steve đề nghị Mark đến gặp Thiền sư Kobun Otogawa. Sau đó, thậm chí Mark đã bay sang Ấn Độ suốt nhiều tuần liền để trải nghiệm Phật Giáo.

Quay về từ quốc gia châu Á xa xôi, Mark Zuckerberg không còn lung lay nữa mà quyết định giữ lại Facebook. Để giờ đây nó trở thành mạng xã hội lớn nhất thế giới, mở đường cho Mark cùng đội ngũ của mình tìm đến những ý tưởng điên rồ hơn trong tương lai.

Lời kết

Bài chia sẻ về khái niệm mentor là gì của Vũ, không chỉ mang đến những định nghĩa và phân tích có cơ sở về khái niệm mentor. Mà qua đó, còn là mong muốn gửi đến tất cả mọi người những điển hình, những câu chuyện rõ ràng nhất thể hiện giá trị của một mentor.

Mong rằng qua bài chia sẻ lần này, các bạn sẽ có được góc nhìn đa chiều và trực quan nhất, nhằm xác định đủ tầm quan trọng của một người mentor. Qua đó có cho mình quyết định hợp tác với một mentor hay là không.

Cho dù quyết định của bạn là như thế nào, thì hãy tìm đến đội ngũ của Vũ bất cứ lúc nào. Để nhận những tư vấn, hỗ trợ chuyên sâu và hiệu quả nhất trên quá trình hợp tác với một mentor, thông qua số hotline 0366 366 999.

Xin chân thành cảm ơn,

Những câu hỏi thường gặp

Mentor là gì

Người hướng dẫn, hỗ trợ người đang có mong muốn phát triển sự nghiệp, hình ảnh và thương hiệu cá nhân.

Mentee là gì

Người đang có mong muốn phát triển sự nghiệp, hình ảnh và thương hiệu cá nhân được hướng dẫn, hỗ trợ bởi mentor.

Mentoring là gì

Sự dẫn đường, tư vấn và hỗ trợ cho những ai có mong muốn phát triển sự nghiệp, hình ảnh hay thương hiệu cá nhân.

Mentor có thể là ai

Mentor thật ra có thể là bất cứ ai. Tuổi đời và tuổi nghề cao hơn hoặc nhỏ hơn bạn, vô tình bước qua cuộc đời bạn rồi thôi, hoặc ở lại rất sâu bên trong tầng nhận thức. 

Đó có thể là vị giáo sư mà bạn đặc biệt quý trọng trong những năm tháng sinh viên, cũng có thể là người sếp ở chỗ đầu tiên bạn đi làm. Mentor của bạn có thể là người được thuê, nhưng cũng đôi khi là người sẵn sàng chia sẻ kiến thức miễn phí đến bạn.