Mô hình studio sáng tạo có những khác biệt đặc trưng khi so sánh với các agency và doanh nghiệp lớn trong ngành.

Lĩnh vực xây dựng, phát triển thương hiệu và truyền thông quảng cáo đã có những bước tiến vượt bậc trong nhiều thập kỷ qua. Năm 1786 khi agency quảng cáo đầu tiên của thế giới được thành lập bởi doanh nhân William Taylor, ít ai hình dung ra viễn cảnh nơi lĩnh vực truyền thông và phát triển thương hiệu có sự phân nhánh mạnh mẽ như bây giờ.

Hiện nay nhu cầu tìm kiếm và hợp tác với các đội ngũ sáng tạo, quảng bá thương hiệu của tầng lớp doanh nghiệp đang ngày càng phổ biến hơn, đòi hỏi tính chi tiết trong việc phân loại chuyên môn của lĩnh vực này. Về cơ bản, có tối thiểu 8 loại hình sáng tạo và phát triển thương hiệu phổ biến nhất hiện nay bao gồm: chiến lược, sáng tạo, media, research, digital, kích hoạt thương hiệu, tổ chức sự kiện và production house. 

studio sang tao 1

Mô hình studio sáng tạo có những khác biệt gì? (ảnh: Vũ Digital).

Có sự đa dạng và chi tiết về loại hình, nhưng lĩnh vực truyền thông quảng cáo hay phát triển thương hiệu lại khá tối giản về mô hình. Ba mô hình thường gặp nhất trong lĩnh vực này gồm có: các công ty lớn (agency), các công ty sản xuất (production) và mô hình studio sáng tạo. Mỗi mô hình cũng sẽ có những chuyên môn, nguồn lực nhân sự và chức năng nhiệm vụ khác nhau – tuỳ thuộc vào mong muốn hoặc chiến lược phát triển thương hiệu của khách hàng doanh nghiệp.

Vậy đâu mới là mô hình phù hợp với định hướng và chiến lược lâu dài của doanh nghiệp, sự khác nhau giữa các mô hình truyền thông và phát triển thương hiệu sẽ mang đến kết quả ra sao? Câu trả lời sẽ có ở phía bên dưới.

Studio sáng tạo và khác biệt so với hai mô hình còn lại

Sự thật là không chỉ nhu cầu tìm kiếm và hợp tác với những đội ngũ sáng tạo, quảng bá thương hiệu đang trở nên phổ biến hơn, mà hình thức và chất lượng sáng tạo nội dung số cũng ngày càng đa dạng hơn. Đẩy nhiều mô hình sáng tạo và quảng bá thương hiệu vào tình thế phải cải thiện nguồn lực, doanh số thông qua việc mở rộng quy mô cũng như chuyên môn nhiệm vụ của mình.

Khi ranh giới giữa ba mô hình kể trên ngày một thu hẹp, đòi hỏi nhân sự sáng tạo và truyền thông quảng cáo ở các công ty phải đảm trách nhiều hơn một phân công chuyên môn – thay vì chuyên trách đảm nhận một vai trò đặc thù như trước. Các công ty lớn đã chấp nhận đầu tư cho hoạt động sáng tạo và sản xuất nội dung một cách trực tiếp – thay vì thông qua các công ty và đội ngũ thuê ngoài riêng lẻ.

Các công ty sản xuất thì bên cạnh chuyên môn trong sáng tạo và sản xuất nội dung đơn thuần, nay cũng đang cố gắng làm việc trực tiếp với khách hàng doanh nghiệp – thay vì thông qua các công ty lớn như trước. Còn với mô hình studio sáng tạo, họ cũng đang cố gắng mở rộng hoạt động kinh doanh của mình – bằng cách mở rộng hoạt động sản xuất và tự mình tiếp cận nhóm khách hàng doanh nghiệp trọng tâm.

Nói một cách ngắn gọn, các công ty lớn ngày càng giống với các công ty sản xuất, các công ty sản xuất đang trên đường vươn mình để trở thành công ty lớn trong tương lai. Ở một diễn biến khác, mô hình studio sáng tạo cũng dần chuyển mình để thích nghi với nhu cầu đa dạng hoá của thị trường, đáp ứng chi tiết và hiệu quả hơn những mong muốn từ khách hàng doanh nghiệp.

studio sang tao 2

Ranh giới giữa studio sáng tạo với những mô hình khác ngày càng thu hẹp (ảnh: Vũ Digital).

Nếu như là trước kia, mô hình studio sáng tạo sẽ đóng vai trò như một “trạm trung chuyển ý tưởng” thuần tuý – từ chỗ chỉ là nhận định và ý tưởng được hình thành trong suy nghĩ của khách hàng doanh nghiệp, đến thành quả sau cùng là nội dung chữ viết, hình ảnh và âm thanh được thực hiện bởi các công ty sản xuất. Bởi một lẽ tất yếu, ý tưởng không thể đi đường tắt để ngay lập tức trở thành bài viết PR thương hiệu, tấm banner chương trình khuyến mãi hay đoạn phim quảng cáo nhân dịp Giáng Sinh trong một sớm một chiều.

Vai trò căn bản của studio sáng tạo là giúp ý tưởng trở thành sản phẩm nội dung – ít nhất là dưới dạng nội dung kỹ thuật số. Chẳng hạn như bài viết ở trên Google Drive, file thiết kế logo trên Adobe Illustrator hay storyboard kịch bản được vẽ bằng Wacom. Đây chính là nguồn tư liệu quý giá để các công ty sản xuất hiệu chỉnh, chuyển đổi chúng thành sản phẩm truyền thông quảng cáo ở ngoài đời thực.

Với đặc tính chuyên môn như vậy, studio sáng tạo thường là nơi hội tụ những con người giỏi nhất ở trong lĩnh vực của mình, kết hợp với nhau và tạo thành một tập thể có đủ chuyên môn để biến ý tưởng thành tác phẩm, biến những điều không thể thành có thể – thậm chí vượt lên trên kỳ vọng của khách hàng doanh nghiệp. 

Trong khi đó, công ty sản xuất và các agency lớn thường là nơi xem trọng người lĩnh xướng trách nhiệm chuyên môn. Họ tôn trọng và uỷ thác phần lớn kỳ vọng cho các đạo diễn, biên kịch và người nắm vai trò kiểm soát hoạt động sản xuất. Khác với studio sáng tạo đòi hỏi sự phối hợp nhuần nhuyễn ở trong bộ máy nhân sự, đôi khi chỉ cần một cá nhân xuất sắc cũng đủ làm nên thành công cho hoạt động kinh doanh của các agency, công ty sản xuất.

Khi so sánh trực tiếp giữa công ty sản xuất với mô hình studio sáng tạo, điểm khác biệt lớn nhất chính là định hướng và quy trình làm việc của mỗi bên. Công ty sản xuất hầu hết sẽ làm việc theo quy trình “đơn đặt hàng” – nghĩa là luôn có sự tham gia của một bên thứ hai, thậm chí là bên thứ ba trong việc đề xuất ý tưởng, yêu cầu số lượng hay chất lượng của thành phẩm sau cùng. 

studio sang tao 3

Studio sáng tạo cũng là nền tảng để phát triển thương hiệu (ảnh: Vũ Digital).

Đó có thể là một công ty truyền thông cần sản xuất TVC quảng cáo, một nhà đầu tư cần sản xuất phim ngắn để phục vụ mục đích thương mại. Cũng có thể là đại diện của một doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nhà nước cần xây dựng kế hoạch truyền thông, lan toả giá trị thông qua các sản phẩm sách báo, phim ảnh cụ thể. Các công ty sản xuất không thể, hoặc hiếm khi tự mình đầu tư hoàn thiện một tác phẩm vô thưởng vô phạt, hay đơn giản là để phục vụ cho mục đích cá nhân, cho nguồn lợi của bản thân họ.

Với mô hình studio sáng tạo thì khác, các đội ngũ sáng tạo tất nhiên cũng có lượng khách hàng doanh nghiệp nhất định, thậm chí là khách hàng thân thiết sẵn sàng tìm đến, quay lại hợp tác bất cứ khi nào cần hiện thực hoá những ý tưởng quan trọng. Tuy nhiên, đó không phải là nguồn thu duy nhất của một studio sáng tạo. Nhờ ưu điểm hoạt động liên tục, chuyên sâu nhưng dàn trải ở nhiều lĩnh vực mang tính nghệ thuật khác nhau, các studio sáng tạo không nhất thiết phải làm việc theo quy trình đơn đặt hàng mà vẫn “sống khoẻ.”

Ngoài việc triển khai các dự án sáng tạo, thực hiện nội dung cho khách hàng doanh nghiệp trên nhiều nền tảng khác nhau, studio sáng tạo còn có thể thực hiện các dự án nội bộ để tự làm đẹp portfolio của mình, tham gia các cuộc thi sáng tạo về thiết kế đồ hoạ hay sản xuất nội dung, hoặc đưa một số sản phẩm thiết kế không còn nhu cầu ứng dụng lên các kho source hình ảnh, video có tính phí để kiếm thêm thu nhập.

Nhìn chung thì mỗi sản phẩm, tác phẩm được thực hiện trong mô hình studio sáng tạo đều có thể hái ra tiền – bằng cách này hay cách khác. Đó là tài sản thương hiệu đáng quý của các đội ngũ sáng tạo mà đôi khi, những dự án thương mại trị giá hàng trăm, thậm chí hàng tỷ đồng cũng chưa thể mang đến hiệu ứng tích cực tương tự.

studio sang tao 4

Nhiều studio sáng tạo đang sở hữu tài sản thương hiệu đồ sộ (ảnh: Vũ Digital).

Studio sáng tạo ngày nay thay đổi như thế nào?

Khi các mô hình sáng tạo và phát triển thương hiệu đang dần mở rộng quy mô, vai trò cũng như sức ảnh hưởng của mình thì chính khách hàng doanh nghiệp cũng đang được hưởng lợi. Từ chỗ được sản xuất một cách công nghiệp và máy móc như trước, nội dung sáng tạo hiện nay đang chứng kiến sự tiến bộ rõ ràng cả về giải pháp lẫn chất lượng sau cùng. Đó là nhờ các mô hình sáng tạo đã biết cách kết hợp năng lực chuyên môn của mình, với vai trò của công nghệ và dữ liệu khách hàng.

Khách hàng doanh nghiệp hiện nay chỉ cảm thấy hấp dẫn và bị thuyết phục bởi nội dung ngắn gọn, có ý nghĩa hoặc thông điệp rõ ràng, cùng với tính cá nhân hoá cao hơn thì mới đủ sức truyền tải, lan toả những giá trị tích cực của thương hiệu – giữa một thị trường hàng hoá có đầy rẫy sự cạnh tranh. Vì vậy trong khi các công ty sản xuất và agency lớn ngày một bành trướng về quy mô, nguồn lực cùng với doanh thu, thì chỉ có những studio sáng tạo chuyên nghiệp và ưu tú nhất mới đủ sức tồn tại – trước khi tính đến chuyện phát triển bền vững.

Thực tế này đến từ việc mô hình studio sáng tạo đòi hỏi sự cân bằng giữa quy mô và sức sáng tạo, nghĩa là luôn theo đuổi mục tiêu gầy dựng tên tuổi và uy tín thương hiệu trên thị trường, trong khi vẫn giữ được ngọn lửa sáng tạo luôn sẵn sàng bùng cháy nơi đội ngũ nhân sự. Nhưng đó chỉ là nói trên lý thuyết, hiện nay hầu hết các studio sáng tạo chỉ đang thiên về một hướng chủ đạo – hoặc ưu tiên quy mô, hoặc không ngừng phát triển năng lượng sáng tạo.

Dẫn đến thực trạng một số studio sáng tạo có bề dày lịch sử và thành tích hoạt động đáng nể, được nhiều tên tuổi hay thương hiệu đầu ngành “điểm mặt đặt tên.” Nhưng sâu thẳm bên trong là một đội ngũ nhân sự đã sớm rệu rã, mất lửa và sống mòn bằng cách ôm chặt lấy hào quang từng có. 

studio sang tao 5

Nhiều studio sáng tạo muốn chuyển mình để thích nghi tốt hơn (ảnh: Vũ Digital).

Ngược lại, một số mô hình studio khác thì tự hào vì có trong tay đội ngũ nhân sự nhiệt huyết, không chỉ giỏi chuyên môn mà còn giàu tinh thần vượt khó. Nhưng đáng tiếc, đó cũng là tất cả những gì mà họ có thể lấy làm niềm tự hào. Trên thị trường, họ không phải là một cái tên mà nhắc đến thôi là ai cũng biết, gọi đến tên là ai cũng có thể kể ra hàng tá câu chuyện hay ho. Nói chính xác hơn, họ có thể tác động đến một hay một vài khách hàng doanh nghiệp cụ thể, nhưng khó lòng tác động đến thị trường và toàn cục lĩnh vực.

Để đạt đến mục tiêu cân bằng giữa quy mô với sức sáng tạo, các studio sáng tạo và phát triển thương hiệu phải thay đổi để không còn là cái bóng lầm lũi của công ty sản xuất, hoặc những agency lớn trên thị trường nữa. Ngày nay, nhiều studio sáng tạo đang chuyển mình để thích nghi tốt hơn với thị hiếu của khách hàng doanh nghiệp. 

Bên cạnh chuyên môn sẵn có vốn là thế mạnh ngay từ những ngày đầu lập nghiệp, các studio sáng tạo hiện nay đã chấp nhận thử sức ở một số lĩnh vực có liên quan. Chẳng hạn như xây dựng chiến lược thương hiệu, xây dựng kế hoạch truyền thông, tổ chức sự kiện và quảng cáo ngoài trời. Thậm chí nhiều studio còn đầu tư riêng đội ngũ in-house, chuyên sản xuất một số sản phẩm media với chất lượng và yêu cầu không quá phức tạp.

Cũng giống như một viên kim cương được xử lý chỉn chu đến mức hoàn hảo, càng nhiều giác cắt được thực hiện chi tiết và công phu thì khả năng chiết quang, phản xạ ánh sáng của viên kim cương đó càng lớn. Mô hình studio sáng tạo hiện nay càng chứng tỏ được tính linh hoạt và khả năng xử lý vấn đề ở nhiều khía cạnh khác nhau, thì càng cho thấy sự trưởng thành theo thời gian để cải thiện hơn nữa giá trị vốn có của mình.

studio sang tao 6

Cần cân bằng giữa quy mô với năng lực sáng tạo (ảnh: Vũ Digital).

Agency lớn hay Studio sáng tạo: lựa chọn nào phù hợp?

Sẽ là một kết luận phiến diện nếu cho rằng quy trình làm việc của một agency thì phức tạp, mất thời gian hơn khi so sánh với studio sáng tạo hoặc ngược lại, quy trình làm việc của studio sáng tạo thì kém chuyên nghiệp và không đảm bảo được tính hiệu quả – khi so sánh trực tiếp với một agency lớn. 

Như đã nói ở phần đầu bài viết, ranh giới giữa các mô hình sáng tạo và phát triển thương hiệu đang mờ nhạt dần, thậm chí sẽ còn tiếp diễn mạnh mẽ với mức độ mở rộng về quy mô và năng lực của các studio sáng tạo, công ty sản xuất trong giai đoạn vừa qua. Chứng kiến tinh thần chuyên nghiệp và ưu tiên tính hiệu quả trong từng dự án của các công ty nhỏ nói chung. Trên thực tế, không phải mọi studio sáng tạo đều được xây dựng và hoạt động một cách độc lập.

Không ít các studio sáng tạo hiện nay được thành lập bởi chính những agency lớn – những người không thể cùng lúc kết nối mối quan hệ với nhóm khách hàng trọng tâm, đồng thời đảm bảo việc vận hành các công đoạn nhỏ nhất trong một tập thể diễn ra suôn sẻ. Có nhiều dự án và hợp đồng không yêu cầu kỹ thuật hay chất lượng chuyên môn quá cao, vì vậy không thể “dùng dao mổ trâu để giết gà” mà phải uỷ thác, giao phó chuyên môn cho một đội ngũ chuyên trách hơn, có thể dành nhiều thời gian cho hoạt động sáng tạo hơn.

Một số studio sáng tạo khác thì được thành lập ngay trong chính nội bộ doanh nghiệp, đơn giản vì họ không muốn chi tiền cho các bên thứ ba – trong khi nhân sự sẵn có vẫn đủ sức đáp ứng mục tiêu truyền thông và phát triển thương hiệu bền vững. Đầu tư xây dựng, đào tạo và rèn luyện studio sáng tạo trong chính doanh nghiệp mình, cũng là ý tưởng không tồi giúp tối ưu nguồn lực và nguồn vốn trong giai đoạn kinh tế khó khăn.

studio sang tao 7

Chọn lựa giữa agency lớn và studio sáng tạo (ảnh: Vũ Digital).

Nhưng nếu doanh nghiệp bạn vẫn đang trên đường lựa chọn, tìm kiếm một studio sáng tạo thuê ngoài với chức năng tư vấn chiến lược, xây dựng nội dung truyền thống và thiết kế hình ảnh thương hiệu hiệu quả, vậy thì thật may mắn khi bạn đã tìm đến Vũ Digital. Đội ngũ Vũ Digital là tập hợp của những chuyên gia ở trong lĩnh vực của mình: tư vấn xây dựng chiến lược và bản sắc thương hiệu, trước khi truyền tải chúng bằng ngôn ngữ chữ viết và hình ảnh một cách hiệu quả.

Bản thân nhà sáng lập Vũ Digital cùng các cộng sự của mình đã lựa chọn, theo đuổi một con đường có phần lạ lẫm hơn, nhiều thử thách hơn nhưng đổi lại nó phục vụ rất tốt cho tầm nhìn của đội ngũ này: “Phát triển nền kinh tế quốc gia cũng như đời sống của người dân, thông qua đồng hành và xây dựng thành công các thương hiệu Việt.” Đó là con đường của sự Hiệu quả, sử dụng ngân sách đầu tư một cách hiệu quả, để thương hiệu thành công rồi đóng góp ngược lại cho nền kinh tế quốc gia cũng như đời sống người dân.

Xin chân thành cảm ơn,

Tặng Vũ một ly cà phê nhé

Số tiền donate từ “những tấm lòng vàng” chỉ được dùng để mua cà phê, tiếp sức sáng tạo cho đội ngũ của Vũ và sẽ luôn là như vậy.

Xin chân thành cảm ơn,

Momo
Paypal