Thiết kế logo PUMA vài thập kỷ gần đây không có nhiều thay đổi, khác với chuỗi biến động và câu chuyện buồn đằng sau 2 anh em nhà Dassler trong quá khứ.

Quay ngược thời gian trở về nước Đức của những năm 1920. Hai anh em nhà Dassler danh tiếng là Adolf Dassler cùng anh trai của mình, Rudolf Dassler đã thành lập công ty giày Dassler Brothers Shoe Factory.

logo puma

Đằng sau thương hiệu PUMA là câu chuyện buồn của anh em nhà Dassler (ảnh: FashionNetwork).

Một cái tên “nghe rất oai” và thể hiện rõ tình cảm sâu đậm giữa hai anh em nhà Dassler. Nhưng đáng tiếc là câu chuyện và lịch sử của công ty đã gặp phải nhiều biến cố, khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất ập đến để sớm chia cắt nhiều gia đình theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Hai anh em nhà Dassler cũng không phải là ngoại lệ. Quan điểm chính trị không đồng thuận đã ngay lập tức chia rẽ hai người, ngay từ khi cuộc chiến đẫm máu và nước mắt còn chưa chính thức khép lại.

logo puma

Hình ảnh hai anh em nhà Dassler (ảnh: rchiips).

Cậu em Adolf Dassler sớm tận dụng tốt nền tảng của nhà xưởng, công ty và các mối quan hệ sẵn có. Để tạo nên một thương hiệu khổng lồ cả về quy mô lẫn giá trị, mà hậu thế không một ai chưa từng nghe nhắc đến. Đó là adidas. 

>> Xem thêm: Logo adidas, lịch sử hình thành và ý nghĩa biểu tượng từ 1920.

Người anh trai Rudolf Dassler thì dứt áo ra đi và quyết tâm bước trên con đường mới của riêng mình. 

Thương hiệu RUDA ra đời lấy theo những chữ cái đầu tiên của tên thật nhà sáng lập. Trước khi đổi tên thành PUMA vào năm 1957 và trở thành một phần của lịch sử nhân loại.

logo puma

Logo PUMA đầu tiên trong lịch sử thương hiệu (ảnh: dosi-in).

Logo PUMA đầu tiên với hình ảnh giàu cơ bắp (1948-1956)

Mặc dù RUDA mới là cái tên khởi nguồn cho lịch sử của thương hiệu nước Đức. Nhưng bản thân nhà sáng lập Rudolf Dassler đã sớm có ấn tượng với những chú báo đốm Puma.

Đây là loài vật có sức mạnh đáng nể, sức bật khôn lường cùng độ dẻo dai đáng kinh ngạc trong mọi động tác xoay chuyển. Vì thế không quá ngạc nhiên khi Rudolf Dassler đã chọn hình ảnh chú báo Puma, để ứng dụng lên thiết kế logo PUMA đầu tiên.

Logo Puma này được thương hiệu sử dụng trong giai đoạn năm 1948-1956. Sử dụng kỹ thuật thiết kế âm bản với hình ảnh chú báo cơ bắp, dũng mãnh nhảy qua rào chắn.

Hàng rào chắn này cũng là hình ảnh của chữ D cách điệu – viết hoa chữ cái đầu tiên trong tên của nhà sáng lập. Thể hiện tham vọng và khát khao của ông, trong việc tạo dựng một thương hiệu mạnh mẽ và bền vững.

logo puma

Logo thương hiệu đầu tiên sau khi thương hiệu đổi tên thành PUMA (ảnh: ELLE Man).

Logo Puma sau khi đổi tên thương hiệu (1957-1958)

Từ RUDA chuyển sang PUMA vào năm 1957, thiết kế logo PUMA khi đó cũng có nhiều chi tiết đổi mới. Đặc biệt là tên thương hiệu PUMA được thể hiện bằng font chữ Sans Serif.

Giữ lại hình ảnh chú báo Puma bật nhảy qua rào chắn, nhưng lần này thương hiệu nước Đức muốn sử dụng hoạ tiết màu trắng trên nền đen. Đây là một xu thế thiết kế mang tính tối giản, trực quan ở tại thời điểm đó.

Tuy nhiên thiết kế logo PUMA này chỉ được sử dụng trong đúng một năm. Trước khi thương hiệu tiếp tục thay đổi thiết kế vào năm 1958.

logo puma

Logo PUMA thứ ba trong lịch sử thương hiệu (ảnh: dosi-in).

Logo PUMA thứ ba trong lịch sử (1958-1968)

Thay vì thiết kế hoạ tiết trắng nền đen của năm 1957, đến năm 1958 PUMA đã sử dụng lại hoạ tiết đen nền trắng. 

Chú báo Puma màu trắng được đặt phía trong hai hình lục giác viền đen. Hai bên là dòng chữ Rudolf và Dassler – họ tên đầy đủ của nhà sáng lập. Còn phía dưới cũng là một dòng chữ màu đen, Schuhfabrik – nghĩa là nhà máy hoặc công xưởng sản xuất giày.

Trong giai đoạn nhiều thập kỷ mà thiết kế logo PUMA liên tục thay đổi, thì thiết kế của năm 1958 chính là mẫu logo được ứng dụng lâu nhất. Trước khi thương hiệu thể thao này (lại) thay đổi thiết kế logo vào năm 1968.

logo puma

Nguyên mẫu thiết kế form-strip của PUMA (ảnh: ELLE Man).

Logo PUMA với một đường cong hoàn hảo (1959)

Song song với việc sử dụng logo hình chú báo Puma, thương hiệu này vào năm 1959 cũng đã giới thiệu một tín hiệu nhận diện mới. Một đường cong mềm mại, uyển chuyển đúng với tinh thần đề cao sự dẻo dai cùng tính chiến đấu mạnh mẽ.

Logotype này có thể không quá thành công trên phương diện truyền thông quảng cáo, nhưng nó vẫn được giữ lại trên nhiều thiết kế sản phẩm sau này. Mang đến doanh số đáng ngạc nhiên cho thương hiệu thể thao nước Đức.

Thương hiệu PUMA cũng đã đặt tên cho hoạ tiết này là PUMA Form-strip. Với nét vẽ cong trên thân giày cùng ba đường chỉ đồng màu, tạo ra hình ảnh giống hệt đường chạy ngoài đời thật của các vận động viên Olympics.

logo puma

Logo PUMA năm 1968 có lẽ là mảnh ghép nhạt nhoà nhất trong lịch sử thiết kế thương hiệu (ảnh: dosi-in).

Logo PUMA quay lại với hình ảnh chú báo (1968-1970)

Năm 1968 thiết kế logo PUMA quay về với hình ảnh chú báo quen thuộc. Nhưng lần này chú báo Puma đã không còn mắt và mũi, chỉ là một khối hình thống nhất và liền lạc – trông giống như cái bóng phản chiếu của chú báo thật.

Đó có lẽ cũng là lý do khiến hình ảnh chú báo được đặt nằm ngang, gần sát với mặt đất thay vì nhảy chồm lên theo như truyền thống.

Hình ảnh chú báo Puma lần này chính là khởi đầu cho một loạt thiết kế logo sau đó. Với chú báo không có mắt lẫn mũi, ít cơ bắp hơn hẳn so với thiết kế logo PUMA nguyên gốc. Để chuyển dần sang tính cách thương hiệu dẻo dai, uyển chuyển thay vì gân guốc và dũng mãnh.

>> Xem thêm: Tính cách thương hiệu là gì? 4 bước xây dựng tính cách thương hiệu chuyên nghiệp.

logo puma

Logo PUMA dưới nét vẽ của danh hoạ Lutz Backes (ảnh: ttgdtcqp).

Logo PUMA tiếp theo đóng vai trò bản lề cho mọi thiết kế về sau (1970-1974)

Sự ủng hộ và tin tưởng đồng hành của nhiều vận động viên Olympics, chính là bằng chứng cho thành công của thương hiệu PUMA với hoạ tiết Form-strip, ít nhất là trên phương diện kinh doanh sản phẩm.

Năm 1970, thương hiệu nước Đức quyết đầu tư mạnh tay vào các thiết kế logo. Họ bắt tay với Lutz Backes – hoạ sĩ vẽ hoạt hình theo trường phái tối giản danh tiếng thời bấy giờ.

Logo PUMA mới có nhiều đường nét tương tự với các thiết kế của đầu những năm 60. Tuy nhiên trong đó vẫn thấy rõ những chi tiết nổi bật, gắn liền với phong cách và sở trường riêng của danh hoạ quê gốc Mannheim.

Hình ảnh chú báo trắng nhảy bật lên, chính là tác phẩm của ông và đồng thời là hình ảnh chú báo được ứng dụng bởi PUMA đến tận bây giờ.

logo puma

Logo PUMA No.1 được giới thiệu hồi năm 1975 (ảnh: 1000logos.net)

Logo PUMA mang tính biểu tượng được ra đời (1975 – nay)

Nhằm ghi nhận và tôn vinh thành tích của những vận động viên Olympics, thương hiệu PUMA đã cho ra đời thiết kế logo mang tính biểu tượng vào năm 1975.

Logo PUMA lần này được đặt tên là Logo No.1, với hình ảnh chú báo màu đen sắp nhảy vượt qua “rào chắn” là một hàng chữ PUMA. Sử dụng font chữ nét đậm và không chân vô cùng hiện đại, tối giản cũng như thể hiện trọn vẹn tinh thần thương hiệu nước Đức.

Thiết kế logo này được PUMA duy trì cho đến tận bây giờ, dù có một vài phiên bản mới trong suốt nhiều năm qua nhưng về cơ bản, vẫn là hình ảnh chú báo đen và dòng chữ PUMA nét đậm thân quen đó.

Chiếc đuôi của chú báo có vẻ được kéo dài thêm, một số chi tiết cơ bắp và tai, mũi hay miệng được tinh gọn. Có thể nhận ra rằng, xu hướng thiết kế logo PUMA đã được tối giản và bớt đi tính cường điệu theo thời gian.

Một số phiên bản logo PUMA khác (1975 – nay)

logo puma

Logo PUMA với wordmark đơn giản được giới thiệu năm 1976 (ảnh: 1000logos.net)

logo puma

PUMA từng chỉ sử dụng hình ảnh chú báo đen khoảng đầu những năm 80 (ảnh: 1000logos.net).

logo puma

Một biến thể logo PUMA khác kết hợp cùng hoạ tiết form-strip quen thuộc (ảnh: 1000logos.net).

Xin chân thành cảm ơn,

Những câu hỏi thường gặp

Tiền thân của thương hiệu PUMA

Thương hiệu RUDA ra đời lấy theo những chữ cái đầu tiên của tên thật nhà sáng lập. Trước khi đổi tên thành PUMA vào năm 1957 và trở thành một phần của lịch sử nhân loại.

Cảm hứng thiết kế logo PUMA

Mặc dù RUDA mới là cái tên khởi nguồn cho lịch sử của thương hiệu nước Đức. Nhưng bản thân nhà sáng lập Rudolf Dassler đã sớm có ấn tượng với những chú báo đốm Puma.

Đây là loài vật có sức mạnh đáng nể, sức bật khôn lường cùng độ dẻo dai đáng kinh ngạc trong mọi động tác xoay chuyển. Vì thế không quá ngạc nhiên khi Rudolf Dassler đã chọn hình ảnh chú báo Puma, để ứng dụng lên thiết kế logo PUMA đầu tiên.

Thiết kế logo PUMA sau khi chính thức đổi tên

Từ RUDA chuyển sang PUMA vào năm 1957, thiết kế logo PUMA khi đó cũng có nhiều chi tiết đổi mới. Đặc biệt là tên thương hiệu PUMA được thể hiện bằng font chữ Sans Serif.

Giữ lại hình ảnh chú báo Puma bật nhảy qua rào chắn, nhưng lần này thương hiệu nước Đức muốn sử dụng hoạ tiết màu trắng trên nền đen. Đây là một xu thế thiết kế mang tính tối giản, trực quan ở tại thời điểm đó.

Nguồn gốc của logo PUMA No.1

Nhằm ghi nhận và tôn vinh thành tích của những vận động viên Olympics, thương hiệu PUMA đã cho ra đời thiết kế logo mang tính biểu tượng vào năm 1975.

Logo PUMA lần này được đặt tên là Logo No.1, với hình ảnh chú báo màu đen sắp nhảy vượt qua “rào chắn" là một hàng chữ PUMA. Sử dụng font chữ nét đậm và không chân vô cùng hiện đại, tối giản cũng như thể hiện trọn vẹn tinh thần thương hiệu nước Đức.