Loại hình thương hiệu là những phương thức xây dựng thương hiệu tập trung vào một chủ thể được xác định.

Có thể lựa chọn một hoặc kết hợp nhiều loại hình khi xây dựng thương hiệu cá nhân hoặc tổ chức.

Mọi cuộc hành trình đều bắt đầu bằng những câu hỏi và kinh doanh cũng như vậy. Theo thống kê trên trang tìm kiếm Google, câu hỏi được tìm kiếm nhiều nhất là “Bắt đầu kinh doanh thì làm gì trước tiên?”.

Một trong những hạng mục quan trọng khi bắt đầu hành trình kinh doanh chính là tập trung vào xây dựng và phát triển thương hiệu.

loại hình thương hiệu

Vũ đã viết và chia sẻ nhiều bài viết về thương hiệu và xây dựng thương hiệu, nhưng một câu hỏi đến từ một độc giả đáng mến giúp Vũ tiếp tục có ý tưởng và xây dựng bài chia sẻ này. Câu hỏi là “Mình cần lựa chọn loại hình thương hiệu nào để tập trung và phát triển trong kế hoạch kinh doanh?”

Làm thế nào để hiểu và lựa chọn loại hình thương hiệu phù hợp với mục tiêu kinh doanh, là trọng tâm của bài chia sẻ. Bài viết giúp bạn hiểu, và đưa ra quyết định phù hợp với mục tiêu tạo dựng một thương hiệu có vị trí rõ ràng trên thị trường. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu 11 loại hình thương hiệu ngay sau đây.

1. Loại hình thương hiệu công ty (Corporate Branding)

loại hình thương hiệu

Thương hiệu công ty, nguồn ảnh: shutterstock

Loại hình xây dựng thương hiệu công ty dựa trên luật pháp hiện hành, với sự bảo chứng thông qua những quy định và chính sách của chính phủ nước sở tại.

Xây dựng thương hiệu công ty phù hợp với những cá nhân có ý  chí lớn lao, khát khao xây dựng lên đế chế kinh doanh, tập đoàn của riêng mình. Thương hiệu công ty là một giá trị bảo đảm phía sau sản phẩm hoặc dịch vụ mà công ty đó cung cấp.

Loại hình thương hiệu công ty có đặc tính bền vững, thể hiện qua nó có thể chuyển tiếp nhiều thế hệ, nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau. Loại hình này có thể hướng tới thương hiệu di sản.

Khách hàng thường có xu hướng liên kết, tin tưởng những sản phẩm mới khi chúng được đại diện bởi thương hiệu công ty, mà họ đã từng có trải nghiệm.

Loại hình thương hiệu công ty phù hợp với những cá nhân/tổ chức có nhiều chủng loại sản phẩm, muốn và có tiềm năng phát triển nhiều ngành, nhiều khu vực địa lý, văn hoá khác nhau.

2. Loại hình thương hiệu cá nhân (Personal Branding)

loại hình thương hiệu

Thương hiệu cá nhân, nguồn ảnh: shutterstock

Loại hình thương hiệu cá nhân đề cập đến khái niệm xây dựng thương hiệu cá nhân. Trái ngược với xây dựng thương hiệu công ty, thương hiệu cá nhân tập trung xây dựng nhận thức một cá thể. Xây dựng thương hiệu công ty tập trung xây dựng nhận thức của một tập thể.

Thương hiệu cá nhân đặc biệt quan trọng với những người mong muốn tạo ra tầm ảnh hưởng (những người nổi tiếng, chính trị gia, lãnh đạo công ty, hoặc thậm chí là từng nhân sự trong mọi tổ chức).

Mục tiêu thường là làm tăng tín nhiệm hoặc duy trì sự ảnh hưởng đến công chúng, hỗ trợ hiệu quả cho sự nghiệp hoặc công việc kinh doanh, phát triển sự nghiệp.

Phương pháp truyền thông qua mạng xã hội là công cụ mạnh mẽ khi xây dựng thương hiệu cá nhân.

Thông qua mạng xã hội, mọi cá nhân có thể tiếp cận không giới hạn công chúng, dưới quan điểm, góc nhìn cá nhân và đặc biệt mạng xã hội thì hoàn toàn miễn phí.

3. Loại hình thương hiệu sản phẩm (Product Branding)

loại hình thương hiệu

Hình ảnh gia đình người Việt Nam với chiếc xe Honda tại Sài Gòn năm 1960, nguồn ảnh: saigoneer.com

Bạn có bao giờ nghe thấy từ “mì tôm” (mì miliket với hình ảnh hai chú tôm đối xứng) thay thế cho “mì gói” “mì ăn liền” hay “xe Honda” thay thế cho “xe gắn máy” chưa? đó là đỉnh cao của về thành công thương hiệu sản phẩm. Loại hình thương hiệu có thể điều khiển tâm trí người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm, thay vì lựa chọn thương hiệu. 

Loại hình thương hiệu sản phẩm thường được thể hiện dưới hình thức biểu tượng, màu sắc,…  Mục tiêu là ghi dấu ấn khác biệt và rõ ràng, giúp người tiêu dùng kết hợp tên thương hiệu với các tín hiệu này trở thành những điển tích đáng nhớ. 

Loại hình thương hiệu sản phẩm yêu cầu chất lượng sản phẩm là ưu tiên số 1, chất lượng sản phẩm quan trọng hơn thương hiệu.

4. Loại hình thương hiệu chỉ dẫn địa lý (Geographical Branding)

loại hình thương hiệu

Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, nguồn ảnh: Báo Quảng Ninh

Nếu bạn làm trong ngành du lịch hoặc nông sản thì loại hình thương hiệu này rất đáng để bạn nghiên cứu kỹ lưỡng.

Thương hiệu chỉ dẫn địa lý tập trung vào bản sắc, văn hoá hoặc những điểm độc đáo của một khu vực địa lý.

Bạn cũng sẽ thường thấy một quốc gia hay vùng lãnh thổ tuyên bố về danh sách ẩm thực, trang phục, sản phẩm, công trình… như Vịnh Hạ Long – Việt Nam , Kim tự tháp – Ai Cập, Tượng nữ thần tự do – Mỹ…

Phương pháp xây dựng thương hiệu chỉ dẫn địa lý thường cường điệu hoá những câu chuyện hoặc tập trung vào sự khác biệt về vị trí, khí hậu, lịch sử, văn hoá, con người.

5. Loại hình thương hiệu online

loại hình thương hiệu

Một bản trẻ đang thực hiện ghi hình và âm thanh, nguồn ảnh: Shutterstock

Loại hình còn được gọi là “thương hiệu trên mạng” hay “thương hiệu trên internet”.

Loại hình thương hiệu này đề cập tới cách thương hiệu cá nhân hoặc thương hiệu công ty xuất hiện trực tuyến. Nó có thể là một Blogger, một website, kênh youtube, podcast… hoặc bất kỳ điều gì mà thương hiệu hiển thị trực tuyến.

6. Loại hình thương hiệu offline

11 loai hinh thuong hieu pho bien ai cung can biet va hieu de lua chon 7

Trung tâm triển lãm SECC Quận 7, nguồn ảnh: Báo dân sinh

Loại hình thương hiệu này tương tác trực tiếp giữa con người với con người, thể hiện thông qua việc xây dựng mối quan hệ đối tác. Nó cũng có thể là cá nhân hoặc công ty gặp gỡ khách hàng tiềm năng của mình thông qua danh thiếp, brochure, catalogue, hội trợ, triển lãm…

Xây dựng thương hiệu offline yêu cầu người phát ngôn, truyền thông, nhân viên bán hàng có sự am hiểu về thương hiệu, cùng kỹ năng thuyết phục tốt.

7. Loại hình thương hiệu hợp tác (Co-branding)

11 loai hinh thuong hieu pho bien ai cung can biet va hieu de lua chon 8

Ly uống nước bộ phim Avengers: Hồi kết, nguồn ảnh: internet

Đây là loại hình mà các thương hiệu khác nhau gặp gỡ và xây dựng mối quan hệ cùng có lợi.

Hợp tác là khi hai hoặc nhiều thương hiệu kết nối với nhau thông qua một sản phẩm hoặc dịch vụ.

Ví dụ: các hãng phim hợp tác với các rạp chiếu phim, sản xuất ly vật dụng quà tặng bén kèm, dựa trên nhân vật trong bộ phim đang trình chiếu.

8. Loại hình thương hiệu dịch vụ (Service Branding)

loại hình thương hiệu

Tư vấn khách hàng, nguồn ảnh: shutterstock

Loại hình thương hiệu này đặt trong tâm của mọi hoạt động vào khách hàng, cung cấp cho khách hàng những dịch vụ hoàn hảo. 

Trong khi hầu hết các thương hiệu khác cố gắng làm cho khách hàng không rời xa mình, thì thương hiệu dịch vụ tiến một bước xa hơn, thương hiệu dịch vụ đặc biệt tập trung vào giá trị cảm nhận, cảm xúc của khách hàng và làm khách hàng cảm thấy hạnh phúc, thoả mãn và thấy họ thực sự được trân trọng.

Đây là lợi thế cạnh tranh, điểm đặc biệt mà loại hình thương hiệu này cung cấp.

9. Loại hình thương hiệu kết hợp thành phần (Ingredient Branding)

Loại hình thương hiệu

Nguồn ảnh: linustechtips

Đây là loại hình sử dụng một hoặc nhiều nhãn hiệu có uy tín, và sức ảnh hướng lớn trong thành phần tạo nên sản phẩm hoặc dịch vụ.

Mục tiêu là làm tăng độ tin cậy cho toàn bộ sản phẩm. Loại hình thương hiệu này dựa trên sự hợp tác chiến lược và thỏa thuận nhượng quyền được các thương hiệu được ký kết với nhau.

Ví dụ: Chip Intel hoặc card màn hình Nvidia thường được gắn nhãn trên các máy tính laptop.

10. Loại hình thương hiệu nhà hoạt động xã hội (Activist Branding)

Loại hình thương hiệu

Tuy hứng chịu nhiều gạch đá nhưng Kaepernick và chiến dịch “Believe in Something” của Nike đã tạo được những kỷ lục đáng kể. Bằng chứng là doanh số tăng vọt 31% và giá cổ phiếu của công ty đạt mức cao nhất mọi thời đại. Đây là một chương trình hướng đến cộng đồng.

Nếu vì một nguyên nhân nào đó mà khách hàng giảm bớt hoặc mất niềm tin vào thương hiệu.Nguyên nhân đó có thể đến từ cách xây dựng thương hiệu chưa hướng tới cộng đồng.

Loại hình thương hiệu nhà hoạt động xã hội, chia sẻ các giá trị mà thương hiệu có được cho cộng đồng một cách tích cực. Mục tiêu của loại hình này giúp thương hiệu được nhận thức là có trách nhiệm với cộng đồng.

>> Xem thêm: Chiến lược marketing là gì? Hướng dẫn xây dựng từ cơ bản tới nâng cao, quy trình xây dựng 5T

11. Loại hình thương hiệu “không có thương hiệu” (“No-brand” Branding)

Loại hình thương hiệu

No Band, thương hiệu Hàn Quốc.

Thoạt nghe thì có vẻ hơi buồn cười, nhưng đây là loại hình “siêu tối giản”, loại hình này có thể tiếp cận với khách hàng của mình không thông qua bất kỳ một dấu hiệu nào. 

Nhiều doanh nghiệp áp dụng loại hình thương hiệu này dựa trên triết lý “làm mọi thứ có giá cả tối ưu”, nhấn mạnh việc họ không có thương hiệu như một sự khác biệt nhằm giảm chi phí vận hành, sản xuất, mang tới khách hàng những sản phẩm tốt với giá cả phải chăng.

Kết luận

Bài chia sẻ 11 loại hình thương hiệu này cung cấp góc nhìn toàn cảnh về phương pháp và cách thức xây dựng thương hiệu toàn cầu.

Hiểu đúng và hiểu đủ, lựa chọn và thực hiện loại hình nào phụ thuộc vào mục tiêu và tầm nhìn của bạn.

Không nhất thiết chỉ áp dụng một loại hình trong quá trình kinh doanh, bạn có thể áp dụng một hoặc nhiều loại hình cùng lúc, nhưng hãy đảm bảo nó phù hợp với nguồn lực, tài nguyên mà bạn sở hữu.

Những câu hỏi thường gặp về loại hình thương hiệu

Loại hình thương hiệu là gì?

Loại hình thương hiệu là những phương thức xây dựng thương hiệu tập trung vào một thực thể được xác định. Có thể lựa chọn một hoặc kết hợp nhiều loại hình khi xây dựng thương hiệu cá nhân hoặc tổ chức.

Khi bắt đầu kinh doanh nên làm gì trước tiên?

Mọi cuộc hành trình đều bắt đầu bằng những câu hỏi, kinh doanh cũng như vậy, câu hỏi khi bắt đầu hành trình kinh doanh theo thống kê trên trang tìm kiếm Google là “Khi bắt đầu kinh doanh nên làm gì trước tiên?”. Một trong những hạng mục quan trọng khi bắt đầu hành trình kinh doanh chính là tập trung vào xây dựng và phát triển thương hiệu.

Thương hiệu công ty là gì?

Loại hình thương hiệu công ty có hiệu quả bền vững lâu dài, nó có thể chuyển tiếp qua nhiều thế hệ và nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau và hướng tới thương hiệu di sản. Khách hàng thường có xu hướng liên kết và tin tưởng những sản phẩm mới khi chúng được đại diện bởi thương hiệu công ty mà họ đã từng có trải nghiệm.

Thương hiệu cá nhân là gì?

Xây dựng thương hiệu cá nhân là giải pháp để một người làm cho mọi người xung quanh nhìn nhận, suy nghĩ và đánh giá về mình theo cách mà người đó muốn.

Thương hiệu là gì?

Thương hiệu là cách thức mà một tổ chức hoặc cá nhân tạo nên, được cảm nhận hữu hình, hoặc vô hình bởi những người đã trải nghiệm nó. Thương hiệu không đơn giản là một cái tên, một câu khẩu hiệu, một biểu tượng. Thương hiệu là sự cảm nhận, nhận biết sản phẩm, hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp khơi gợi lên.