Phân phối độc quyền là một phương pháp phân phối nằm trong chiến lược phân phối, phương pháp này giúp phổ biến sản phẩm/ dịch vụ mà nhà sản xuất chỉ uỷ quyền cho một nhà phân phối trong một khu vực nhất định. Nhà phân phối trở thành đơn vị bán hàng được ủy quyền duy nhất.

Ví dụ về phân phối độc quyền là hãng xe hơi BMW uỷ quyền cho Trường Hải phân phối sản tất cả các sản phẩm do BMW sản xuất tại thị trường Việt Nam.

Tổng quan về phân phối độc quyền

Phân phối độc quyền

Chức năng chung của mọi nhà phân phối là thu hút các nhà bán buôn và bán lẻ với mục tiêu bán sản phẩm cho người tiêu dùng. Số lượng nhà phân phối độc quyền phụ thuộc vào mục tiêu của chiến lược kinh doanh

Khi có thoả thuận phân phối độc quyền giữa nhà sản xuất và nhà phân phối, nhà sản xuất không được phép bán sản phẩm cho các nhà phân phối khác ngoại trừ nhà phân phối độc quyền trong phạm vi được xác định trong thoả thuận, thường là khu vực địa lý.

Nhà sản xuất cũng không được phép bán lẻ sản phẩm trong khu vực địa lý, phạm vi uỷ quyền cho nhà phân phối độc quyền. Ngược lại, nhà phân phối độc quyền không được phép phân phối hoặc bán sản phẩm của những đối thủ với nhà sản xuất.

Nhà phân phối độc quyền đồng thời cũng chấp nhận những chính sách về doanh thu, sản lượng phân phối tối thiểu theo thời gian mà nhà sản xuất yêu cầu, những chính sách này thường được thể hiện rõ trong hợp đồng phân phối.

Chỉ những thương hiệu mạnh và có tài sản thương hiệu đủ lớn mới có thể ứng dụng phương pháp phân phối độc quyền, phương pháp này không phù hợp với những thương hiệu ngắn hạn hoặc thương hiệu không chú trọng việc truyền thông, quảng bá xây dựng nhận thức và tài sản thương hiệu.

Blog Chienluocphanphoi

Các doanh nghiệp chủ yếu sử dụng phân phối độc quyền

Phân phối độc quyền

Thông thường tính độc quyền được sử dụng để phân phối các sản phẩm chất lượng cao, có đặc tính kỹ thuật sản xuất phức tạp hoặc quá trình sản xuất khác biệt, trình độ thiết kế, kỹ thuật sản xuất công nghệ cao. Nhân viên bán hàng thường được đào tạo kỹ lưỡng để giới thiệu về thương hiệu và bán hàng.

Ví dụ như các sản phẩm như đồ điện tử, ô tô, điện lạnh…Khách hàng có thể cần các dịch vụ lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng hoặc hậu mãi, những dịch vụ chuyên biệt mà các nhà phân phối độc quyền cần xây dựng đội ngũ và nền tảng đủ lớn để có thể đáp ứng.

Những ngành thường sử dụng phương pháp phân phối độc quyền

  • Các công ty điện tử công nghệ cao
  • Công ty sản xuất thời trang
  • Các công ty sản xuất ô tô
  • Các nhà sản xuất thiết bị công nghiệp

Một số thương hiệu đang sử dụng phương pháp phân phối độc quyền

  • Apple
  • Samsung
  • BMW
  • Gucci
  • Rolex
  • Hyundai
  • Mazda
  • Mercedes
  • Canon
  • HP

Lợi ích của nhà sản xuất khi phân phối độc quyền

Phân phối độc quyền

  • Giữ sự tập trung vào nghiên cứu và sản xuất
  • Tối giản bộ máy bán hàng
  • Doanh thu được đảm bảo
  • Giữ được sự trung thành của các nhà phân phối
  • Phát triển thương hiệu hiệu quả

Lợi ích của nhà phân phối độc quyền

Phân phối độc quyền

  • Tệp khách hàng lớn
  • Không tốn tài nguyên cho việc nghiên cứu, chế tạo
  • Thị trường rộng
  • Chủ động trong kế hoạch bán hàng
  • Nhận được sự hỗ trợ lớn từ nhà phân phối độc quyền
  • Doanh thu và lợi nhuận lớn

Những câu hỏi thường gặp về phân phối

Phân phối độc quyền là gì?

Phân phối độc quyền là một phương pháp phân phối nằm trong chiến lược phân phối, phương pháp này phổ biến sản phẩm hoặc dịch vụ mà nhà sản xuất chỉ uỷ quyền cho một nhà phân phối trong một khu vực được nhất định.

Phân phối độc quyền phù hợp ngành nào?

Các công ty điện tử công nghệ cao
Công ty sản xuất thời trang
Các công ty sản xuất ô tô
Các nhà sản xuất thiết bị công nghiệp

Những thương hiệu đang phân phối độc quyền tại Việt Nam?

Apple
Samsung
BMW
Gucci
Rolex
Hyundai
Mazda
Mercedes
Canon
HP

Chiến lược phân phối là gì?

Chiến lược phân phối là một bộ tài liệu, nhằm triển khai và định hướng quá trình cung ứng hàng hoá ra thị trường, bao gồm mô hình kênh phân phối, hướng dẫn, quy định và chính sách. Mục tiêu của chiến lược phân phối là phổ biến sản phẩm, từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng.

Tại sao cần chiến lược phân phối?

Thế giới kinh doanh ngày nay được xem là một thế giới phẳng, mọi doanh nghiệp đều có cơ hội đưa thông tin, sản phẩm tới tay mọi người tiêu dùng toàn cầu, thông qua hệ thống logistics và những nền tảng trực tuyến. Đã qua thời kỳ kênh phân phối là một bí mật kinh doanh của doanh nghiệp, cơ hội giờ đây được trao cho tất cả mọi người.