Logo Dior không có nhiều thay đổi suốt hành trình 76 năm thành lập và vươn lên giành vị thế hàng đầu trong thế giới thời trang
Ngày 12/2/1947 Christian Dior đã giới thiệu bộ sưu tập mới của mình tại thủ đô Paris. Đây là giai đoạn mà cả thế giới đang bước vào tái thiết, khắc phục hậu quả của Thế Chiến và sớm đưa cuộc sống quay về giống như nó đã từng.
Cần phải nói thêm rằng, Thế Chiến và những hậu quả nó mang lại đã ảnh hưởng tiêu cực đến mọi lĩnh vực. Thời trang thế giới tất nhiên không nằm ngoài những tác động này.
Trước khi Christian Dior giới thiệu bộ sưu tập năm đó, thời trang thế giới chỉ vây quanh những mẫu thiết kế với đường nét cục mịch, sơ sài và không hề có chút đầu tư nào về form dáng. Cuộc chiến đẫm máu kéo dài quá lâu đã khiến cho vải vóc, vật liệu may mặc nói chung bị hạn chế đến mức nghiêm trọng.
Xem thêm: Chiến lược kinh doanh thời trang của 5 thương hiệu toàn cầu.
Nhưng rồi bộ sưu tập mới của thương hiệu nước Pháp đã thay đổi tất cả. Với định hướng thiết kế vòng một vun tròn, vòng eo được thắt chặt để tạo ra form dáng đồng hồ cát. Những thiết kế năm đó của Christian Dior đã mở ra một chương mới cho thời trang đương đại.
Chính bản thân bà Carmel Snow – Cựu Tổng biên tập của Harper’s Bazaar Mỹ cũng đã phải thốt lên rằng:
It’s quite a revolution, dear Christian! Your dresses have such a new look. – Đây đúng là một cuộc cách mạng đó Christian! Những bộ trang phục của ông đã mang đến cái nhìn hoàn toàn mới.
Sau đó không lâu, hai từ “new look” cũng đã vinh dự trở thành tên của bộ sưu tập này. Một cuộc cách mạng đúng nghĩa cho thời trang thế giới sau nhiều năm yên ả và buồn tẻ.
Cũng từ sự kiện năm đó, Christian Dior đã vươn lên trở thành một biểu tượng của ngành thời trang. Bảo vệ, tôn vinh và phát triển thương hiệu dựa trên hình ảnh người phụ nữ có đầy lòng tự tôn, sự kiêu hãnh cũng như quyền lực ở trong xã hội.
Thật khó hình dung ra rằng thế giới thời trang của chúng ta sẽ như thế nào, nếu không có sự xuất hiện của nhà mốt Christian Dior. Ngay bây giờ, hãy cùng Vũ bước chân vào thế giới thương hiệu để ôn lại lịch sử các thiết kế logo của Dior.
Logo Dior đầu tiên
Hơn 70 năm hình thành và phát triển, mỗi sản phẩm hay thiết kế của Dior luôn là một tác phẩm nghệ thuật. Thật khó để xác định rằng Dior nổi bật trên thị trường với dòng sản phẩm nào. Từ nước hoa, mỹ phẩm cho đến từng phụ kiện thời trang nhỏ nhất, Dior luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tôn vinh hình thể và niềm kiêu hãnh của khách hàng.
Bản thân thiết kế logo Dior đầu tiên đã thể hiện trọn vẹn văn hoá lẫn tinh thần thương hiệu. Sử dụng kiểu chữ serif tối giản, sang trọng và đầy tinh tế để thể hiện đầy đủ tên của nhà mốt. Dòng chữ Christian Dior là thiết kế logo Dior mang tính xuyên suốt, mà cho đến thời điểm hiện tại chúng ta vẫn có thể bắt gặp ở bất cứ đâu.
Phông chữ để tạo ra logo Dior đầu tiên là bộ Nicholas Cochin Regular, được sáng tạo bởi ông Georges Peignot – nhà thiết kế và chủ xưởng in danh tiếng sống vào khoảng cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Bộ phông được giới thiệu lần đầu bởi URW Type Foundry – công ty chuyên sáng tạo và cho ra mắt những bộ phông chữ nổi tiếng.
Sự sang trọng của logo Dior còn thể hiện bởi khoảng cách không đều nhau giữa từng chữ cái, cùng với sự pha trộn của các đường nét từ mảnh mai đến khá đầy đặn, xuất hiện xen kẽ chứ không dàn đều nhau một cách tẻ nhạt.
Sau này có một số biến thể khác của logo Dior, nhưng nhìn chung logo Dior đầu tiên với dòng chữ thể hiện tên nhà mốt là một thiết kế trường tồn theo thời gian.
Các biến thể của logo Dior
Từ logo Dior nguyên bản với tên của nhà mốt được thể hiện đầy đủ, Dior cho đến nay vẫn chưa có một thay đổi đúng nghĩa nào với thiết kế logo của họ.
Thay vào đó, thương hiệu nước Pháp đã tạo ra thêm 2 biến thể từ nguyên bản logo trước. Một là biến thể với hai chữ cái viết tắt CD ôm trọn vào nhau, tạo ra khối thống nhất và liền lạc cho tổng thể thiết kế. Logo biến thể này thường được sử dụng trên những chiếc túi xách, hoặc sản phẩm mỹ phẩm đến từ Dior.
Hai là biến thể rút gọn từ logo Dior nguyên bản, không còn là Christian Dior nữa mà chỉ có duy nhất tên thương hiệu DIOR viết hoa. Giữ lại phông chữ serif quen thuộc, nhưng thêm vào những đường nét cầu kì hơn, hoa mỹ hơn để thoát khỏi vùng an toàn của phong cách cổ điển.
Chữ DIOR màu trắng được thể hiện trên nền đen, để đảm bảo sự sang trọng và tinh tế cần có của một thương hiệu thời trang xa xỉ.
Thiết kế logo Dior rút gọn này thường được ứng dụng trên truyền thông, cũng như nhiều sản phẩm liên quan đến thiết kế hình ảnh thương hiệu.
Hoạ tiết Dior Oblique trở thành huyền thoại
Bên cạnh thiết kế logo Dior đi cùng năm tháng, hoạ tiết Dior Oblique cũng đã sớm trở thành huyền thoại của thương hiệu nước Pháp và thời trang thế giới.
Lấy cảm hứng từ bộ sưu tập Thu Đông năm 1951 của chính Christian Dior, Giám đốc sáng tạo của Dior trong giai đoạn 1961-1989 là Marc Bohan đã xây dựng nên hoạ tiết Oblique.
Được khai sinh vào năm 1967, nhưng phải mất đến hai năm để hoạ tiết Dior Oblique xuất hiện trước công chúng. Lần đầu tiên hoạ tiết huyền thoại này được ứng dụng, đó là khi Dior giới thiệu bộ sưu tập túi xách Haute Couture vào năm 1969.
Đến khoảng đầu thập niên 2000, Giám đốc sáng tạo đương nhiệm là John Galliano mới một lần nữa hồi sinh hoạ tiết Dior Oblique. Lần này, hoạ tiết Oblique đã không còn bị giới hạn trên những chiếc túi xách hay vali xa xỉ của hãng.
Với sự xuất hiện của siêu mẫu Gisele Bundchen trong bộ bikini và áo khoác xuyên thấu, trên tay là chiếc túi to bản với sự xuất hiện dày đặc của hoạ tiết Oblique. John Galliano đã mở ra “kỷ nguyên streetwear” cho kiểu hoạ tiết huyền thoại này.
Để đến năm 2018 khi trở thành người tiếp theo kế thừa bản vẽ của Dior Oblique, nữ giám đốc sáng tạo đầu tiên của Dior là Maria Grazia Chiuri đã mang hoạ tiết này trở lại một lần nữa.
Thậm chí ông John Galliano chắc hẳn đã rất xúc động, khi bà Maria Grazia Chiuri còn hồi sinh cả chiếc túi Saddle Bag – sản phẩm giàu tâm huyết và đầy táo bạo mà ông từng cho ra mắt vào mùa Xuân Hè năm 2000.
Chiếc túi “yên ngựa” với kích thước nhỏ nhắn, nhưng khi xuất hiện với hoạ tiết Dior Oblique thì như bừng sáng hơn bao giờ hết, làm lu mờ cả sản phẩm túi Dior Book Tote vốn đặc sắc và hào nhoáng hơn nhiều về thiết kế.
Dù ở thời đại nào đi nữa, hoạ tiết Oblique vẫn là một huyền thoại về hình ảnh thương hiệu bên cạnh các thiết kế logo Dior. Khi đặt lên bàn cân giữa hoạ tiết Oblique bản in của ngày xưa với bản hoàn thiện bằng vải canvas của ngày nay, mỗi chất liệu đều có được ưu điểm và nét độc đáo của riêng mình.
Nhiều ngôi sao hàng đầu thế giới vẫn rất ưa chuộng hoạ tiết Oblique bản in truyền thống, có thể kể đến như Rihanna, Bella Hadid hay Natalie Portman.
Xin chân thành cảm ơn,
Những câu hỏi thường gặp
Thời trang thế giới trước khi Dior tạo ra cuộc cách mạng?
Trước khi Christian Dior giới thiệu bộ sưu tập năm đó, thời trang thế giới chỉ vây quanh những mẫu thiết kế với đường nét cục mịch, sơ sài và không hề có chút đầu tư nào về form dáng. Cuộc chiến đẫm máu kéo dài quá lâu đã khiến cho vải vóc, vật liệu may mặc nói chung bị hạn chế đến mức nghiêm trọng.
Thiết kế logo Dior đầu tiên ra sao?
Bản thân thiết kế logo Dior đầu tiên đã thể hiện trọn vẹn văn hoá lẫn tinh thần thương hiệu. Sử dụng kiểu chữ serif tối giản, sang trọng và đầy tinh tế để thể hiện đầy đủ tên của nhà mốt. Dòng chữ Christian Dior là thiết kế logo Dior mang tính xuyên suốt, mà cho đến thời điểm hiện tại chúng ta vẫn có thể bắt gặp ở bất cứ đâu.
Những biến thể logo Dior?
Một là biến thể với hai chữ cái viết tắt CD ôm trọn vào nhau, tạo ra khối thống nhất và liền lạc cho tổng thể thiết kế. Logo biến thể này thường được sử dụng trên những chiếc túi xách, hoặc sản phẩm mỹ phẩm đến từ Dior.
Hai là biến thể rút gọn từ logo Dior nguyên bản, không còn là Christian Dior nữa mà chỉ có duy nhất tên thương hiệu DIOR viết hoa. Giữ lại phông chữ serif quen thuộc, nhưng thêm vào những đường nét cầu kì hơn, hoa mỹ hơn để thoát khỏi vùng an toàn của phong cách cổ điển.
Bên cạnh thiết kế logo Dior, hoạ tiết nào của thương hiệu này đã trở thành huyền thoại thời trang?
Bên cạnh thiết kế logo Dior đi cùng năm tháng, hoạ tiết Dior Oblique cũng đã sớm trở thành huyền thoại của thương hiệu nước Pháp và thời trang thế giới.
Lấy cảm hứng từ bộ sưu tập Thu Đông năm 1951 của chính Christian Dior, Giám đốc sáng tạo của Dior trong giai đoạn 1961-1989 là Marc Bohan đã xây dựng nên hoạ tiết Oblique.