Chiến lược khác biệt hoá toàn cầu đưa nhiều thương hiệu nổi tiếng thoát khỏi những xu thế cạnh tranh tầm thường nhất, như định hướng giá rẻ hay lợi dụng nhu cầu cấp thiết của người tiêu dùng.
Hầu hết các doanh nghiệp và thương hiệu trên thị trường sẽ định hướng cạnh tranh về giá. Xem đó như một lợi thế cạnh tranh của mình ở giữa một thị trường chật chội.
Tuy nhiên một số khác đã chọn đi theo con đường khác biệt hoá. Thông qua tính sáng tạo của sản phẩm hay hình ảnh và tiếng nói thương hiệu trước truyền thông.
Chiến lược khác biệt hoá giúp các thương hiệu nổi bật lên giữa thị trường cạnh tranh, mà vẫn tự tin định giá cao cũng như trung thành theo đuổi tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của chính thương hiệu.
Tất nhiên sẽ không dễ để xây dựng một chiến lược khác biệt hoá. Càng muôn phần khó khăn hơn để chiến lược khác biệt dẫn lối thương hiệu đi đến thành công.
Dưới đây sẽ là 13 chiến lược khác biệt hoá toàn cầu ở đa dạng ngành nghề và lĩnh vực khác nhau, mà bất cứ mô hình kinh doanh nào cũng có thể tham khảo và ứng dụng một cách hiệu quả.
Chiến lược khác biệt hoá toàn cầu của Apple
Apple là một thương hiệu thường xuyên xuất hiện trong tâm trí của nhiều người, mỗi khi cụm từ chiến lược khác biệt hoá toàn cầu được nhắc đến.
Được thành lập vào năm 1976 bởi ba chàng thanh niên trẻ là Steve Jobs, Ronald Wayne và Steve Wozniak. Không nhiều người nghĩ Apple sẽ có ngày trở thành đế chế mới của làng công nghệ, thậm chí sớm cán mốc vốn hoá vài nghìn tỷ USD như hiện nay.
Ở thời điểm hiện tại khi gọi tên năm thương hiệu và công ty dẫn đầu thung lũng Silicon. Apple có thể tự tin sánh vai cùng với Google, Facebook, Amazon hay kể cả Microsoft.
Từ những dòng máy tính Macintosh trong quá khứ, cho đến loạt sản phẩm iDevices ở thì hiện tại. Apple đã thành công trong việc tạo dựng chiến lược khác biệt hoá toàn cầu, thông qua nhiều quy trình khác nhau.
- Thiết kế sản phẩm
Thiết kế sản phẩm tối giản, thanh lịch và mang tính biểu tượng của Apple chính là yếu tố tiên quyết, làm nên sự nổi bật của họ khi so sánh với chính các đối thủ tiềm tàng.
Các thiết bị do Apple tạo ra không chỉ mang đến một góc nhìn trực quan, ưu tiên tính thẩm mỹ mà còn mang lại trải nghiệm sản phẩm tiện lợi cho hàng triệu người dùng.
Sự sang trọng một cách đơn giản giúp Apple thuyết phục thành công khách hàng của mình, quan trọng hơn hết là khiến họ sẵn sàng chi ra một số tiền lớn để sở hữu sản phẩm.
- Hệ điều hành
Apple không chỉ ấp ủ tạo dựng chiến lược khác biệt hoá toàn cầu dựa trên sản phẩm, mà ngay từ hệ điều hành độc quyền trên các thiết bị cũng đã đủ nói lên tham vọng của họ.
Hệ điều hành mà Apple tập trung xây dựng và phát triển, là để dành riêng cho hàng triệu người dùng trung thành chứ không hề chia sẻ cho một bên thứ ba nào khác.
Chính vì lẽ đó Apple có đủ khả năng nhìn ra những khuyết điểm, tận dụng tốt những kẽ hở mà họ học tập từ chính những hệ điều hành khác – như Android chẳng hạn.
Để xây dựng thành công một hệ điều hành cũng tuân theo giá trị cốt lõi sản phẩm, đó là nâng cao trải nghiệm thông qua việc đơn giản hoá quy trình sử dụng của khách hàng.
- Chiến lược định giá
Nếu như nhiều thương hiệu chọn định hướng giá rẻ làm nên sự nổi bật cho mình, thì Apple lại là một trong số ít các thương hiệu định hướng giá cao – trên con đường tạo dựng hình ảnh và chiến lược khác biệt hoá toàn cầu.
>> Xem thêm: Chiến lược giá rẻ, hướng dẫn 3 phương pháp chinh phục khách hàng
Mức giá sản phẩm cao vượt trội của Apple thường để lại ấn tượng về một sản phẩm đẳng cấp, thanh lịch và sở hữu chất lượng tương xứng với giá thành. Điều quan trọng này cũng đã khiến tỷ suất lợi nhuận của Táo Khuyết không ngừng gia tăng.
Chiến lược khác biệt hoá toàn cầu của Tiffany & Co
Thương hiệu trang sức xa xỉ Tiffany & Co được công chúng biết đến rộng rãi hơn, sau khi bộ phim gắn liền với tên tuổi của nữ diễn viên Audrey Hepburn – Breakfast at Tiffany’s được công chiếu vào năm 1961.
Tiffany & Co được thành lập vào năm 1837, với định hướng xây dựng chiến lược khác biệt hoá toàn cầu để tập trung vào thị trường ngách. Đó là những khách hàng yêu quý và tôn trọng giá trị đích thực của trang sức, chấp nhận mạnh tay chi tiền để sở hữu chúng.
- Sự khác biệt của sản phẩm
Cũng như những động thái của Apple khi xây dựng chiến lược khác biệt hoá toàn cầu. Thương hiệu trang sức Tiffany & Co dành sự ưu tiên số một cho các tính năng, hình ảnh và giá trị của sản phẩm nhiều hơn.
Bằng thiết kế tuyệt đẹp, độc đáo và được chế tác hoàn toàn thủ công. Sản phẩm của Tiffany & Co giúp người sở hữu trở nên nổi bật, rạng ngời giữa đám đông.
Bên cạnh đó, hình ảnh những chiếc hộp đựng màu xanh, mở ra bên trong là một thế giới các món đồ trang sức tinh xảo đã sớm trở thành biểu tượng của thương hiệu.
Tất cả làm nên hình ảnh và vai trò khác biệt, độc tôn của Tiffany & Co ở trên thị trường.
- Định vị thương hiệu khác biệt
Sẽ mất khá nhiều thời gian để tự định vị mình là một thương hiệu trang sức cao cấp, Tiffany & Co với tham vọng tạo dựng chiến lược khác biệt hoá toàn cầu, đã định vị bản thân trở thành công ty sáng tạo sở hữu nhiều thiết kế sống mãi với thời gian.
Trong những năm gần đây, thương hiệu này luôn không ngừng theo đuổi giá trị cốt lõi của mình để trở nên khác biệt giữa một thị trường chật chội.
- Mức giá cao
Với chất lượng đã được kiểm chứng cùng tính độc quyền khi chọn sở hữu sản phẩm. Tiffany & Co cũng tự tin định giá cao trong xây dựng chiến lược khác biệt hoá toàn cầu, giống như những gì Apple đã làm được.
Thậm chí mức độ chênh lệch khi so sánh với mặt bằng chung còn cao hơn gấp nhiều lần, nhằm đảm bảo rằng sẽ chỉ có những người thật sự giàu có và đẳng cấp, mới đủ sức tiếp cận đến sản phẩm của Tiffany & Co.
Chiến lược khác biệt hoá toàn cầu của Emirates
Trong khi nhiều hãng hàng không đang theo đuổi cuộc đua về giá, xem giá vé như thế mạnh cạnh tranh chẳng hạn như Wizz Air hay Ryan Air. Emirates lại đang tiên phong cho những sự thay đổi khi xây dựng chiến lược khác biệt hoá toàn cầu.
>> Có thể bạn quan tâm: Branding là gì? Branding không chỉ là xây dựng chiến lược thương hiệu
Emirates là hãng hàng không quốc doanh đến từ Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất, đặt trụ sở của hãng tại Dubai. Hãng liên tục khai thác hơn 3.600 chuyến bay mỗi tuần, đến khoảng 150 thành phố lớn tại hơn 80 quốc gia khác nhau.
Tuy nhiên điều khác biệt thật sự không nằm ở số lượng chuyến bay hay địa điểm mà hãng dừng chân, vậy những sự khác biệt làm nên lợi thế cạnh tranh của Emirates là gì?
- Lợi thế cạnh tranh đến từ dịch vụ khách hàng
Thị trường hàng không giá rẻ làm cho hình ảnh của những dãy ghế chật chội, những bữa ăn phụ tiêu chuẩn thấp xuất hiện nhan nhản hiện nay. Tuy nhiên bạn sẽ không thể bắt gặp hình ảnh đó trên những chuyến bay của Emirates.
Bởi lợi thế cạnh tranh số một trong chiến lược khác biệt hoá toàn cầu của hãng, là chăm sóc chu đáo và trọn vẹn cho mỗi hành khách trong suốt chuyến bay của họ.
Ngay cả khi bạn chọn mua vé Phổ Thông, thì Emirates vẫn đáp ứng và cung cấp những tuỳ chọn vượt trội bên dưới:
- Món ăn chất lượng cao và thể hiện tinh thần, văn hoá ẩm thực của điểm đến.
- Giải trí tuyệt vời trong suốt chuyến bay với hơn 4.500 bộ phim tuỳ chọn.
- Đồ uống và WiFi được cung cấp miễn phí trong suốt hành trình.
Còn đối với vé ở khoang Hạng Nhất thì không cần phải bàn cãi. Emirates vừa mới giành giải thưởng Hãng Bay Có Khoang Hạng Nhất Xuất Sắc Nhất của năm 2020.
- Công nghệ bay vượt trội
Emirates là một trong những hãng bay nổi tiếng với việc xem khách hàng là trọng tâm, vì thế họ luôn đầu tư, ứng dụng và theo đuổi những công nghệ máy bay tiên tiến nhất thế giới.
Không chỉ dừng lại với những trải nghiệm của hành khách trong khoang máy bay, Emirates còn mạnh dạn ứng dụng nhiều công nghệ hỗ trợ máy bay và phi hành đoàn. Ví dụ như công nghệ dẫn đường máy bay hoàn toàn tự động.
Tất cả làm nên những giá trị tuyệt vời mà không phải hãng bay nào cũng đủ sức sở hữu, làm nên chiến lược khác biệt hoá toàn cầu vô cùng ấn tượng của Emirates.
Chiến lược khác biệt hoá toàn cầu của Hermes
Nếu Tiffany & Co có thể thuyết phục khách hàng chi vài nghìn USD, chỉ để sở hữu một món đồ trang sức xa xỉ. Thì Hermes lại có quyền tự lựa chọn khách hàng của mình, để mang đến cho họ cơ hội sở hữu chiếc túi xách có giá lên đến “nhiều trăm nghìn USD.”
Vì vậy không bất ngờ khi Hermes xuất hiện trong danh sách các thương hiệu hàng đầu thế giới, có được chiến lược khác biệt hoá toàn cầu ấn tượng với những yếu tố sau đây.
- Tính độc quyền sản phẩm
Khía cạnh quan trọng nhất của Hermes khi xây dựng chiến lược khác biệt hoá toàn cầu, đó chính là tính độc quyền của từng sản phẩm.
Tất nhiên bất cứ một thương hiệu thời trang xa xỉ nào, cũng đều định hướng và tuyên bố với truyền thông rằng mình luôn sẵn sàng theo đuổi sự độc quyền. Nhưng Hermes với dòng sản phẩm túi xách Birkin của họ đã có những bước tiến xa hơn thế.
- Khó tiếp cận sản phẩm
Bạn không thể cứ thế bước vào cửa hàng rồi nói “hãy lấy cho tôi một chiếc túi Birkin.” Mà phải có một lịch sử đủ tốt với thương hiệu Hermes, một “quá khứ” không ngại chi tiền cho những chiếc túi Birkin trước đây.
Tất nhiên là trong hầu hết trường hợp còn lại, bạn phải chấp nhận chờ đợi để lần đầu tiên có cơ hội chi tiền sở hữu một chiếc túi Birkin.
- Không có nhiều cơ hội chọn lựa
Không chỉ phải đợi nhiều tuần, thậm chí là nhiều tháng để nhận được lời mời mua túi. Khách hàng muốn sở hữu túi Birkin thậm chí không có nhiều lựa chọn về kiểu dáng, mẫu mã hay màu sắc sản phẩm.
Trong một số trường hợp đặc biệt, bạn phải chấp nhận chi tiền cho thiết kế túi Birkin được Hermes sắp xếp khi đến lượt. Hoặc “mất lượt” và tiếp tục chờ đợi đến lúc Hermes cho ra đời thiết kế vừa ý với bạn nhất.
- Độ khan hiếm đi kèm với mức giá đắt đỏ
Những chiếc túi Hermes được làm từ quy trình thủ công, cộng với tính khan hiếm của nguồn cung vật liệu. Khiến những sản phẩm đến từ thương hiệu này có giá không hề dễ chịu.
Lấy ví dụ điển hình của một chiếc túi Birkin, sử dụng da cá sấu bạch tạng làm vật liệu sản xuất. Mức giá cao nhất ghi nhận trong các phiên đấu giá của sản phẩm này, từng chạm đến mốc 300.000 nghìn USD.
- Giá trị của quy trình thủ công
Như đã nói ở trên mọi sản phẩm đến từ Hermes đều được làm thủ công. Thậm chí mỗi sản phẩm chỉ gắn liền với một nghệ nhân duy nhất, người này phải tự mình hoàn thành sản phẩm bằng quy trình có thể kéo dài đến 48 giờ.
Trong giai đoạn mà các tiến bộ khoa học và công nghệ sản xuất đang được nâng tầm, việc Hermes trung thành với quá trình sản xuất thủ công cũng là quá đủ để làm nên sự khác biệt. Trên chặng đường xây dựng chiến lược khác biệt hoá toàn cầu cho thương hiệu.
Chiến lược khác biệt hoá toàn cầu của Tesla
Bằng sứ mệnh thúc đẩy thế giới chuyển đổi sang năng lượng bền vững, thương hiệu Hoa Kỳ Tesla muốn hướng đến nhóm đối tượng giàu có, điều kiện tài chính vững chắc. Trước khi chuyển sang các thị trường hay khách hàng mục tiêu khác.
>> Xem thêm: Chiến lược phân phối của Tesla với 2 cách thức bán xe điện đột phá
Tầm nhìn và sứ mệnh của Tesla là hoàn toàn rõ ràng, nhưng điều gì đã làm nên sự khác biệt của họ. Ở giữa một thị trường xe điện rộng lớn, tiềm năng nhưng chật chội vì hầu hết các thương hiệu xe danh tiếng đều đã góp mặt?
- Sản phẩm khác biệt
Chiến lược hoá toàn cầu của Tesla bắt đầu từ sự khác biệt của sản phẩm, mà cụ thể ở đây là những chiếc xe điện chưa từng có trong hình dung của khách hàng thế giới.
Những chiếc xe của Tesla không chỉ đáp ứng các tiêu chí về chất lượng và môi trường. Chúng còn đạt đến mức độ thẩm mỹ hoàn thiện, mỹ miều và tạo cảm giác về một thiết bị công nghệ tương lai – hơn là một chiếc xe tham gia giao thông đúng nghĩa.
Không chỉ dừng lại ở đó, sản phẩm của Tesla còn sở hữu một số ưu thế độc quyền như: pin năng lượng hỗ trợ dòng điện tăng áp, khả năng tuỳ chỉnh theo hướng cá nhân hoá, phần mềm liên tục cập nhật và các tính năng tự lái của xe.
- Marketing truyền miệng
Tesla không quá tập trung vào các kênh marketing truyền thống, ngược lại họ đang ưu tiên phát triển các thế mạnh về marketing truyền miệng.
Không chỉ bởi đặc tính của thị trường sản phẩm hay hành vi của khách hàng mục tiêu. Mà bản thân người chèo lái Tesla là tỷ phú Elon Musk, luôn có được sức ảnh hưởng to lớn ở trên cộng đồng mạng.
Những phát ngôn thu về nhiều ý kiến trái chiều ở trên Twitter, vốn đã trở thành một “đặc tính thương hiệu cá nhân” của Elon Musk. Đến nỗi bản thân vị CEO này từng có lần nhận định:
“Những phát ngôn của tôi đã tiết kiệm được rất nhiều tiền cho Tesla đấy chứ.”
Liên tục tạo ra tranh cãi và những luồng dư luận trái chiều xung quanh mình, đó chính là làn gió mới mà Tesla sớm thổi vào chiến lược khác biệt hoá toàn cầu của họ.
Chiến lược khác biệt hoá toàn cầu của Happy Socks
Một trong những mục tiêu quan trọng của bài chia sẻ này, đó là giúp người đọc thấy được chiến lược khác biệt hoá toàn cầu có thể áp dụng bất cứ lúc nào. Bằng nhiều cách khác nhau và đa dạng các loại hình, mô hình hay ngành nghề kinh doanh.
Từ các thiết bị công nghệ cho đến những món đồ trang sức. Và giờ là từ sản phẩm xe điện đến những đôi vớ sặc sỡ nhiều màu. Đó chính xác là những gì chúng tôi sắp nói đến, thương hiệu vớ nổi tiếng hàng đầu thế giới Happy Socks.
- Khác biệt hoá sản phẩm
Thêm một minh chứng nữa cho thành công của chiến lược khác biệt hoá toàn cầu, bằng nền tảng của sáng tạo và mạnh dạn khác biệt hoá sản phẩm.
Thương hiệu đang được định giá 100 triệu USD trên sàn thương mại điện tử này, đã nhìn thấy cơ hội ở việc chuyển đổi tất vớ từ một phụ kiện trang phục thường ngày. Sang một phụ kiện thời trang đích thực với đa dạng mẫu mã hay màu sắc khác nhau.
Không như xu hướng truyền thống khi nhiều người chọn mang những đôi vớ cổ ngắn, tối màu và khó thấy. Ngày nay Happy Socks đã chuyển xu hướng chọn lựa tất vớ thành những đôi vớ dài, phủ quá mắt cá chân và có màu sắc sặc sỡ vui nhộn.
Bên cạnh đó, Happy Socks còn mang tinh thần của chiến lược khác biệt hoá toàn cầu vào trong cách họ bán sản phẩm. Những chiếc vớ sặc sỡ, mẫu mã đa dạng ngày nay được đặt trong những chiếc hộp sở hữu thiết kế đẹp chẳng kém.
Để xứng đáng trở thành một món quà tuyệt vời dành tặng bạn bè, người thân hay thậm chí là người bạn đời trong những dịp đặc biệt.
- Kể chuyện và lan toả niềm hạnh phúc
Chiến lược khác biệt hoá toàn cầu của Happy Socks không chỉ tạo ra những sản phẩm đẹp, những chiếc hộp đựng tuyệt vời mà đằng sau đó còn là câu chuyện lan toả niềm hạnh phúc.
Giống như phong cách kể chuyện của “Charlie và nhà máy socola.” Happy Socks đã tạo ra một câu chuyện mà ở đó, những đôi vớ tưởng chừng vô tri đã có dịp hoá thân thành “những nhà khoa học Socks.”
Hình ảnh ẩn dụ này đại diện cho những nhà sáng lập của thương hiệu, khiến câu chuyện thương hiệu Happy Socks được kể ra một cách tươi vui và giàu cảm xúc.
Tạm kết
Bài chia sẻ là câu chuyện về 13 chiến lược khác biệt hoá toàn cầu, mà bất cứ một doanh nghiệp hay thương hiệu nào cũng có thể ứng dụng theo.
Tuy nhiên để ý nghĩa và vai trò của bài chia sẻ này thật sự cô đọng, vắn tắt mà vẫn mang lại sự hiệu quả. Vũ sẽ chia nội dung của bài viết gốc từ MK Tool Box Suite thành hai phần. Bao gồm phần 2 sẽ được đăng tải và chia sẻ đến tất cả mọi người trong ít ngày tới đây.
Để có thêm những thông tin, kiến thức thương hiệu sâu lắng hơn cùng những tư vấn cụ thể về chiến lược khác biệt hoá. Quý doanh nghiệp và khách hàng có thể liên hệ trực tiếp đến đội ngũ của Vũ, thông qua số hotline 0366 366 999.
Xin chân thành cảm ơn,
Những câu hỏi thường gặp về chiến lược khác biệt
Chiến lược khác biệt là gì?
Chiến lược khác biệt hoá (Differentiation Strategy) là một chiến lược tổng quát có thể được sử dụng nhằm định hướng chiến lược kinh doanh, chiến lược thương hiệu và chiến lược marketing. Mục tiêu của chiến lược khác biệt hoá là trở thành “thương hiệu độc tôn” trong lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động.
Chiến lược khác biệt do ai tạo ra?
Chiến lược khác biệt hoá là một trong ba chiến lược tổng quát gồm: chiến lược tập trung, chiến lược khác biệt hoá; chiến lược chi phí tối ưu, được xuất bản trong cuốn “lợi thế cạnh tranh”, do Giáo sư Michael Porter xây dựng.
Chiến lược khác biệt có lợi ích gì?
Chiến lược khác biệt hoá toàn cầu đưa nhiều thương hiệu nổi tiếng thoát khỏi những xu thế cạnh tranh tầm thường nhất, như định hướng giá rẻ hay lợi dụng nhu cầu cấp thiết của người tiêu dùng.
Chiến lược khác biệt của Apple gồm những gì?
1. Thiết kế sản phẩm
2. Hệ điều hành
3. Chiến lược định giá
Chiến lược khác biệt hoá của Tesla là gì?
1. Sản phẩm khác biệt
2. Marketing truyền miệng