Không thể phủ nhận việc trở thành agency nổi tiếng là mục tiêu mà nhiều đội ngũ xây dựng thương hiệu và truyền thông quảng cáo đang theo đuổi.

Nhiều ngày qua cộng đồng mạng và dư luận trong nước đang bàn tán, bày tỏ quan điểm về một nhân vật tạm gọi là “Sư thầy Minh Tuệ” – người đã có 4 lần bộ hành khắp chiều dài đất nước, tập tu hạnh đầu đà theo Phật giáo và tuyệt đối không nhận tiền hoặc hiện kim từ bất cứ ai. Bỏ qua các vấn đề tôn giáo, không khó hiểu khi Sư thầy Minh Tuệ nhận được sự ủng hộ của rất nhiều người.

Trở thành agency nổi tiếng hay hiệu quả?

Ở phương diện vật chất, thầy Minh Tuệ không “thương mại hoá” hành trình tu học dưới bất cứ hình thức nào. Không nhận tiền, không nhận quà, thậm chí quần áo mới và các dụng cụ thiết yếu cũng không. Ở phương diện tinh thần, thầy Minh Tuệ không dạy dỗ và giáo điều bất cứ ai về phương pháp tu tập của bản thân. 

Với danh xưng là “con”, thầy Minh Tuệ chỉ đơn giản là kể lại hành trình theo đạo của mình. Còn ai đồng tình hay phản đối, ủng hộ hay miệt thị, làm theo hay bày trừ thì đó là quyền tự do cá nhân của mỗi người.

Trên chặng đường hỗ trợ, tư vấn và đồng hành cùng nhiều thương hiệu trong và ngoài nước, đội ngũ của Vũ cũng xây dựng định hướng có vài nét tương đồng nhất định – ít nhất là ở phương diện tinh thần. Không đề cao danh vọng, sự nổi tiếng hay liên tục giành được những thành tích nổi trội, Vũ định hướng trở thành đội ngũ agency hiệu quả và đóng góp cho thành công của các thương hiệu mà mình có cơ hội hợp tác.

Vũ không chắc bạn có thể nhìn thấy tên tuổi hay hình ảnh của đội ngũ này trên TV, báo chí hay bản đồ các agency nổi tiếng trên phạm vi toàn quốc. Nhưng thật tốt nếu như bạn nhìn thấy Vũ, trong khi đang tìm kiếm một nhà tư vấn chiến lược và xây dựng hình ảnh thương hiệu hiệu quả. 

Vì vượt lên trên những giá trị bề ngoài hay câu từ thể hiện tính chuyên nghiệp, hiệu quả mới là định hướng và mục tiêu sau cùng của Vũ ở trong từng dự án.

Vũ định hướng trở thành agency nổi tiếng hay agency hiệu quả?

Vũ định hướng trở thành agency nổi tiếng hay agency hiệu quả?

Cũng với mục đích kể lại chặng hành trình mà đội ngũ đã đi qua cho đến thời điểm này, thay vì phán xét mục tiêu của agency này là sai, hay định hướng của agency kia là không hợp lý. Vũ muốn gửi đến các bạn bài chia sẻ với chủ đề: Phấn đấu trở thành agency nổi tiếng hay hiệu quả? Một số nội dung chính sẽ có trong bài như sau:

  • Quan điểm của Vũ về mục tiêu trở thành một agency nổi tiếng.
  • Vũ chọn đi theo sự nổi tiếng hay tính hiệu quả trên hành trình của mình.
  • Vũ có từng hoặc sẽ thay đổi định hướng của mình trong tương lai không? Vì sao?

Ngay bây giờ sẽ là nội dung chi tiết, hy vọng các bạn đều sẽ theo dõi và thấu cảm một cách trọn vẹn nhất, để cùng Vũ đưa ra những ý kiến hay quan điểm cá nhân về chủ đề lần này.

triet ly kinh doanh la gi 5 buoc de xay dung triet ly kinh doanh 1

Về mục tiêu trở thành agency nổi tiếng

Ngày nay nổi tiếng chắc chắn luôn là mục tiêu của nhiều cá nhân, nhóm người và đội ngũ thuộc bất cứ một lĩnh vực nào đó. Nhưng nếu quay lại giai đoạn nửa đầu thế kỷ thứ 19 trở về trước, khái niệm “nổi tiếng” sẽ trở nên mơ hồ trong tâm trí của bất cứ ai – dù đó có là một triết gia, một tác giả sách hay một Giáo sư đến từ trường đại học danh tiếng.

Người nổi tiếng hiện đại đầu tiên được công nhận sinh vào tháng 10 năm 1844, đó là bà Sarah Bernhardt – nữ diễn viên gốc Do Thái nhưng lớn lên và nổi tiếng ở Pháp trong giai đoạn cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Là một nữ nghệ sĩ đa tài khi ngoài sự nghiệp diễn xuất, bà còn được biết đến với vai trò doanh nhân, tác giả sách và là một biểu tượng thời trang.

Sarah Bernhardt cũng là người có quan hệ tốt với giới báo chí, bà sớm nhận ra giá trị của việc tận dụng những mối quan hệ đó, kết hợp cùng danh tiếng của bản thân để phát triển mức độ ảnh hưởng. 

Ông Marcus tác giả cuốn sách The Drama Of Celebrity từng nhận định: “Giai đoạn đó người nổi tiếng bắt đầu xuất hiện ở khắp nơi, nhưng Bernhardt đã định nghĩa khái niệm người nổi tiếng thời hiện đại – để hiểu rằng quyền lực trong mối quan hệ với công chúng của truyền thông và người nổi tiếng là ngang bằng nhau.”

Sarah Bernhardt được công nhận là người nổi tiếng đầu tiên (ảnh: ThoughtCo).

Sarah Bernhardt được công nhận là người nổi tiếng đầu tiên (ảnh: ThoughtCo).

Cần biết rằng sự nổi tiếng của bà Sarah Bernhardt không đến một cách ngẫu nhiên, cũng không hoàn toàn đến từ năng lực diễn xuất của bà ở trên sân khấu. Tròn 100 năm sau ngày bà qua đời và tại triển lãm tổ chức ở Paris vì mục đích tưởng nhớ, ông Annick Lemoine Giám đốc trung tâm triển lãm đã chia sẻ như sau: 

Bà ấy đã yêu cả đàn ông và phụ nữ, tự kiếm tiền và đi ngao du khắp thế gian, có một đứa con ngoài giá thú và nuôi dạy nó theo cách bà ấy muốn. Bernhardt sẵn sàng làm tất cả những gì mình muốn mà không quan tâm đến chuyện người khác nghĩ gì.

Không chỉ với cá nhân bà Sarah Bernhardt, sự nổi tiếng đối với bất cứ ai đủ sức giành lấy và sở hữu nó đều đến từ hai yếu tố. Một là kinh nghiệm cùng với năng lực tạo ra giá trị tốt đẹp ở ngành nghề, lĩnh vực mà người đó đang tham gia vào – vượt lên trên các giá trị hữu hình mang tính địa vị, vật chất hay tiền thù lao. Hai là khả năng tạo ra sự khác biệt, thu hút bất cứ ai chỉ bằng những đặc tính vô cùng nổi bật của bản thân.

Điều này khác rất xa so với thực tế đời sống hiện nay, khi mức độ thành công và nổi tiếng của một nghệ sĩ được đánh giá bằng số mảnh đất, số ngôi nhà hay số chiếc xe mà họ sở hữu. Mức độ nổi tiếng của một doanh nhân được quyết định bằng việc họ có góp mặt trên show truyền hình thực tế hay không, có tham gia vào các hội nhóm doanh nhân để mở rộng thêm nhiều mối quan hệ có lợi hay chưa?

Thực tế tương tự cũng đang diễn ra trong thế giới các agency, đặc biệt với mô hình agency truyền thông quảng cáo và xây dựng thương hiệu. Thay vì tạo ra giá trị thật và đóng góp trực tiếp vào thành công của mỗi dự án thương hiệu, nhiều đội ngũ agency lại đang xác định nhiệm vụ trọng tâm là giành được bao nhiêu giải thưởng, tiếp cận được bao nhiêu khách hàng tiềm năng mỗi ngày dù biết chúng chỉ là thành tích về mặt con số.

Tiếng tăm và danh hiệu là những điều agency nổi tiếng theo đuổi (ảnh: nwtrophy).

Tiếng tăm và danh hiệu là những điều agency nổi tiếng theo đuổi (ảnh: nwtrophy).

Sự nổi tiếng dĩ nhiên không đồng nghĩa với năng lực và mức độ hiệu quả của mỗi agency. Nhưng nó đang trở thành một “tiêu chuẩn số đông” để nhiều đội ngũ agency chạy theo, công nhận mục tiêu trở thành agency nổi tiếng nhằm xây dựng nơi khách hàng, đối tác doanh nghiệp một niềm tin không có cơ sở vững chắc. 

Niềm tin đó chỉ được thể hiện qua những con số vô hồn, những bảng thành tích không có giá trị chuyển đổi nếu đối tác doanh nghiệp kỳ vọng vào thành công theo đúng nghĩa đen. Nghĩa là thành công được đo lường bằng các giá trị thương hiệu bền vững, chứ không chỉ là một thiết kế logo bắt mắt, hay một chiến dịch marketing thành công về mặt con số nhưng hoàn toàn không có tác động tích cực đến nhận thức thương hiệu.

Vũ chọn trở thành agency nổi tiếng hay agency hiệu quả?

Thích được nổi tiếng và xây dựng chiến lược, kế hoạch để trở nên nổi tiếng là hai phạm trù hoàn toàn khác nhau. Nhiều người thích được nổi tiếng không có nghĩa là ai cũng thích được nổi tiếng, xây dựng chiến lược và kế hoạch để thật sự trở nên nổi tiếng lại càng hiếm hoi hơn. 

Ví như nhìn vào số ít TikToker sở hữu nguồn thu khủng từ các hoạt động sáng tạo nội dung chỉ là nhìn vào bề nổi – số lượng các nhà sáng tạo nội dung nhưng chẳng ai quan tâm, chẳng ai theo dõi nhiều hơn thế gấp vạn lần.

Ranh giới mong manh giữa nổi tiếng và tai tiếng (ảnh: TikTok).

Ranh giới mong manh giữa nổi tiếng và tai tiếng (ảnh: TikTok).

Nhìn vào số ít các ca sĩ, diễn viên nổi tiếng rồi nghĩ rằng trở thành nghệ sĩ không hề khó – đó là chưa nhìn thấy những ca sĩ có năng lực tốt, những diễn viên có tài năng được công nhận nhưng sau hàng thập kỷ theo nghề, vẫn phải đi “hát lót” với mức thu nhập vài trăm ngàn đồng, hoặc sắm vai kép phụ trong những bộ phim không tạo được quá nhiều tiếng vang.

Theo quan điểm cá nhân của Vũ, những người không có đủ cả khát khao, ý chí lẫn thực lực trong nghề thì không nổi tiếng cũng chẳng có gì lạ – thậm chí không nổi tiếng có lẽ sẽ tốt hơn cho chính họ và cả khán giả như chúng ta nữa. Điều nhiều người băn khoăn là có những ca sĩ, diễn viên có đủ khát khao và năng lực nhưng vẫn chưa được biết tên, chưa thật sự nổi tiếng thì sao?

Nếu chỉ nhìn ở góc độ của sự nổi tiếng và được nhiều người biết đến, quan tâm để thông qua đó mang lại nguồn thu lớn cho bản thân, chắc chắn nhóm những ca sĩ hay diễn viên này chưa thể được xem là thành công – dù họ có thực tài hay là không. Nhưng nếu đứng nhìn ở góc độ cá nhân, đặt mình vào vị trí của họ thì câu chuyện sẽ trở nên rất khác.

Ở góc độ cá nhân, hãy tự đặt câu hỏi rằng sự nổi tiếng có phải đích đến cuối cùng mà những nghệ sĩ này muốn theo đuổi hay không? Như Vũ đã nói, nhiều người thích được nổi tiếng không đồng nghĩa là ai cũng thích được nổi tiếng (hoặc theo đuổi mục tiêu trở thành người nổi tiếng). 

Trở thành agency nổi tiếng không phải mục tiêu duy nhất (ảnh: Unsplash).

Trở thành agency nổi tiếng không phải mục tiêu duy nhất (ảnh: Unsplash).

Vậy nên mới có chuyện thế giới âm nhạc phân chia làm nhiều trường phái – từ mainstream cho đến indie, từ underground cho đến overground. Thế giới phim ảnh thậm chí còn phức tạp hơn khi có những bộ phim đoạt giải Oscar dù trước đó không hề tồn tại, tạo tiếng vang trong lòng công chúng. Một số bộ phim thì bỗng dưng nhận về nhiều lượt xem trên Netflix hay Disney+, dù trước đó không quá thành công khi mang đi chiếu rạp.

Trong thâm tâm của không ít các nghệ sĩ, việc được sống và gắn bó với nghệ thuật suốt một thời gian dài cũng đã là thành công. Thay vì được ghi nhận bởi tiếng tăm ở trong ngành giải trí, bằng số lượng “book show” hay mức thù lao cao đến không thể tin nổi, việc vẫn nhận được sự tin yêu của người hâm mộ trên khắp cả nước, thậm chí trên toàn thế giới đã là sự công nhận lớn lao mà không tiền bạc hay danh vọng nào so sánh được.

Khi nhìn rộng sang nhiều lĩnh vực khác và ứng dụng triết học để luận bàn về sự nổi tiếng, cần ngay lập tức đề cập đến câu nói nổi tiếng sau của Triết gia Plato: “Quyền lực không làm thay đổi một con người, nó chỉ làm bộc lộ bản chất thật sự của họ.” 

Trong khi đó Nhà phê bình xã hội người Đan Mạch Soren Kierkegaard đã nhận định: “Việc trở nên nổi tiếng cũng kéo theo nhiều áp lực từ phía dư luận, khiến chúng ta lo lắng về các đánh giá của người khác. Dẫn đến suy nghĩ và hành động vì mục tiêu được công nhận nhiều hơn, thay vì hướng đến hiệu quả và lợi ích của công việc mình theo đuổi.”

Điểm chung giữa agency nổi tiếng và người nổi tiếng? (ảnh: Music Grotto).

Điểm chung giữa agency nổi tiếng và người nổi tiếng? (ảnh: Music Grotto).

Như đã chia sẻ ở phần đầu bài viết, Vũ không muốn khẳng định con đường này là sai hay quan điểm kia là đúng, mỗi người hay mỗi tập thể trong số chúng ta đều có toàn quyền cân nhắc, lựa chọn hành trình mà bản thân mình sẽ dấn thân vào – miễn là chấp nhận chịu trách nhiệm với quyết định đó, không hối tiếc, cũng không đổ lỗi khi gặp phải khó khăn.

Dù theo đuổi danh vọng, sự nổi tiếng hay tính hiệu quả, ưu tiên cực đoan cho chất lượng công việc thì cũng nên hiểu thấu cả lợi thế lẫn rủi ro mà mình có thể đối diện. Sự nổi tiếng có thể đi cùng những áp lực lớn lao, nhưng đồng thời còn là sự tín nhiệm tuyệt đối được những người quý mến mình gửi gắm. 

Lấy ví dụ, dù là ca sĩ bán vé show giá cao hơn bình thường để gây quỹ khuyến học cho trẻ em nghèo, hay là danh hài đánh mất niềm tin từ người hâm mộ vì thiếu minh bạch trong việc ủng hộ đồng bào vùng lũ, thì căn nguyên của hai câu chuyện đều xuất phát từ niềm tin to lớn mà người hâm mộ dành cho. 

Nếu không tin người nổi tiếng, người hâm mộ đã không chấp nhận mua vé giá cao hơn bình thường, hoặc chuyển khoản ủng hộ ngay lập tức mà không cần biết số tiền đó sắp đi vào đâu, có được sử dụng đúng mục đích hay không, thậm chí là có sử dụng đúng mục đích “với toàn bộ số tiền” hay không,…

Sự ủng hộ là tài sản lớn nhất của cả người nổi tiếng và các agency nổi tiếng (ảnh: Thanh Niên).

Sự ủng hộ là tài sản lớn nhất của cả người nổi tiếng và các agency nổi tiếng (ảnh: Thanh Niên).

Cũng như vậy khi nhìn vào thế giới thương hiệu và các agency nổi tiếng. Một agency nổi tiếng có thể tự tin gửi báo giá cao hơn mặt bằng chung đến các đối tác thương hiệu, có thể thoải mái đo lường và điều chỉnh quy trình của đội ngũ mình miễn là hoàn tất, nghiệm thu dự án đúng theo thời gian cùng chất lượng mà đối tác thương hiệu kỳ vọng.

So với một agency non trẻ còn ít tiếng tăm, đối tác thương hiệu thường không quá lăn tăn nếu có vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc với agency nổi tiếng. Chẳng hạn như một khoản phí phát sinh nào đó, hay một đầu mục công việc cần phải outsource (giao cho bên thứ ba thực hiện) để đáp ứng tiến độ hay yêu cầu chất lượng.

Trong một diễn biến khác, nếu đội ngũ agency đặt chất lượng và hiệu quả dự án lên mức độ ưu tiên cao nhất, thì những ưu điểm rõ rệt có thể kể đến như: khả năng tập trung trong mỗi dự án mà mình tham gia, có nhiều thời gian nghiên cứu và phỏng vấn nhà sáng lập để thấu hiểu sâu bản sắc thương hiệu, có nhiều điều kiện sáng tạo và hình thành đa dạng các concept thiết kế hay ý tưởng phát triển thương hiệu,…

Tất nhiên những khác biệt ở cả hai “trường phái” agency không đồng nghĩa rằng, ưu điểm hay thế mạnh của trường phái này sẽ là nhược điểm của phần còn lại. Cũng như trên chặng đường tư vấn, hỗ trợ và đồng hành cùng các thương hiệu của Vũ, đội ngũ Vũ luôn duy trì sự cân bằng giữa “nổi tiếng, được nhiều người biết đến” với “chất lượng và ưu tiên hiệu quả trong công việc.”

Vũ có định hướng trở thành agency nổi tiếng?

Vũ có định hướng trở thành agency nổi tiếng?

Nhưng từng mảnh ghép trong đội ngũ của Vũ luôn thấu hiểu, nếu mệnh đề điều kiện cần và điều kiện đủ có tồn tại, thì hiệu quả công việc sẽ là điều kiện cần còn sự nổi tiếng chỉ là điều kiện đủ – nhằm mục đích phát triển rồi không ngừng tạo ra chuỗi giá trị bền vững, cho bản thân đội ngũ mình, thương hiệu của khách hàng doanh nghiệp và xa hơn nữa là cả nền kinh tế quốc gia.

Một số lời mời trở thành diễn giả trong các sự kiện liên quan đến xây dựng thương hiệu chưa phù hợp với bản sắc, định hướng mà Vũ đang theo đuổi. Một số dự án thương hiệu với cơ hội được làm việc với khách hàng lớn, mang lại danh tiếng và nguồn thu khủng cho đội ngũ nhưng đổi lại, Vũ phải chấp nhận đi ngược lại triết lý của mình. 

Chẳng hạn như đẩy nhanh tiến độ làm việc bất chấp hiệu quả, hay hợp tác xây dựng thương hiệu cho một doanh nghiệp không tạo ra sản phẩm tốt, không duy trì các giá trị bền vững và thậm chí gây hại đến đời sống xã hội. Trong tất cả các trường hợp đó, đội ngũ Vũ không bao giờ chọn thoả hiệp.

Liên hệ trở lại câu chuyện của thầy Minh Tuệ ở phần đầu bài viết. Nếu trong suốt hành trình nhiều năm tản bộ và hành thiền của mình, đi đến đâu thầy Minh Tuệ cũng thông báo, giao lưu với mọi người hoặc để lại dấu ấn bằng nhiều cách khác nhau, liệu thầy Minh Tuệ có “nổi tiếng” đến mức người dân trên cả nước phải dõi theo đến từng bước chân?

Hành trình nổi tiếng của thầy Minh Tuệ (ảnh: Saigon Nhỏ).

Hành trình nổi tiếng của thầy Minh Tuệ (ảnh: Saigon Nhỏ).

Hoặc nếu thầy Minh Tuệ đi đến đâu cũng được ăn ngon mặc đẹp, nghỉ ngơi ở những điểm lưu trú sang trọng bậc nhất, thoải mái nhận quà hay tiền bạc từ những người mến mộ mình, liệu “hiệu quả” trong tu tập và duy trì đức hạnh của bản thân thầy có được vẹn tròn?

Hai từ nổi tiếng và hiệu quả được đặt trong dấu ngoặc kép là hoàn toàn có ý đồ cụ thể. Thay vì chọn ưu tiên triệt để đến mức cực đoan, hoặc theo đuổi sự nổi tiếng hoặc đảm bảo tối đa tính hiệu quả, nếu có thể hãy cố gắng cân bằng tốt giữa nổi tiếng và hiệu quả công việc – trong bất cứ một lĩnh vực nào của đời sống. Thậm chí là “hiệu quả” đúng việc, rồi “nổi tiếng” đúng thời điểm.

Liệu Vũ có trở thành agency nổi tiếng trong tương lai?

Với đội ngũ agency định hướng cân bằng, tập trung nhưng vẫn đề cao hiệu quả trong công việc như Vũ, không nhiều người đặt nghi vấn hay lăn tăn quá nhiều vào tâm huyết mà đội ngũ Vũ đầu tư ở mỗi dự án. Cùng với tiêu chuẩn cao luôn được duy trì suốt quá trình làm việc, đội ngũ Vũ hoàn toàn có cơ sở để xây dựng báo giá trong một phân khúc mà mỗi khách hàng doanh nghiệp đều phải cân nhắc kỹ lưỡng.

Cân bằng giữa agency nổi tiếng và agency hiệu quả.

Cân bằng giữa agency nổi tiếng và agency hiệu quả.

Câu hỏi được nhiều người đặt ra nhất, trong những dịp Vũ có cơ hội cùng phỏng vấn hay trò chuyện với các đối tác, khách hàng doanh nghiệp cũng như những anh chị cùng ngành đi trước đó là: Liệu Vũ có trở thành agency nổi tiếng trong tương lai hay không?

Sẽ rất huyễn hoặc và phần nào đó là ái kỷ nữa, nếu một người hay một đội ngũ cố gắng tự xưng rồi đánh giá cao mức độ nổi tiếng của bản thân. Những người nổi tiếng bậc nhất Việt Nam như Quyền Linh, Trấn Thành hay Trường Giang cũng chỉ là “người trần mắt thịt” trong thế giới quan của các trẻ em nghèo thuộc đồng bào vùng cao.

Những đội bóng nổi tiếng hàng đầu thế giới như Real Madrid hay Manchester United, được định giá lên đến hàng tỷ USD cũng chỉ là con số không tròn trĩnh – dưới góc nhìn và quan điểm của những người không yêu bóng đá, không yêu thể thao hay đơn giản là còn phải dành thời gian quan tâm đến lĩnh vực khác.

Một chủ thể được công nhận là nổi tiếng cần đến 3 yếu tố: được đặt vào môi trường mà bản thân có thể phát huy tối đa năng lực, được nhìn nhận mức độ nổi tiếng trong phạm vi có nhiều hơn một chủ thể khác để so sánh trực quan, sau cùng sự nổi tiếng phải mang lại giá trị tích cực cho cộng đồng mà chủ thể đang sinh sống và làm việc. Nếu không, phải gọi đó là tai tiếng.

Agency nổi tiếng? Câu trả lời nằm ở chính bạn.

Agency nổi tiếng? Câu trả lời nằm ở chính bạn.

Vậy nên đáp án cho câu hỏi Liệu Vũ có trở thành agency nổi tiếng hay không, phải để phần trả lời lại cho chính các bạn – những người thoả mãn đủ 3 tiêu chí mà Vũ vừa đề cập: sống trong môi trường có cạnh tranh mạnh mẽ giữa các mô hình agency, biết nhiều hơn một agency để làm cơ sở nhìn nhận và so sánh, cuối cùng là phân tích chuỗi giá trị Vũ đang lan toả đến cộng đồng một cách công tâm.

Về phần mình, đội ngũ Vũ sẽ tiếp tục theo đuổi và tin tưởng vào con đường đã chọn. Đó là con đường được xây dựng, phát triển và chứng thực bởi tính hiệu quả ở trong mỗi dự án. Trên tinh thần làm việc được duy trì bởi Sáng tạo, Trách nhiệm và Đồng hành. Cùng quan điểm cho rằng thương hiệu thành công sẽ đóng góp vào nền kinh tế quốc gia, giúp phát triển chất lượng đời sống của người dân Việt Nam.

Như một câu nói thường thấy ở trên website Vũ: “Hợp tác cùng Vũ bây giờ để tiết kiệm 5 năm hoặc quay lại sau 5 năm nữa để hợp tác cùng Vũ.”

Xin chân thành cảm ơn,

Tặng Vũ một ly cà phê nhé

Số tiền donate từ “những tấm lòng vàng” chỉ được dùng để mua cà phê, tiếp sức sáng tạo cho đội ngũ của Vũ và sẽ luôn là như vậy.

Xin chân thành cảm ơn,

Momo
Paypal