Hệ thống phân phối là một mạng lưới, được doanh nghiệp tạo dựng lên nhằm phổ biến và giám sát hàng hoá từ nhà sản xuất đến nhà bán buôn/ nhà bán lẻ, đích đến của hệ thống phân phối là người tiêu dùng cuối cùng.

Hệ thống phân phối chứa đựng nhiều yếu tố cấu thành, bao gồm xây dựng, quản lý và quy trình thực hiện với những mắt xích từ nhà cung cấp nguyên liệu thô, đóng gói, lưu kho, quản lý hàng tồn kho, xây dựng chuỗi cung ứng, hậu cần và dịch vụ chăm sóc khách hàng.

Tuỳ thuộc vào nguồn lực và quy mô của doanh nghiệp, hệ thống phân phối có thể được xây dựng khác nhau về cấu trúc và quy mô. Ví dụ như Amazon hoặc Apple xây dựng hệ thống phân phối rất phức tạp. 

Khi xây dựng hệ thống phân phối, những yếu tố quan trọng cần lưu ý gồm, nhu cầu của người tiêu dùng, trải nghiệm khách hàng, cấu trúc sản phẩm và khả năng phổ biến của sản phẩm.

Hệ thống phân phối

Cách thức xây dựng hệ thống phân phối hiệu quả

Hệ thống phân phối không phải là một mạng lưới bất biến, ngược lại nó cần linh hoạt và biến đổi theo thời gian, hệ thống phân phối phát triển song hành với sự phát triển của doanh nghiệp, với mục tiêu phổ biến sản phẩm, tiếp cận nhiều người tiêu dùng hơn. 

Vì điều này, hệ thống phân phối cần được xác định là một mạng lưới cần được tối ưu liên tục và phát triển liên tục.

Để xây dựng được một hệ thống phân phối hiệu quả, khả năng phát hiện và đáp ứng nhu cầu từ thị trường là điểm mà mọi doanh nghiệp cần lưu ý hàng đầu.

Mục tiêu của hệ thống phân phối là tối ưu hoá quy trình trong hệ thống và đáp ứng được nhu cầu từ thị trường với mức giá thấp nhất sẽ đem đến lợi thế cạnh tranh vô cùng to lớn.

Xây dựng hệ thống phân phối cần đặt ra mục tiêu chiến lược và tìm ra giải pháp, kế hoạch thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đó, ngoài ra năng lực quản lý cũng là một yếu tố cần thiết giúp hệ thống phân phối vận hành hiệu quả.

Hệ thống phân phối

Hệ thống phân phối được xây dựng trên nền tảng là sự am hiểu các yếu tố tác động tới chi phí sản xuất và dịch vụ chính yếu. Điều kiện quan trọng hàng đầu giúp hệ thống phân phối hiệu quả là xác định được phân khúc khách hàng mục tiêu. Mọi doanh nghiệp cần nghiên cứu và xác định khách hàng của mình đang ở đâu để đưa ra cấu trúc và mạng lưới phân phối hiệu quả, nhằm đạt được sản phẩm bán giá với chi phí thấp nhưng không ảnh hưởng đến trải nghiệm sản phẩm của người tiêu dùng. 

Mục tiêu quan trọng của hệ thống phân phối cần đặt ra đó là số lượng và tần suất đặt hàng, doanh nghiệp cần xác định tần suất người tiêu dùng mua một sản phẩm và số lượng lặp lại đơn hàng với sản phẩm đó.

Chi phí vận chuyển và phương thức vận chuyển là những tác nhân chính trong việc quyết định mô hình phân phối. Việc xác định tần suất mua hàng và phân khúc khách hàng mục tiêu giúp doanh nghiệp lựa chọn loại hình vận tải phù hợp. 

Kho bãi cũng là một thành tố cần lưu ý trong việc thiết kế hệ thống phân phối hiệu quả. Doanh nghiệp cần xác định vị trí xây dựng kho bãi lý tưởng, quy mô và khả năng tiếp cận và chi phí tốt nhất, để đảm bảo tiết kiệm thời gian tiếp cận khách hàng và tối ưu về chi phí vận hành.

Trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá xuất nhập khẩu, việc xác định điểm tập kết hàng, nhập hàng là rất quan trọng, hoặc các nhà sản xuất cần lưu tâm đến vị trí đặt nhà máy hay yêu cầu về dịch vụ chăm sóc hậu mãi thường xuyên.

Lợi ích của việc xây dựng hệ thống phân phối

Hệ thống phân phối

Hai chiến lược phân phối mà nhà sản xuất có thể xem xét và lựa chọn bao gồm chiến lược phân phối trực tiếp và phân phối gián tiếp. Phân phối gián tiếp là bán sản phẩm từ nơi sản xuất tới tay người tiêu dùng thông qua trung gian, phân phối trực tiếp là chính nhà sản xuất đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng.

Xây dựng hệ thống phân phối cần đầu tư tại thời điểm ban đầu, nhưng về lâu dài, hệ thống phân phối sẽ giúp doanh nghiệp đạt được hai mục tiêu lớn:

1. Tối ưu chi phí

Việc xây dựng một hệ thống phân phối giúp doanh nghiệp có quyền kiểm soát về chi phí và ngân sách phân bổ dễ dàng, giúp tăng phạm vi tiếp cận khách hàng, ngoài ra giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí khi phân phối một sản phẩm mới trong hệ thống.

2. Phạm vi tiếp cận khách hàng rộng lớn

Một hệ thống phân phối giúp doanh nghiệp tiếp cận một tệp khách hàng rộng khắp, dễ dàng kiểm soát và đẩy cao tốc độ phổ biến sản phẩm.

Xây dựng hệ thống phân phối của riêng mình yêu cầu doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính và khả năng thấu hiểu thị trường cũng như có một hệ thống thiết kế và sản xuất sản phẩm đáp ứng tốt về nhu cầu mà khách hàng mục tiêu mong muốn. Vì lý do này, việc hệ thống phân phối chỉ phù hợp với những doanh nghiệp lớn, có đội ngũ nhân sự và khả năng về tài chính dồi dào.

Những câu hỏi thường gặp về hệ thống phân phối

Hệ thống phân phối là gì?

Hệ thống phân phối là một mạng lưới được doanh nghiệp tạo dựng lên nhằm phổ biến và giám sát hàng hoá từ nhà sản xuất đến nhà bán buôn hoặc nhà bán lẻ và đích đến cuối cùng là người tiêu dùng. 

Phân phối gián tiếp là gì?

Phân phối gián tiếp là phương pháp phổ biến hàng hoá từ nơi sản xuất tới người tiêu dùng cuối cùng thông qua những mắt xích trung gian. Phân phối gián tiếp là một chiến thuật trong chiến lược phân phối. Ngược lại với phương pháp phân phối trực tiếp, phân phối gián tiếp phù hợp với những doanh nghiệp không sở hữu mạng lưới vận chuyển và hậu cần riêng.

Phân phối trực tiếp là gì?

Phân phối trực tiếp là một phương pháp cung ứng hàng hoá trực tiếp từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng mà không thông qua bất kỳ trung gian nào khác. Phương pháp này phù hợp với nhà sản xuất có mạng lưới vận chuyển và hậu cần của riêng mình.

Phân phối độc quyền là gì?

Phân phối độc quyền là một phương pháp phân phối nằm trong chiến lược phân phối, phương pháp này giúp phổ biến sản phẩm/ dịch vụ mà nhà sản xuất chỉ uỷ quyền cho một nhà phân phối trong một khu vực nhất định. Nhà phân phối trở thành đơn vị bán hàng được ủy quyền duy nhất.

Chiến lược phân phối là gì?

Chiến lược phân phối là một bộ tài liệu, nhằm triển khai và định hướng quá trình cung ứng hàng hoá ra thị trường, bao gồm mô hình kênh phân phối, hướng dẫn, quy định và chính sách. Mục tiêu của chiến lược phân phối là phổ biến sản phẩm, từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng.