Cấu trúc ngành là thuật ngữ do Michael Porter, Giáo Sư Trường Kinh doanh Harvard, công bố trên tạp chí Harvard Business Review vào năm 1979.

Xây dựng của cấu trúc ngành và khung 5 lực lượng, giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quát nhằm đánh giá và hoạch định các chiến lược, qua đó đạt được lợi thế cạnh tranh với kết quả là khả năng tạo ra lợi nhuận lớn hơn mặt bằng chung của ngành.

Porter định nghĩa rằng

Chiến lược giải thích và chỉ rõ con đường mà doanh nghiệp có thể đạt hiệu suất vượt trội khi đối mặt với cạnh tranh. 

Để xây dựng tốt các chiến lược, Porter đã đưa ra mô hình khung 5 lực lượng, mô hình này tập trung vào sự cạnh tranh mà doanh nghiệp sẽ phải đối mặt, và cung cấp nền tảng giúp doanh nghiệp có thể đo lường được các hiệu suất vượt trội đó.

Cấu trúc ngành

Một số nội dung trong bài viết này Vũ lược trích những nội dung và kiến thức từ mà Michael Porter viết trong cuốn sách “Chiến lược cạnh tranh” và Joan Magretta với cuốn “Sự thật về chiến lược cạnh tranh”.  

Bài viết này dành cho ai?

  • Những người đam mê và muốn nghiên cứu kinh doanh
  • Những người muốn khám phá, xây dựng chiến lược kinh doanh
  • Những doanh nghiệp đang tìm một công cụ hỗ trợ hoạch định chiến lược
  • Những doanh nghiệp đang lạc lối trong hành trình xây dựng thương hiệu
  • Bất cứ ai quan tâm tới Giáo sư Michael Porter 

Cấu trúc ngành, khung 5 lực lượng giúp ích cho điều gì?

Khung 5 lực lượng mang tới thông tin tuyệt vời, cung cấp con số “trung bình chi phí” mà ngành đang chi trả, giải thích cho “giá bán”. Từ những dữ liệu này, khung 5 lực lượng cung cấp “tỷ suất lợi nhuận bình quân” của ngành hàng mục tiêu mà doanh nghiệp đang hướng tới.

Phân tích khung 5 lực lượng giải đáp cho những câu hỏi quan trọng

  • Điều gì đang diễn ra trong ngành mục tiêu
  • Đưa ra những điều ảnh hưởng, quyết định tới sự cạnh tranh
  • Những điều thực sự quan trọng mà doanh nghiệp cần tập trung

Cấu trúc ngành và khung 5 lực lượng là một công cụ mạnh mẽ và hữu ích hơn so với tất cả các công cụ phân tích môi trường kinh doanh trước kia. Đây là một mô hình khoa học và khách quan để phân tích và tìm kiếm thông tin nhằm chỉ rõ những “các động lực tạo ra sự cạnh tranh”.

Cấu trúc ngành là một mô hình có tính hệ thống, giúp chiến lược không bỏ qua những dữ liệu quan trọng ảnh hưởng tới chiến lược. Bởi vì nó được xây dựng trên những dữ liệu thực tế và trải qua phân tích, không phải là những nội dung liệt kê chủ quan.

chien luoc canh tranh la gi tim hieu 3 chien luoc canh tranh pho bien

Cấu trúc ngành, thành phần của khung 5 lực lượng

Cấu trúc ngành

1. Người mua (khách hàng): khách hàng có sức mạnh yêu cầu thương hiệu giảm giá bán hoặc tăng chất lượng, tính năng của sản phẩm với mục đích nhận nhiều giá trị hơn. 

Khách hàng sử dụng những sản phẩm tiêu dùng hằng ngày và những sản phẩm công nghiệp đều rất nhạy cảm về giá bán, họ có xu hướng ưu tiên mua những sản phẩm giá thấp hơn khi những sản phẩm rơi vào các nhóm sau đây:

  • Sản phẩm không có sự khác biệt hoá
  • Giá bán quá cao so với chi phí sản xuất
  • Giá bán cao hơn mức thu nhập của khách hàng
  • Sản phẩm không ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống/ công việc của khách hàng

2. Người bán (nhà cung cấp): nhà cung cấp với tiềm lực mạnh, đưa ra giá bán cho nguyên vật liệu cao hơn, hoặc yêu cầu các điều khoản thanh toán, điều khoản trong hợp đồng có lợi hơn cho nhà cung cấp, điều này làm giảm tỷ lệ lợi nhuận chung của ngành và nhà cung nhận được nhiều giá trị hơn về cho chính họ.

3. Sản phẩm thay thế: đây là những sản phẩm đáp ứng cùng nhu cầu hoặc giải quyết cùng vấn đề với phân khúc ngành ngành mục tiêu của doanh nghiệp. Sản phẩm thay thế tạo ra giới hạn lên tỷ lệ lợi nhuận chung của ngành.

4. Thương hiệu mới gia nhập: xem xét những thương hiệu mới có thể gia nhập giúp doanh nghiệp tạo ra rào cản gia nhập ngành. Thương hiệu mới đặt ra một mức trần cho giá bán, vì ngành có giá bán cao thường hấp dẫn thương hiệu mới tham gia.

Đồng thời các doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành phải liên tục cải thiện chất lượng sản phẩm lẫn trải nghiệm người dùng nhằm thoả mãn khách hàng. Điều này làm suy giảm tham vọng tham gia ngành của các doanh nghiệp khác.

Rào cản gia nhập bảo vệ ngành, không cho hoặc hạn chế thương hiệu mới được khởi tạo ra trong ngành.

5. Đối thủ cạnh tranh hiện hữu: với một ngành cạnh tranh khốc liệt, tỷ suất lợi nhuận chung của ngành sẽ giảm xuống, các doanh nghiệp hoạt động trong ngành sẽ chấp nhận nhận giảm giá bán thấp, nhận lại ít giá trị do phải làm tăng giá trị cho khách hàng, hoặc chấp nhận hy sinh nhằm loại bỏ các đối thủ.

Porter cảnh báo rằng, cạnh tranh về giá là hình thức đối đầu gây ra thiệt hại nặng nhất. Càng theo đuổi chiến lược cạnh tranh về giá càng làm thương hiệu xa rời mục tiêu trở nên độc nhất của mình, mà hướng tới trở thành số một, một cuộc chiến có tổng bằng 0.

cấu trúc ngàn

Ví dụ về cấu trúc ngành, 5 lực lượng của Apple

Kết

Mục đích thực sự của cạnh tranh là kiếm lợi nhuận, không phải là triệt tiêu đối thủ, làm đối thủ hết đường làm ăn. Cạnh tranh trong kinh doanh là một cuộc đua giành lợi nhuận, cuộc thi kéo co với mục tiêu nhận được nhiều giá trị mà ngành có thể tạo ra.

Cấu trúc ngành là một mô hình động, không phải là một mô hình tĩnh. Xây dựng, phân tích và liên tục kiểm tra phân tích 5 lực lượng cạnh tranh sẽ giúp dự đoán và khai thác sự thay đổi trong cấu trúc của ngành.

Michael Porter cho rằng, những doanh nghiệp có được lợi thế cạnh tranh thực sự là những doanh nghiệp hoạt động với chi phí thấp hơn so với các đối thủ, bán sản phẩm với giá cao hơn mặt bằng chung của ngành, hoặc sở hữu cả hai đặc tính này.

Xin chân thành cảm ơn,

Blog Chienluocphanphoi

Những câu hỏi thường gặp

Cấu trúc ngành là gì?

Cấu trúc ngành là thuật ngữ do Michael Porter Giáo Sư Trường Kinh doanh Harvard, công bố trên tạp chí Harvard Business Review vào năm 1979.

Mục tiêu của cấu trúc ngành là gì?

Mục tiêu của cấu trúc ngành và khung 5 lực lượng là sẽ giúp mọi doanh nghiệp có cái nhìn tổng quát nhằm đánh giá và hoạch định các chiến lược, qua đó đạt được lợi thế cạnh tranh với kết quả là khả năng tạo ra lợi nhuận lớn hơn mặt bằng chung của ngành,

Chiến lược là gì?

Porter định nghĩa rằng “Chiến lược giải thích và chỉ rõ con đường mà doanh nghiệp có thể đạt hiệu suất vượt trội khi đối mặt với cạnh tranh”. 

Cấu trúc ngành, khung 5 lực lượng giúp ích cho điều gì?

Phân tích khung 5 lực lượng giải đáp cho những câu hỏi quan trọng
- Điều gì đang diễn ra trong ngành mục tiêu
- Đưa ra những điều ảnh hưởng, quyết định tới sự cạnh tranh
- Những điều thực sự quan trọng mà doanh nghiệp cần tập trung

Thành phần của khung 5 lực lượng?

1. Người mua (khách hàng)
2. Người bán (nhà cung cấp)
3. Sản phẩm thay thế
4. Thương hiệu mới gia nhập
5. Đối thủ cạnh tranh hiện hữu