Không mập mờ cũng không hề giấu giếm, chiến lược phân phối của Coca Cola luôn đồng hành và là một phần không thể tách rời của mọi chiến dịch truyền thông thương hiệu.
Theo thống kê, mỗi ngày Coca Cola cung cấp hơn 1,9 tỷ sản phẩm nước giải khát. Trong đó cứ mỗi giây lại có thêm 10 nghìn lon Coca Cola được bán ra trên phạm vi toàn cầu.
Để vận hành trơn tru và hiệu quả được cả một hệ thống, cũng như một thương hiệu khổng lồ của thế giới như vậy. Coca Cola luôn theo đuổi và tuân thủ nghiêm ngặt những triết lý kinh doanh, chiến lược marketing hay chiến lược kênh phân phối của họ.
Được ra đời vào khoảng đầu những năm 2000, chiến lược phân phối của Coca Cola không chỉ là bài học cho hàng nghìn thương hiệu nước giải khát lớn nhỏ.
Mà còn là tấm gương cho hàng triệu thương hiệu, ở đa dạng các lĩnh vực và ngành nghề khác nhau. Trên con đường xây dựng thành công một thương hiệu di sản, cung cấp chuỗi giá trị cho hàng triệu người tiêu dùng và đồng thời kết hợp với các giá trị cộng đồng.
Bí mật nằm ở chiến lược phân phối của Coca Cola
Nhiều người lầm tưởng rằng bí mật đằng sau sự vươn lên và “hoá rồng” thần tốc. Để Coca Cola trở thành thương hiệu nước giải khát hàng đầu thế giới, với doanh thu hằng năm đạt hơn một tỷ USD nằm ở công thức nước uống của họ.
Tuy nhiên trên thực tế mọi bí mật thành công kinh doanh, lại đều nằm ở chiến lược phân phối của Coca Cola.
Chiến lược phân phối của Coca Cola chỉ thật sự bắt đầu vào năm 2006. Khi họ chính thức thành lập và đưa vào hoạt động tập đoàn đầu tư đóng chai. Với 225 đối tác cùng gần một triệu nhà máy đóng chai trên phạm vi toàn cầu.
Nguyên nhân ra đời của tập đoàn đầu tư đóng chai
Tháng 1 năm 2006, Coca Cola cho thành lập Bottling Investments Group – Tập đoàn đầu tư đóng chai và gọi tắt là BIG.
Thông qua sở hữu và kiểm soát một phần hoạt động của 225 đối tác đóng chai. BIG ra đời với vai trò kiểm soát nguồn vốn phân bổ, cũng như cân bằng quản lý hoạt động chuyên môn của từng đối tác. Nhằm đảm bảo năng lực phát triển đồng đều và bền vững của họ.
Dưới sự chèo lái của Marcelo Boffi – người có hơn 20 năm kinh nghiệm cùng Coca Cola đặt chân đến nhiều thị trường tiềm năng như Colombia, Argentina hay Trung Quốc.
BIG lựa chọn và đầu tư vào hàng trăm đối tác đóng chai một cách có chọn lọc. Tạm thời đặt họ dưới quyền kiểm soát và sở hữu của Coca Cola.
Để đến khi hoạt động của các đối tác đi vào ổn định, hiệu suất lẫn chất lượng làm việc của đội ngũ nhân công được tôi luyện đầy đủ. BIG sẽ tìm kiếm một nhà đóng chai có năng lực toàn diện, tiếp nhận và thay Coca Cola phát triển các hoạt động tại địa phương.
Bản thân BIG bắt đầu tiến dần đến thoái vốn, tiếp tục xoay vòng hoạt động đầu tư nhằm thúc đẩy tăng trưởng dài hạn ở các thị trường trọng tâm. Hạn chế hoặc giải quyết triệt để những rủi ro về đầu tư và cơ cấu.
Tác động tích cực đến chiến lược phân phối của Coca Cola
Coca Cola định vị trong nhận thức và trí nhớ của người tiêu dùng bằng cụm từ “nước ngọt có gas.” Nhưng không phải ai cũng biết rằng họ là một thương hiệu có hướng tiếp cận thị trường đa chiều, hay thậm chí là đa sản phẩm.
Từ nước giải khát, trà, cà phê cho đến những sản phẩm làm từ đậu nành. Thống kê đã chỉ ra rằng Coca Cola đang sở hữu hơn 3.500 sản phẩm đồ uống, đến từ khoảng 500 nhãn hiệu khác nhau.
Nếu mỗi ngày bạn đều chọn uống thử một sản phẩm mới của Coca Cola. Thì bạn phải mất đến 9 năm thanh xuân, để trở thành người đã sử dụng toàn bộ các sản phẩm của hãng.
Điều này buộc đội ngũ Coca Cola, đặc biệt là những người xây dựng nên chiến lược phân phối của Coca Cola, phải có cách kiểm soát tốt hoạt động cung ứng của họ trên toàn cầu.
Coca Cola thì luôn chú ý đến từng tiểu tiết trong quy trình kiểm soát chuỗi cung ứng. Đến cả việc chọn lựa địa điểm xây nhà máy ở gần các nhà máy sản xuất đường nguyên liệu, hoặc gần nguồn nước sạch để đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế theo từng địa phương.
Việc thương hiệu này không trực tiếp cầm trịch toàn bộ quy trình sản xuất, đóng chai hay cung ứng sản phẩm.
Mà phần lớn đều thông qua hàng trăm đối tác đóng chai toàn cầu cũng chứng minh rằng, chiến lược phân phối của Coca Cola luôn lấy chất lượng chuỗi cung ứng làm nền tảng.
Chiến lược truyền thông hay chiến lược phân phối của Coca Cola có thể mang tính đại chúng, nhưng công thức làm nên sản phẩm của Coca Cola thì không.
Coca Cola không gửi trực tiếp sản phẩm đến đối tác đóng chai, mà chỉ gửi sản phẩm cô đặc ở dạng syrup. Sau đó cùng với công thức bổ sung phụ gia, không hề liên quan đến công thức sản phẩm gốc mà các đối tác đóng chai sẽ chế biến thành sản phẩm sau cùng.
Kết hợp với hệ thống cung ứng real-time
Từ thành phẩm tại nhà máy đóng chai đến tận tay người dùng cuối, lại là một câu chuyện hoàn toàn khác khi ta được chứng kiến sự kết hợp của công nghệ. Vào trong chiến lược phân phối của Coca Cola cũng như quy trình cung ứng hàng hoá của họ.
Theo đó quy trình đóng chai thành phẩm, chuyển hàng đến điểm bán hàng gần nhất, thậm chí là kiểm soát lưu kho đều được Coca Cola xử lý và vận hành theo thời gian thực.
Mỗi xe tải vận chuyển của Coca Cola đều được lắp thiết bị GPS. Đảm bảo kiểm soát rủi ro giao thông, tìm ra chặng đường di chuyển ngắn nhất và đảm bảo từ lúc đóng gói thành phẩm, đến lúc hàng hoá có mặt tại điểm phân phối không được lâu hơn 48 giờ.
Thậm chí khi tính riêng tại thị trường Hoa Kỳ. Chiến lược phân phối của Coca Cola được ghi nhận sở hữu đội xe vận tải đứng thứ nhì cả nước, chỉ xếp sau công ty bưu chính quốc gia.
Bên cạnh đó chiến lược phân phối của Coca Cola còn đưa vào sử dụng hệ thống ASRS – truy xuất và lưu trữ tự động tại kho.
Nhờ vậy, Coca Cola đã kiểm soát một cách hoàn hảo, tính toán và luân chuyển hàng hoá một cách chính xác nhất dù hệ thống kho sở hữu số lượng lên đến 30.000 kệ hàng.
Lời kết
Chiến lược phân phối của Coca Cola là một bài học bổ ích, không chỉ đối với nhiều thương hiệu nước giải khát mà còn dành cho hàng triệu thương hiệu lớn nhỏ trên toàn cầu.
Đặc biệt phù hợp với các thương hiệu nước ngoài đang trên đường tạo dựng, phát triển và củng cố vị thế tại Việt Nam. Khi đất nước hình chữ S mang đến cho họ một thị trường đầy thách thức, trong việc lựa chọn hoặc tôn trọng hoặc thay đổi văn hoá địa phương.
Coca Cola đã chọn tôn trọng và phát triển dựa trên nền tảng sẵn có của nhiều quốc gia. Khi chiến lược phân phối của Coca Cola vốn rất gần gũi với chiến lược marketing và truyền thông thương hiệu, đó là “thương hiệu toàn cầu, am hiểu địa phương.”
Để tìm hiểu chi tiết hơn về những kinh nghiệm và bài học từ chiến lược phân phối của Coca Cola, nhằm bổ sung cho những khuyết điểm còn sót lại trên hành trình xây dựng chiến lược marketing và xây dựng thương hiệu.
Hãy ngay lập tức liên hệ với đội ngũ của Vũ, thông qua số hotline 0366 366 999.
Xin chân thành cảm ơn,
>> Tham khảo thêm bài viết của Vũ: https://anninhthudo.vn/nhung-bi-mat-trong-chien-luoc-phan-phoi-cua-coca-cola-post489238.antd
Những câu hỏi thường gặp về Coca Cola
Chiến lược phân phối của Coca Cola bắt đầu từ năm bao nhiêu?
Chiến lược phân phối của Coca Cola chỉ thật sự bắt đầu vào năm 2006. Khi họ chính thức thành lập và đưa vào hoạt động tập đoàn đầu tư đóng chai. Với 225 đối tác cùng gần một triệu nhà máy đóng chai trên phạm vi toàn cầu.
Mỗi ngày Coca Cola cung cấp bao nhiêu chai nước giải khát?
Theo thống kê, mỗi ngày Coca Cola cung cấp hơn 1,9 tỷ sản phẩm nước giải khát.
Coca Cola đang sở hữu bao nhiêu loại đồ uống?
Coca Cola đang sở hữu hơn 3.500 sản phẩm đồ uống, đến từ khoảng 500 nhãn hiệu khác nhau.
Coca Cola do ai thành lập?
Coca Cola do dược sĩ John S Pemberton thành lập ngày 08/05/1886 tại Atlanta, Georgia, Hoa Kỳ.
Nước giải khát Coca Cola được tạo ra như thế nào?
Ban đầu, Pemberton chỉ định sáng chế ra một loại thuốc bình dân giúp chống đau đầu và mệt mỏi. Ông đã mày mò và thử nghiệm, pha chế thành công một loại siro có màu đen như cà phê. Loại siro này trộn với nước lạnh sẽ có thể được một thứ nước giảm nhức đầu và tăng sảng khoái.