Phương pháp định giá thương hiệu của Interbrand (Interbrand’s brand valuation methodology) là một phương pháp luận được công ty Interbrand sử dụng để định giá thương hiệu hàng năm toàn cầu. 

dinh gia thuong hieu la gi 3 phuong phap dinh gia thuong hieu giup xac dinh gia tri thuong hieu

Nguồn ảnh: Interbrand

Interbrand là một doanh nghiệp uy tín số 1 về việc thực hiện định giá các thương hiệu toàn cầu. Những kết quả định giá thương hiệu của Interbrand được nhiều tạp chí thế giới công nhận và là tài liệu tin cậy của hầu hết các nhà đầu tư trên thế giới.

phuong phap dinh gia thuong hieu cua interbrand cung tim hieu 3 yeu to quyet dinh gia tri thuong hieu 3

Nguồn: Interbrand

InterBrand là tổ chức dẫn đầu trong việc nghiên cứu và chia sẻ mô hình định giá thương hiệu, theo InterBrand, định giá thương hiệu dựa trên ba yếu tố chính gồm:

1. Phân tích tài chính: đo lường lợi tức tài chính tổng thể của thương hiệu cho các nhà đầu tư, hoặc lợi nhuận kinh tế của thương hiệu đó. Lợi nhuận là khoản tiền sau thuế của thương hiệu, trừ đi khoản chi phí cho vận hành để tạo ra doanh thu và cung cấp tỷ suất lợi nhuận của thương hiệu (ros)

2. Vai trò của thương hiệu: đo lường quyết định mua hàng của khách hàng (ví dụ: các yếu tố thúc đẩy hành vi mua hàng như giá bán, hệ thống phân phối hoặc các đặc tính của sản phẩm). Chỉ số vai trò thương hiệu (RBI) được thể hiện dưới dạng %. Để đạt được thống kê tốt nhất, sử dụng một trong ba phương pháp, sử dụng đơn vị nghiên cứu thị trường độc lập, đánh giá vai trò thương hiệu dựa trên điểm RBI so với các đối thủ cùng ngành hoặc kết luận của một tổ chức uy tín.

3. Sức mạnh thương hiệu: đo lường khả năng của thương hiệu trong việc tạo ra sự trung thành thương hiệu, qua đó cung cấp chỉ số lợi nhuận bền vững trong tương lai. Phân tích sức mạnh thương hiệu dựa trên 10 yếu tố mà Interbrand cho rằng sẽ cấu thành lên một thương hiệu mạnh.

Những chỉ số này sau đó được đối chiếu và đánh giá với những thương hiệu khác cùng ngành và tiếp tục so sánh với các thương hiệu hàng đầu thế giới. Phân tích sức mạnh thương hiệu cung cấp một góc nhìn chi tiết về điểm mạnh, điểm yếu của thương hiệu. Bản phân tích sức mạnh thương hiệu giúp hoạch định chiến lược thương hiệu nhằm phát triển thương hiệu lớn mạnh hơn trong tương lai.

Phương pháp định giá thương hiệu của InterBrand, những yếu tố nội bộ

Lãnh đạo và nội bộ doanh nghiệp phải lấy khách hàng làm trung tâm, tích cực hơn và thấu hiểu tầm quan trọng của năng lực đáp ứng nhu cầu thị trường. Dựa trên các phân tích về dữ liệu thương hiệu toàn cầu tốt nhất.

  • Định hướng: Thương hiệu phải có định hướng và tham vọng rõ ràng, lên kế hoạch triển khai theo từng giai đoạn và xác định chuỗi giá trị để hoàn thành các mục tiêu đề ra.
  • Tùy chỉnh: Nội bộ thương hiệu phải đồng lòng nhìn về một hướng trong tất cả các kế hoạch, cam kết tuân thủ định hướng doanh nghiệp và ứng dụng văn hoá trao quyền, giúp mỗi cá nhân đều có năng lực tự đóng góp và xoay chuyển.
  • Đồng cảm: Tích cực lắng nghe và đoán trước nhu cầu cần được đáp ứng của khách hàng hay đối tác. Từ đó nâng cao mức độ thích ứng và đáp ứng hiệu quả mong muốn từ người tiêu dùng.
  • Nhanh nhẹn: Doanh nghiệp muốn vươn lên và trở thành người tiên phong trong thị trường của mình, thì cần phải nhanh nhẹn và nhạy bén trước cả cơ hội lẫn nguy cơ trên thương trường.

Phương pháp định giá thương hiệu của InterBrand, những yếu tố bên ngoài

Tính tương tác: chủ động định hình nhận thức và hành vi người dùng bằng cách cải thiện năng lực tương tác với họ, phù hợp với kiến thức tiêu dùng và tầm quan trọng của xây dựng chiến lược thương hiệu.

  • Sự khác biệt: Tính khác biệt trong từng chi tiết và quy trình nhỏ nhất, là thứ không thể bị sao chép và dễ dàng được khách hàng ghi nhớ lâu hơn.
  • Tính nhất quán: Khách hàng ngày nay đang tương tác với bạn qua rất nhiều kênh khác nhau, hãy cố gắng duy trì tính thông suốt và nhất quán trong mọi kế hoạch truyền thông thương hiệu.
  • Sự đồng lòng: Một thương hiệu có thể tạo ra cuộc đối thoại hay mối liên kết bền vững giữa người bán và người mua, luôn là một thương hiệu có nhiều sức hút ở trên thị trường.
  • Sự hiện diện: Xu hướng khách hàng hiện nay luôn muốn đánh giá mức độ uy tín của một thương hiệu, thông qua tần suất hiện diện của thương hiệu đó trên nhiều phương tiện truyền thông quảng cáo khác nhau.
  • Sự liên kết: Phần lớn khách hàng luôn cảm nhận và đánh giá tích cực về một thương hiệu, khi họ biết rằng những nhu cầu, vấn đề hay sở thích của mình cũng tương đồng với các định hướng xây dựng thương hiệu.
  • Sự tin tưởng: Yếu tố quan trọng nhất tạo ra lòng tin của người tiêu dùng, đó là thương hiệu luôn chính trực và quan tâm đến các lợi ích của người dùng hay cộng đồng.

    Phương pháp định giá thương hiệu của InterBrand

    Định giá thương hiệu của 18 thương hiệu toàn cầu 2021, nguồn: Interbrand

Nguồn phương pháp: Interbrand

Những câu hỏi thường gặp về phương pháp định giá Interbrand

Interbrand là gì?

Interbrand là một doanh nghiệp uy tín số 1 về việc thực hiện định giá các thương hiệu toàn cầu. Những kết quả định giá thương hiệu của InterBrand được nhiều tạp chí thế giới công nhận và là tài liệu tin cậy của hầu hết các nhà đầu tư trên thế giới.

Ba yếu tố trong phương pháp định giá thương hiệu Interbrand?

1. Phân tích tài chính - 2. Vai trò của thương hiệu - 3. Sức mạnh thương hiệu

Những yếu tố nội bộ ảnh hưởng đến định giá thương hiệu?

Lãnh đạo và nội bộ doanh nghiệp phải lấy khách hàng làm trung tâm, tích cực hơn và thấu hiểu tầm quan trọng của năng lực đáp ứng nhu cầu thị trường. Dựa trên các phân tích về dữ liệu thương hiệu toàn cầu tốt nhất.

Những ngoại tố ảnh hưởng đến định giá thương hiệu?

Tính tương tác: Chủ động định hình nhận thức và hành vi người dùng bằng cách cải thiện năng lực tương tác với họ, phù hợp với kiến thức tiêu dùng và tầm quan trọng của xây dựng chiến lược thương hiệu.

Định giá thương hiệu là gì?

Định giá thương hiệu là thuật ngữ chỉ quá trình thống kê và ước tính tổng giá trị tài chính của một thương hiệu. Mục tiêu của định giá thương hiệu là tìm ra con số tổng của hai tài sản hữu hình và vô hình.