Trong một buổi chia sẻ về kiến thức thương hiệu, Vũ nhận thấy một số bạn gặp khó khăn trong việc phân biệt marketing và truyền thông. Bài viết này được tạo ra từ vấn đề thực tế như vậy.

Truyền thông là quá trình chuyển tải thông tin từ người gửi đến người nhận với mục tiêu tạo sự tín nhiệm của mọi người. Truyền thông có thể được thực hiện thông qua các phương tiện khác nhau như: báo chí, đài truyền hình, đài phát thanh, internet, mạng xã hội,…

Marketing và truyền thông, cách phân biệt 2 khái niệm

Marketing và truyền thông

Marketing là một quá trình tạo ra, truyền tải và trao đổi giá trị với khách hàng mục tiêu để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Marketing bao gồm các hoạt động như nghiên cứu thị trường, phân khúc thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu, xây dựng chiến lược marketing, thực thi kế hoạch marketing, kiểm soát và đánh giá marketing.

Không như Marketing, mục tiêu truyền thông không nhất thiết phải bán sản phẩm hoặc dịch vụ.

Phân biệt giữa marketing và truyền thông

Marketing và truyền thông là hai khái niệm dễ gây nhầm lẫn, do chúng có nhiều điểm chung. Tuy nhiên hai thuật ngữ này là những chức năng khác nhau trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu. Chúng ta cần tìm hiểu những điểm giống và khác nhau của hai thuật ngữ. Với mục tiêu tránh nhầm lẫn, hiểu rõ công việc mà mình sẽ làm trong truyền thông.

Điểm giống nhau giữa marketing và truyền thông

Phân biệt giữa marketing và truyền thông

Marketing và truyền thông

Công cụ sử dụng: marketing và truyền thông sử dụng những công cụ truyền đạt thông tin tương tự nhau như mạng xã hội, truyền hình, báo in ấn, trực tuyến…

Tập trung vào nhận thức thương hiệu: truyền thông là hoạt động kể chuyện, trong khi marketing là quảng cáo và chuyển đổi, cả hai chiến lược đều tập trung vào nâng cao nhận thức của thương hiệu theo hướng thương hiệu mong muốn.

Tối ưu hoá hiệu suất: khi chiến lược marketing không đáp ứng kỳ vọng, những nhà xây dựng chiến lược, sẽ hiệu chỉnh để tối ưu hoá hiệu suất chuyển đổi. Khi một bài viết trên blog không thu hút được nhiều lượt xem, những nhà làm truyền thông sẽ biên tập lại để tối ưu hiệu suất truy cập. Cả hai chiến lược này đều giám sát, phân tích kế hoạch và sẽ có những can thiệp cần thiết, để đảm bảo hiệu suất, thu hút, kết nối, truyền tải thông tin hoặc chuyển đổi khách hàng tiềm năng.

Cùng mục tiêu: những người làm marketing và truyền thông đều có một mục tiêu chung là tương tác với khách hàng mục tiêu. Cho dù kế hoạch của họ là tạo ra khách hàng mới hay giữ chân khách hàng hiện có. Người làm marketing và truyền thông đều hướng mọi kế hoạch vào khách hàng hoặc nhân viên.

Điểm khác nhau giữa marketing và truyền thông

Điểm khác nhau giữa marketing và truyền thông

Marketing và truyền thông

Marketing tập trung vào các con số: các marketer nghiên cứu xu hướng thị trường, khách hàng tiềm năng, phân tích và đưa ra những chiến lược thực hiện, thu về những báo cáo chi tiết, thể hiện rõ ràng ở những con số.

Truyền thông tập trung vào thông tin: các communicator dành sự quan tâm đến việc viết nội dung sao cho hấp dẫn, thu hút và có thể giữ chân người nhận thông tin. Người làm truyền thông có thể điều chỉnh thông tin/ giọng nói tuỳ vào chân dung người nhận mà họ hướng đến. Người làm truyền thông có kỹ năng viết với nhiều kịch bản và công cụ khác nhau. 

Marketing đo lường hành vi của khách hàng: các marketer đo lường hành vi của khách hàng như: tỷ lệ thoát trang, tỷ lệ đặt đơn hàng, lượt nhấp vào liên kế, tổng số đơn hàng…

Truyền thông đo lường thái độ của người nhận: các communicator quan tâm đến thái độ và sự phản ứng cảm xúc của người nhận thông tin với thương hiệu mà họ truyền đạt. Trong hầu hết các trường hợp, người làm truyền thông tập trung vào việc đo lường chỉ số cảm xúc, sự hài lòng và tín nhiệm từ phía người nhận thông tin.

Bảng so sánh marketing và truyền thông

Đặc điểm Truyền thông Marketing
Khái niệm Truyền thông là quá trình trao đổi thông tin, ý tưởng, quan điểm giữa các cá nhân, nhóm hoặc tổ chức. Marketing là quá trình tạo ra, truyền đạt, phân phối và trao đổi sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.
Mục tiêu Tạo dựng sự tín nhiệm. Đảm bảo người nhận thông tin hiểu rõ thông điệp mà tổ chức mong muốn. Marketing nhằm mục đích tạo ra nhu cầu, mong muốn của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, từ đó thúc đẩy họ mua hàng.
Các công cụ Truyền thông sử dụng các công cụ như báo chí, truyền hình, đài phát thanh, internet,… để truyền tải thông tin. Marketing sử dụng các công cụ như quảng cáo, quan hệ công chúng, tiếp thị trực tiếp, tiếp thị truyền miệng,… để tiếp cận và tác động đến khách hàng.
Chủ thể Truyền thông có thể là cá nhân, nhóm, tổ chức hoặc chính phủ. Marketing thường được thực hiện bởi doanh nghiệp.
Đối tượng Truyền thông có thể hướng đến nhiều đối tượng khác nhau, bao gồm đội ngũ nhân viên, khách hàng, đối tác, nhà đầu tư,… Marketing thường hướng đến khách hàng.
Kết quả Sự hài lòng của mọi người. Kết quả của marketing là sự gia tăng doanh số, thị phần, lợi nhuận của doanh nghiệp.

Phòng truyền thông thuộc về phòng marketing hay không?

Một số nguồn cho rằng chiến lược truyền thông nằm trong chiến lược marketing hoặc phòng truyền thông thuộc phòng marketing, theo Vũ điều này là không phù hợp. Việc xác định phạm vi hoạt động của marketing và truyền thông phụ thuộc vào “tính thương hiệu” hay “tính hàng hoá”.

Thương hiệu có “tính thương hiệu cao” là một thương hiệu cần đạt được uy tín lớn với khách hàng tiềm năng của mình, “tính thương hiệu” không bị giới hạn bởi mô hình kinh doanh là “B2B” hoặc “B2C”. Một thương hiệu mạnh đạt được nhận thức tích cực sẽ dễ dàng trong việc tạo dựng tài sản thương hiệu và phát triển nhiều thương hiệu khác. Đây là những thương hiệu cần ưu tiên chiến lược truyền thông.

Thương hiệu có “tính hàng hoá” là những thương hiệu có nhận thức ngang bằng nhau trong thị trường, “tính hàng hoá” được thể hiện bởi sự cạnh tranh khốc liệt về giá và khách hàng mục tiêu thường không dành nhiều thời gian để quyết định lựa chọn, những thương hiệu “tính hàng hoá” cao trải dài từ bình dân đến cao cấp. Đây là những thương hiệu cần ưu tiên chiến lược marketing.

Xin chân thành cảm ơn,