Tầm nhìn thương hiệu (brand vision) là mục tiêu cuối cùng mà thương hiệu muốn hướng tới trong khoảng thời gian nhất định.

Mọi doanh nghiệp xuất hiện trên thị trường đòi hỏi phải mang lại mục đích và lợi ích cụ thể cho khách hàng và thị trường. Tuy nhiên, làm thế nào để khách hàng hiểu được mong muốn của thương hiệu? Làm sao để đo đạc được mức độ hiệu quả của chiến lược thương hiệu? Làm sao để giúp các hoạt động vận hành được rõ ràng và nhất quán? Tất cả đều phụ thuộc vào tầm nhìn.

Một thuật ngữ đơn giản nhưng để hiểu hết về tầm nhìn không phải là dễ dàng. Chính vì thế, ở bài viết này, Vũ sẽ đem đến cho bạn góc nhìn khách quan và những khái niệm cần thiết xoay quanh “tầm nhìn thương hiệu”. Hãy cùng đón xem!

Tầm nhìn thương hiệu là gì?

Tầm nhìn thương hiệu (brand vision) là mục tiêu cuối cùng mà thương hiệu muốn hướng tới trong khoảng thời gian nhất định.

Tầm nhìn thương hiệu

Tầm nhìn thương hiệu như phát súng báo hiệu sự xuất hiện hay sự mở rộng của thương hiệu đến thị trường và khách hàng, nhằm mục đích tạo định hướng cho chiến lược thương hiệu, khẳng định vị thế trên bản đồ thị trường. 

Vai trò của tầm nhìn thương hiệu trong chiến lược thương hiệu

1. Hỗ trợ quá trình hoạch định chiến lược thương hiệu

Trong chiến lược thương hiệu, tầm nhìn đóng vai trò trung tâm, điều phối và ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. 

Có tầm nhìn rõ ràng, từng cá nhân và bộ phận trong công ty sẽ phối hợp ăn ý hơn, chủ động gia tăng năng suất làm việc, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Không những thế, tầm nhìn còn thể hiện khả năng “nhìn xa trông rộng” của thương hiệu, đón đầu mọi xu hướng có thể xảy đến trong tương lai và đặt mục tiêu phát triển lâu dài. 

Chính vì thế, nếu không có tầm nhìn thương hiệu, chắc chắn doanh nghiệp không thể tiến xa được trong tương lai cũng như dễ dàng bị thay thế bởi các thương hiệu khác. 

2. Khẳng định vị thế hoặc tái định vị thương hiệu trên bản đồ thị trường

Như đã đề cập ở trên, tầm nhìn thương hiệu cho thấy mục đích, lợi ích về sự hiện diện của doanh nghiệp trên thị trường. 

Tầm nhìn thương hiệu

Nếu tầm nhìn trùng khớp với những gì khách hàng cần và mong muốn, thương hiệu sẽ nhanh chóng chiếm được cảm tình và sự quan tâm to lớn từ đối tượng mục tiêu. Hơn nữa, tầm nhìn như một lời khẳng định về từng hành động, giá trị thương hiệu tạo ra trong tương lai. 

Do đó, trong quá trình hoạch định tầm nhìn, bạn cần đặt yếu tố thành thật lên hàng đầu: không nói những gì xa vời hay không có khả năng thực hiện được. 

3. Giúp quá trình truyền thông nhất quán, xuyên suốt

Tầm nhìn là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của thương hiệu, kể cả quá trình truyền thông. 

Tầm nhìn tạo ra thông điệp cụ thể, từ thông điệp đó, các nhà truyền thông sẽ dễ dàng đưa ra phương pháp để tiếp cận khách hàng, làm sao đạt được mục đích nhanh chóng và hiệu quả nhất. Mọi thiết kế, nội dung bám sát tầm nhìn, hỗ trợ đắc lực để nhấn mạnh sự quyết tâm của doanh nghiệp.

Một thương hiệu có tầm nhìn sẽ giúp khách hàng nhận diện được thương hiệu, hiểu rõ vai trò doanh nghiệp trên thị trường, nhờ đó, quyết định trung thành cùng thương hiệu cũng sẽ được đưa ra dễ dàng hơn.

Những điều cần lưu ý trong quá trình xác định tầm nhìn thương hiệu

1. Yêu cầu chuẩn xác về cấu trúc ngữ pháp

Tầm nhìn thương hiệu thường gói gọn trong một câu ngắn gọn, bao hàm mục đích trong tương lai của thương hiệu và được truyền tải theo cách trực tiếp. Một số nguyên tắc giúp bạn hoạch định tầm nhìn hiệu quả:

  • Rõ ràng, dễ hiểu
  • Số lượng: ít hơn 20 từ, sử dụng 1-2 câu đơn
  • Không sử dụng nhiều ngữ pháp khó như: ẩn dụ, nhân hoá…
  • Không dùng tiếng lóng, từ ngữ địa phương

2. Đề cao yếu tố chân thành, trung thực

Tầm nhìn được ngầm hiểu như một lời hứa của thương hiệu đến với khách hàng. Vì thế, phản bội lại lời hứa ấy là điều tối kỵ mà bạn nên lưu ý. Khách hàng có thái độ như thế nào với doanh nghiệp, có sẵn sàng trung thành với thương hiệu hay không, hình ảnh thương hiệu sẽ ra sao, tất cả phụ thuộc vào hành động của bạn đối với tầm nhìn. 

Hãy chứng minh cho khách hàng thấy rằng: bạn thật sự có năng lực và tiềm năng để chinh phục tầm nhìn đã đặt ra, chứ không phải chỉ là lời nói suông. 

3. Phù hợp với năng lực thương hiệu

Để chiến lược thương hiệu phát huy hết khả năng thì thương hiệu cần phải đảm bảo được rằng: tầm nhìn nằm trong tầm kiểm soát và đáp ứng năng lực từng cá thể trong doanh nghiệp.

Tầm nhìn thương hiệu

Nếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, các nhà hoạch định không nên đặt một tầm nhìn quá xa vời, quá vĩ đại đến mức nhân lực và tài nguyên đều không đáp ứng đủ. Tầm nhìn cũng giống như chiến lược thương hiệu, bạn nên cân nhắc xác định mục tiêu sao cho vừa thúc đẩy được năng suất của doanh nghiệp, vừa hỗ trợ đưa thương hiệu đến gần hơn với khách hàng từng bước một. 

Vội vàng, hấp tấp sẽ làm tầm nhìn phản tác dụng, dẫn đến thất bại nhanh chóng của chiến lược thương hiệu trên thị trường.

4. Tầm nhìn phải khẳng định được lợi ích thương hiệu mang lại

Một tầm nhìn thiết thực là tầm nhìn thể hiện được vai trò của thương hiệu trên thị trường và đối với khách hàng. 

Thông thường, tầm nhìn chỉ gói gọn trong một câu khẳng định ngắn gọn (dưới 10 từ). Tầm nhìn bắt buộc thể hiện được ba yếu tố sau: lĩnh vực, lợi ích và điểm khác biệt mà các doanh nghiệp khác chưa làm được. Khi truyền thông tầm nhìn, hãy đảm bảo rằng khách hàng không gặp bất kỳ khó khăn nào trong việc khoanh vùng ngành nghề hoạt động của thương hiệu, hiểu được vai trò và nhận diện được thương hiệu. 

Nếu đã thể hiện được ba yếu tố trên, có nghĩa là tầm nhìn của bạn đã sẵn sàng tuyên chiến với các đối thủ khác trên thị trường. 

5. Truyền được cảm hứng cho từng cá nhân trong công ty

Suy cho cùng, một tầm nhìn thành công không thể thiếu sự hỗ trợ của nhân lực trong doanh nghiệp. Nhưng làm thế nào để họ cảm thấy hứng thú hơn trong quá trình làm việc? Cách duy nhất chính là hãy tạo ra một tầm nhìn mà chính họ thấy được vai trò và tầm ảnh hưởng của cá nhân đối với thành quả chung của doanh nghiệp. 

Tầm nhìn thương hiệu

Khi hiểu được tầm nhìn và mong muốn của thương hiệu, cá nhân sẽ đánh giá được nó có thật sự phù hợp và có tạo được động lực cho bản thân mình hay không. Cho nên, trước khi hoạch định tầm nhìn, đừng quên lắng nghe ý kiến của nhân viên. Đó có thể là nguồn tham khảo hiệu quả nhất giúp tầm nhìn của bạn sát thực và gần gũi hơn. 

Case study cho thấy thành công tầm nhìn mang lại cho các thương hiệu lớn trên thế giới

Tầm nhìn thương hiệu

McDonald: “To become a modern, progressive burger company delivering a contemporary customer experience.” (Trở thành một công ty burger hiện đại, tiến bộ để mang đến trải nghiệm tân tiến cho người tiêu dùng)

Đặt trải nghiệm của khách hàng lên hàng đầu, McDonald cam kết mang đến trải nghiệm mới hơn trong nhu cầu thưởng thức. Từ đó, thu hút được sự quan tâm của khách hàng, nâng cao giá trị về ẩm thực lẫn cảm nhận của người tiêu dùng và định vị thành công về thương hiệu thức ăn nhanh trên thị trường.

Tầm nhìn thương hiệu

eBay: “We empower people and create economic opportunity.” (Chúng tôi trao quyền cho tất cả mọi người và tạo ra cơ hội cho nền kinh tế)

Dựa theo cách thức hoạt động của eBay, chúng ta dễ dàng nhận ra được tầm nhìn eBay nhấn mạnh đến sự hỗ trợ trong việc trao đổi buôn bán giữa cá nhân với cá nhân (C2C), mang đến lợi nhuận tức thời từ những món đồ không còn sử dụng – bất cứ ai cũng có thể trở thành những nhà kinh doanh.

Tầm nhìn thương hiệu

Airbnb: “Belong Anywhere.” (Thuộc về tất cả mọi nơi)

Lên tiếng phản đối sự phân biệt đối xử, xây dựng nền tảng hội nhập cho cả chủ nhà và khách vãng lai là mục tiêu lớn nhất của Airbnb đối với cộng đồng. 

Lấy câu “Belong Anywhere” làm tầm nhìn, Airbnb luôn cố gắng giúp tất cả mọi người trên thế giới tôn trọng sự khác biệt của mỗi cá nhân, đề cao giá trị con người và quyền bình đẳng giữa các sắc tộc với nhau. Cho đến thời điểm hiện tại, Airbnb tích cực triển khai các chiến dịch như #BlackLivesMatter, #OneLessStranger…, bám sát tầm nhìn đã đề ra và tạo nhiều giá trị tích cực cho con người.

Kết

Từ tất cả luận điểm, dẫn chứng mà Vũ Digital đã đề ra, chúng ta dễ dàng nhận thấy tầm ảnh hưởng to lớn của tầm nhìn đến với chiến lược thương hiệu và sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Chính vì thế, khi hoạch định tầm nhìn, các nhà chiến lược cần tìm hiểu thật kỹ lưỡng xu hướng biến đổi trên thị trường, đảm bảo tầm nhìn vừa vặn với giá trị của doanh nghiệp, thúc đẩy năng suất của nhân lực và thích nghi được với xã hội hiện đại. 

Nếu quý vị đang gặp khó khăn trong quá trình xây dựng tầm nhìn và chiến lược thương hiệu, thì đừng ngần ngại liên hệ Vũ: 0366.366.999, tôi rất sẵn lòng tư vấn và đồng hành.

Những câu hỏi thường gặp về tầm nhìn thương hiệu

Tầm nhìn thương hiệu là gì?

Tầm nhìn thương hiệu (brand vision) là mục tiêu cuối cùng mà thương hiệu muốn hướng tới trong khoảng thời gian nhất định.

Vai trò của tầm nhìn thương hiệu?

1. Hỗ trợ quá trình hoạch định chiến lược thương hiệu
2. Khẳng định vị thế hoặc tái định vị thương hiệu trên bản đồ thị trường
3. Giúp quá trình truyền thông nhất quán, xuyên suốt

Những điều cần lưu ý trong quá trình xác định tầm nhìn thương hiệu?

1. Yêu cầu chuẩn xác về cấu trúc ngữ pháp
2. Đề cao yếu tố chân thành, trung thực
3. Phù hợp với năng lực thương hiệu
4. Tầm nhìn phải khẳng định được lợi ích thương hiệu mang lại
5. Truyền được cảm hứng cho từng cá nhân trong công ty

Tại sao cần xây dựng tầm nhìn thương hiệu?

Mọi doanh nghiệp xuất hiện trên thị trường đòi hỏi phải mang lại mục đích và lợi ích cụ thể cho khách hàng và thị trường. Tuy nhiên, làm thế nào để khách hàng hiểu được mong muốn của thương hiệu? Làm sao để đo đạc được mức độ hiệu quả của chiến lược thương hiệu? Làm sao để giúp các hoạt động vận hành được rõ ràng và nhất quán? Tất cả đều phụ thuộc vào tầm nhìn.

Tầm nhìn thương hiệu cần điều gì?

Nếu tầm nhìn trùng khớp với những gì khách hàng cần và mong muốn, thương hiệu sẽ nhanh chóng chiếm được cảm tình và sự quan tâm to lớn từ đối tượng mục tiêu. Hơn nữa, tầm nhìn như một lời khẳng định về từng hành động, giá trị thương hiệu tạo ra trong tương lai.