Nhượng quyền kinh doanh là một chiến lược phát triển hỗn hợp, liên kết các hoạt động thương hiệu, marketing và phân phối.

Nhượng quyền kinh doanh là phương pháp mà một tổ chức sở hữu thương hiệu/ mô hình kinh doanh (bên nhượng quyền), cấp phép cho cá nhân hoặc doanh nghiệp (bên nhận quyền) quyền kinh doanh dựa trên tài sản trí tuệ đã được bảo hộ.

Mục tiêu kép của nhượng quyền kinh doanh là sinh lợi nhuận và tăng nhận biết về thương hiệu, thông qua việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại…

Nhượng quyền kinh doanh

Cẩm nang hướng dẫn chiến lược nhượng quyền. (ảnh:vudigital.co)

Cơ sở pháp lý của nhượng quyền kinh doanh?

Hoạt động nhượng quyền kinh doanh tại Việt Nam được nhà nước Việt Nam quy định bằng cácvăn bản luật sau

  • Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005, số hiệu: 35/2006/NĐ-CP
  • Nghị định số 35/2006/NĐ-CP của Chính phủ: Nghị định về quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại
  • Nghị định sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính tại một số nghị định của Chính Phủ quy định chi tiết tại Luật thương mại, số hiệu:120/2011/NĐ-CP

Lưu ý: trong các văn bản pháp luật hoạt động nhượng quyền kinh doanh được viết là hoạt động nhượng quyền thương mại.

Nhượng quyền kinh doanh trong nước có cần đăng ký không?

Highlands Coffee là một trong những thương hiệu nhượng quyền thành công nhất tại Việt Nam. (ảnh: Vnexpress)

Highlands Coffee là một trong những thương hiệu nhượng quyền thành công nhất tại Việt Nam. (ảnh: Vnexpress)

Theo điều 17a bổ sung tại Nghị định số: 120/2011/NĐ-CP

1. Các trường hợp sau không phải đăng ký nhượng quyền:

  • Nhượng quyền trong nước
  • Nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài

2. Đối với các trường hợp không phải đăng ký nhượng quyền phải thực hiện chế độ báo cáo Sở Công Thương.”

Như vậy nhượng quyền trong nước, nhượng quyền từ Việt Nam ra nước ngoài thì không phải đăng ký nhượng quyền, tuy nhiên cần báo cáo với Sở công thương của Tỉnh hoặc Thành phố, quyền lợi và trách nhiệm của các bên liên quan vẫn phải được tuân thủ theo quy định của pháp luật hiện hành.

Báo cáo với Sở công thương phải thực hiện định kỳ chậm nhất là vào ngày 15/01 mỗi năm. Biểu mẫu đính kèm (Phần B Phụ lục 3 Thông tư 09/2006/TT-BTM ngày 25/05/2006 của Bộ Thương mại) Tải về .

Cover nhuongquyen

Ai được nhượng quyền kinh doanh?

  • Nhượng quyền kinh doanh áp dụng đối với cá nhân Việt Nam và cả cá nhân nước ngoài tham gia vào hoạt động nhượng quyền kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam.
  • Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá. 
  • Trong trường hợp sản phẩm/ dịch vụ thuộc nhóm hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp chỉ được nhượng quyền kinh doanh sau khi được cơ quan quản lý cấp Giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy tờ có giá trị tương đương hoặc đáp ứng đủ điều kiện quy định theo cam kết quốc tế của Việt Nam.

Định nghĩa bên nhượng và nhận quyền kinh doanh?

Nhượng quyền kinh doanh

Mô hình nhượng quyền, thiết kế bởi Vũ Digital.

  • Bên nhượng quyền: là cá nhân hoặc tổ chức cấp quyền kinh doanh thương mại, bao gồm cả bên nhượng quyền thứ cấp trong mối quan hệ với bên nhận quyền thứ cấp.
  • Bên nhận quyền: là cá nhân hoặc tổ chức được nhận quyền thương mại, bao gồm cả bên nhận quyền thứ cấp trong mối quan hệ với bên nhượng quyền thứ cấp.
  • Bên nhượng quyền thứ cấp: là cá nhân hoặc tổ chức có quyền cấp lại quyền kinh doanh mà mình đã nhận từ Bên nhượng quyền ban đầu cho Bên nhận quyền thứ cấp. 

Đây là bên nhượng quyền gián tiếp, đã nhận nhượng quyền từ một cấp cao hơn.

Ví dụ: một doanh nghiệp tại Việt Nam nhận nhượng quyền kinh doanh của một tập đoàn quốc tế sau đó tiếp tục nhượng quyền kinh doanh cho các cá nhân hoặc tổ chức nhỏ hơn tại Việt Nam.

  • Bên nhận quyền thứ cấp: là cá nhân hoặc tổ chức nhận lại quyền kinh doanh từ Bên nhượng quyền thứ cấp. 

Đây là bên nhận nhượng quyền gián tiếp, nhận nhượng quyền kinh doanh thông qua một bên đã nhận nhượng quyền từ trước, không trực tiếp làm việc với bên nhượng quyền ban đầu.

Ví dụ: một cá nhân tại Việt Nam nhận nhượng quyền kinh doanh thông qua một công ty được phép uỷ quyền sở hữu thương hiệu.

  • Bên nhận quyền sơ cấp: là cá nhân hoặc tổ chức nhận quyền thương mại từ Bên nhượng quyền.

Ví dụ: cá nhân hoặc tổ chức nhận nhượng quyền kinh doanh từ một tổ chức ban đầu, không được phép nhượng quyền tiếp tục cho các cá nhân hoặc tổ chức khác.

Tiêu chuẩn để đăng ký nhượng quyền kinh doanh

Nhượng quyền kinh doanh

Ba điều kiện cần có để đăng ký nhượng quyền kinh doanh từ nước ngoài vào Việt Nam. (ảnh:vudigital)

Để đăng ký hoạt động nhượng quyền kinh doanh tại Việt Nam phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:

  1. Giấy phép đăng ký kinh doanh
  2. Đã sở hữu Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ.
  3. Hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm. (ví dụ: cửa hàng, chuỗi cửa hàng) đã hoạt động kinh doanh từ 1 năm trở lên. 

Lưu ý: 

– Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam đăng ký cần khoảng từ 12 đến 16 tháng để được cấp văn bằng.

– Các giấy tờ nếu là ngôn ngữ nước ngoài thì phải được dịch thuật qua tiếng Việt và được công chức bởi cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam.

– Nếu bản sản Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương của cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài thì phải dịch sang tiếng Việt và được cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận và thực hiện việc hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Tài liệu đăng ký nhượng quyền kinh doanh

1. Đơn đăng ký hoạt động nhượng quyền kinh doanh (do Bộ công thương hướng dẫn)

(theo mẫu MĐ-1 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 09/2006/TT-BTM);

2. Bản giới thiệu về hoạt động nhượng quyền kinh doanh, đây là một số thông tin cần thiết để minh bạch với bên nhận quyền, giúp bên nhận quyền có thêm thông tin, dữ liệu để nghiên cứu trước khi đồng ý ký kết hợp đồng nhượng quyền kinh doanh.

(theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 09/2006/TT-BTM)

3. Bản sao công chứng Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ.

4. Giấy tờ pháp lý chứng minh sự đồng ý trong việc cho phép nhượng quyền gián tiếp của bên nhượng quyền ban đầu trong trường hợp cá nhân tổ chức nhượng quyền là bên nhượng quyền thứ cấp.

Lưu ý: 

– Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam đăng ký cần khoảng từ 12 đến 16 tháng để được cấp văn bằng.

– Các giấy tờ nếu là ngôn ngữ nước ngoài thì phải được dịch thuật qua tiếng Việt và được công chức bởi cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam.

– Nếu bản sản Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương của cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài thì phải dịch sang tiếng Việt và được cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận và thực hiện việc hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Đăng ký nhượng quyền kinh doanh ở đâu

Bên dự kiến nhượng quyền từ nước ngoài vào Việt Nam hoặc từ Việt Nam ra nước ngoài phải đăng ký với Bộ công thương.

Tặng Vũ một ly cà phê nhé

Số tiền donate từ “những tấm lòng vàng” chỉ được dùng để mua cà phê, tiếp sức sáng tạo cho đội ngũ của Vũ và sẽ luôn là như vậy.

Xin chân thành cảm ơn,

Momo
Paypal

Lời kết,

Như vậy hoạt động nhượng quyền kinh doanh tại Việt Nam đã được Cơ quan nhà nước “mở khoá” bằng Nghị định số 120/2011/NĐ-CP do Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng ký. Các hoạt động nhượng quyền kinh doanh tại Việt Nam được tự do hoạt động theo quy định của pháp luật hiện hành.

Hoạt động nhượng quyền kinh doanh giờ đây phụ thuộc vào việc các cá nhân hoặc doanh nghiệp có đầu tư xây dựng thương hiệu bài bản, hiệu quả hay không. 

Nếu đầu tư và xây dựng thương hiệu một cách hiệu quả sẽ thu hút được dòng tiền nhàn rỗi rất lớn từ người dân từ đây tạo ra nhiều giá trị hơn cho cộng đồng và nền kinh tế nước nhà. Theo Vũ  đây là cơ hội rất lớn cho những người kinh doanh nghiêm túc và có sự đầu tư bền vững.

Doanh nghiệp sẽ huy động được nguồn vốn lớn nếu đầu tư xây dựng thương hiệu và sở hữu các tài liệu nhượng quyền chuyên nghiệp, tại Vũ chúng tôi có kinh nghiệm và kỹ năng để giúp các doanh nghiệp có thể lan tỏa những sản phẩm/ dịch vụ tốt đến với nhiều người hơn nữa. Hãy liên hệ Vũ.

Đội ngũ Vũ Digital tin rằng những nội dung trong bài viết này sẽ giúp ích cho bạn đọc khi ứng dụng vào thực tế công việc của mình, từ đó tạo ra những thương hiệu có giá trị và tạo ra tác động tích cực đến cuộc sống xung quanh.

Để hiểu hơn về thế giới thương hiệu và củng cố kiến thức xây dựng thương hiệu & thiết kế thương hiệu của bản thân, bạn đọc có thể kết nối với Vũ qua thông tin ở phía bên dưới:

Xin chân thành cảm ơn,

​​​​​​​​​​​​​​​

Những câu hỏi thường gặp

Nhượng quyền kinh doanh là gì?

Nhượng quyền kinh doanh là một chiến lược phát triển hỗn hợp, bao gồm thương hiệu, marketing và phân phối.

Mục tiêu của nhượng quyền kinh doanh là gì?

Mục tiêu kép của nhượng quyền kinh doanh là sinh lợi và tăng nhận biết về thương hiệu, thông qua việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

Nhượng quyền kinh doanh có cần đăng ký không?

Nhượng quyền kinh doanh trong nước hoặc từ Việt Nam ra nước ngoài thì công cần đăng ký. Nhượng quyền từ nước ngoài vào Việt Nam thì cần đăng ký.

Ai được nhượng quyền kinh doanh?

Nhượng quyền kinh doanh áp dụng đối với cá nhân Việt Nam và cả cá nhân nước ngoài tham gia vào hoạt động nhượng quyền kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam.

Cơ quan nào quản lý hoạt động nhượng quyền?

Bộ công thương và các Sở công thương quản lý hoạt động nhượng quyền.