Thương hiệu OEM là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Original Equipment Manufacturing, thường được dịch sang tiếng Việt là nhà sản xuất phụ kiện gốc.
Thương hiệu OEM chỉ những doanh nghiệp sản xuất những phụ kiện, sau đó những phụ kiện này được một doanh nghiệp khác sử dụng để lắp ráp, trở thành sản phẩm hoàn chỉnh rồi bán chúng cho người tiêu dùng.
Những thương hiệu hoàn thành sản phẩm cuối cùng được gọi là Value-added reseller (VAR), đại lý gia tăng giá trị bán lẻ của sản phẩm.
Những thương hiệu VAR này thu lợi nhuận thông qua việc lắp ráp nhiều sản phẩm của thương hiệu OEM hoặc tăng cường hiệu suất của sản phẩm.
VAR hợp tác rất chặt chẽ với thương hiệu OEM, những thương hiệu OEM thường nhận tùy chỉnh thiết kế dựa trên đề nghị và nhu cầu từ những thương hiệu VAR.
Tìm hiểu về thương hiệu OEM
Về cơ bản, thương hiệu VAR và thương hiệu OEM hoạt động song hành. Thương hiệu OEM có nhiệm vụ sản xuất các bộ phận hoặc phụ kiện lắp ráp rồi bán chúng cho thương hiệu VAR.
Mặc dù trong một số trường hợp, những thương hiệu OEM có thể sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh cung cấp cho thương hiệu VAR bán ra thị trường, nhưng những sản phẩm này thường không tham gia trực tiếp vào quá trình thành phẩm cuối cùng.
Ví dụ phổ biến về thương hiệu OEM là Samsung hoặc Sony, hai thương hiệu này lắp ráp nhiều linh kiện điện tử được sản xuất tại nhiều thương hiệu OEM khác nhau để tạo ra những chiếc màn hình hoặc thiết bị di động.
Hoặc một doanh nghiệp sản xuất đồ chơi nhưng không thể tạo ra được pin và bộ sạc, họ có thể đặt hàng một thương hiệu OEM để cung cấp tới họ hai phụ kiện này.
Thương hiệu OEM là hình thức kinh doanh B2B (business to business), giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, trong khi thương hiệu VAR là thương hiệu B2C (business to consumer), bán sản phẩm tới người tiêu dùng cuối cùng. Tuy nhiên xu hướng các thương hiệu OEM chuyển đổi thành thương hiệu VAR ngày một phổ biến.
Ví dụ về thương hiệu OEM
Ví dụ: các game thủ ngày này có xu hướng lắp ráp những chiếc máy tính của mình, họ có thể mua card đồ hoạ của Nvidia, intel hoặc bất kỳ cửa hàng nào bán linh kiện này. Hoặc một người sửa chữa xe máy có thể đặt trực tiếp linh kiện thay thế tại đại lý hoặc những cửa hàng trực tuyến về để tự sửa chữa.
Thương hiệu OEM xuất hiện rõ nét nhất trong các mặt hàng điện tử hoặc hàng tiêu dùng (điện thoại, máy tính bảng, tivi, tủ lạnh, máy lọc nước…)
Tuy nhiên cũng có một cách hiểu thứ hai về thương hiệu OEM, thường được sử dụng trong ngành chế tạo thiết bị điện tử. Trong lĩnh vực này, thương hiệu OEM đề cập đến một công ty mua nhiều phụ kiện đã hoàn chỉnh, sau đó kết hợp những phụ kiện lại hoặc đổi tên thương hiệu rồi phân phối ra thị trường.
Ví dụ về thương hiệu OEM lắp ráp phụ kiện:
Một nhà máy A sản xuất màn hình cho tivi, cho một thương hiệu B, thương hiệu B kết hợp màn hình của thương hiệu A cùng các bảng mạch, khung, phần mềm của nhiều thương hiệu khác, trở thành một chiếc tivi hoàn chỉnh, sau đó bán chúng ra thị trường.
Theo cách hiểu thông thường, thương hiệu A là thương hiệu OEM và thương hiệu B là VAR, tuy nhiên thương hiệu B lại được gọi là thương hiệu OEM, nhằm ám chỉ thương hiệu này chỉ lắp ráp sản phẩm, không phải nhà sản xuất, điều này dẫn đến cách hiểu chưa đúng về thương hiệu OEM tại Việt Nam.
Ví dụ về thương hiệu OEM thay đổi tên sản phẩm:
Một doanh nghiệp A, nhập khẩu sản phẩm hoàn thiện từ quốc gia khác, sau đó thay thế các nhãn dán, logo trên sản phẩm dưới tên thương hiệu của mình rồi cung cấp chúng ra thị trường. Trong một vài trường hợp, doanh nghiệp A còn thay thế nhãn, logo trong các phụ kiện nhỏ cấu thành nên sản phẩm.
Thương hiệu OEM và cách hiểu tại Việt Nam
Tại Việt Nam thương hiệu OEM hay được gọi tắt là hàng OEM thường được hiểu và dùng để chỉ những sản phẩm made in Vietnam, nhưng những bộ phận, phụ kiện được nhập khẩu riêng lẻ, sau đó lắp ráp tại Việt Nam. Hàng OEM ám chỉ những doanh nghiệp không tự sản xuất hoặc sản xuất rất ít các thành phần cấu thành nên sản phẩm.
Điều này dẫn đến giá bán của những thương hiệu OEM thường thấp hơn những sản phẩm của những thương hiệu nhập khẩu khác, do những thương hiệu OEM tối ưu được chi phí vận chuyển, nhân công, lắp đặt tại Việt Nam)
Ưu và nhược điểm khi áp dụng thương hiệu OEM
Ưu điểm:
- Tối ưu chi phí sản xuất và lắp ráp, do không phải đầu tư vào khâu nghiên cứu, thiết kế và các máy móc sản xuất các cấu kiện. Không cần có đội ngũ thiết kế, nghiên cứu, bảo dưỡng, bảo trì.
- Giá bán sản phẩm cạnh tranh vì không đầu tư nhiều vào giai đoạn nghiên cứu và chế tạo sản phẩm, giá bán của những sản phẩm thuộc thương hiệu OEM thường thấp hơn so với mặt bằng chung của ngành.
- Linh hoạt đáp ứng nhu cầu của khách hàng với mọi yêu cầu về giá, chất lượng, vì là một đơn vị lắp ráp, nên những thương hiệu OEM dễ dàng điều chỉnh hệ thống của mình để đáp ứng một hoặc nhiều yêu cầu của nhiều khách hàng, đối tác khác nhau.
Nhược điểm:
- Không kiểm soát được chất lượng sản phẩm, do những cấu kiện cấu thành nên sản phẩm do một doanh nghiệp khác sản xuất, nên những thương hiệu OEM khó nhận biết hoặc quan sát được chất lượng của những cấu kiện này.
- Khó kiểm soát thị trường, bản chất của thương hiệu OEM là không coi trọng sự sáng tạo và sự khác biệt trong thiết kế, nên những sản phẩm thường hướng tới mục tiêu tối ưu giá bán, rất dễ xuất hiện tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.
- Khó tạo dựng tài sản thương hiệu, thương hiệu OEM vì lý do không kiểm soát chất lượng mà hướng tới tối ưu giá bán, nên về lâu dài tài sản thương hiệu sẽ không tạo dựng được trong nhận thức khách hàng.
Lời kết
Thương hiệu OEM chỉ những nhà sản xuất phụ kiện gốc nhưng tại Việt Nam lại được dùng để chỉ những thương hiệu lắp ráp sản phẩm, làm sai lệch về cách hiểu thuật ngữ này.
Thương hiệu OEM và VAR không xấu, chỉ có những người áp dụng sai, sản xuất những sản phẩm kém chất lượng, làm thuật ngữ này được hiểu theo một nghĩa tiêu cực.
Nếu những doanh nghiệp VAR hiểu, coi trọng sự sáng tạo và khác biệt hoá trong sản phẩm nhằm hướng tới trải nghiệm sản phẩm tốt, thì khi đó thuật ngữ thương hiệu OEM mới đúng bản chất của nó khi được sinh ra.
Chiến lược tối ưu chi phí không phải làm giảm, làm kém hoặc thả nổi chất lượng mà phải đảm bảo được chất lượng xứng đáng với số tiền mà khách hàng chi trả. Giá rẻ là nhận được sản phẩm tốt với mức giá phù hợp. Không phải rẻ theo nghĩa vui vẻ lúc đầu, lúc về mở hàng hoặc “trên tay” thì thất vọng và thề không bao giờ mua lại.
Những câu hỏi thường gặp về thương hiệu OEM
Thương hiệu OEM là gì?
Thương hiệu OEM là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Original Equipment Manufacturing, thường được dịch sang tiếng Việt là nhà sản xuất phụ kiện gốc.
Thương hiệu OEM và cách hiểu tại Việt Nam?
Tại Việt Nam thương hiệu OEM hay được gọi tắt là hàng OEM thường được hiểu và dùng để chỉ những sản phẩm made in Vietnam, nhưng những bộ phận, phụ kiện được nhập khẩu riêng lẻ, sau đó lắp ráp tại Việt Nam. Hàng OEM ám chỉ những doanh nghiệp không tự sản xuất hoặc sản xuất rất ít các thành phần cấu thành nên sản phẩm.
Ưu điểm thương hiệu OEM?
Tối ưu chi phí sản xuất và lắp ráp do không phải đầu tư vào khâu nghiên cứu, thiết kế và các máy móc sản xuất các cấu kiện. Không cần có đội ngũ thiết kế, nghiên cứu, bảo dưỡng, bảo trì.
Nhược điểm thương hiệu OEM?
Không kiểm soát được chất lượng sản phẩm, do những cấu kiện cấu thành nên sản phẩm do một doanh nghiệp khác sản xuất, nên những thương hiệu OEM khó nhận biết hoặc quan sát được chất lượng của những cấu kiện này.
Tài sản thương hiệu là gì?
Tài sản thương hiệu là tập hợp các giải pháp cải thiện hiệu quả kinh doanh thông qua nâng cao nhận thức thương hiệu từ phía khách hàng.