Quy trình thiết kế bộ nhận diện thương hiệu có thể có nhiều bước khác nhau tùy vào tư duy và cách triển khai của nhà thiết kế. Với 5 bước cơ bản dưới đây, bạn sẽ dễ dàng hình dung về việc làm thế nào để cho ra đời một bộ nhận diện thương hiệu đầy đủ.
Bước 1: Xây dựng bức tranh toàn cảnh về thương hiệu
Quy trình thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cần phải được bắt đầu bằng việc hiểu một cách sâu sắc khách hàng của mình là ai? Vì thế, trước hết phải nắm được sản phẩm của doanh nghiệp công ty là gì với những đặc trưng và thế mạnh của nó? Phương châm kinh doanh của họ, mục tiêu, sứ mệnh, tầm nhìn mà doanh nghiệp đó hướng đến trong tương lai? Nhà thiết kế và khách hàng phải ngồi lại với nhau để tìm được giải pháp và những ý tưởng phù hợp để tránh việc “lệch nhịp” khi bắt tay vào thiết kế.
Bên canh đó, phải xem xét đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp, công ty đó, để bộ nhận diện thương hiệu phải có được sự khác biệt và tách biệt với công ty đối thủ.
Bởi bộ nhận diện thương hiệu chính là gương mặt đại diện cho doanh nghiệp bước ra thế giới, vì thế bước này cần nhiều thời gian hơn cả, cần phải nắm được chính xác từng chi tiết nhỏ nhất cho đến việc phải nhìn thấy bức tranh toàn cảnh về thương hiệu. “Ngấm” được tinh thần cốt lõi của thương hiệu, nhà thiết kế sẽ đưa ra được bản thiết kế chính xác và đầy cảm hứng.
Bước 2: Lên ý tưởng, phác thảo thiết kế
Trên thực tế, khi nhà thiết kế đã có được bước nghiên cứu về thương hiệu một cách kỹ càng thì sau bước này, ý tưởng, hình dung về bộ nhận diện lõi thương hiệu gần như đã hoàn chỉnh. Việc tiếp theo đó là hiện thực hóa ý tưởng này qua những bản phác thảo logo, slogan,… Trên thực tế, cho dù đã có được ý tưởng phác họa ưng ý thì cũng cần từ 3 đến 5 mẫu thiết kế dự thảo để đưa ra thuyết trình trước khách hàng. Từ đây, concept được lòng khách hàng nhất sẽ được lựa chọn để làm xuất phát điểm cho quá trình triển khai thiết kế bộ nhận diện thương hiệu sau này.
Bước 3: Thiết kế các hạng mục
Khi đã quyết định ý tưởng và định hướng chính của mẫu thiết kế thì nhà thiết kế bắt tay vào việc triển khai các hạng mục cụ thể trong bộ nhận diện thương hiệu theo yêu cầu của khách hàng. Trong quá trình này, đơn vị thiết kế và khách hàng sẽ tương tác với nhau thường xuyên để có được sự phát triển, điều chỉnh thích hợp nhằm mục đích đưa ra mẫu ưng ý nhất.
Cụ thể:
Logo
Logo nên được bắt đầu bằng một bản nháp đen trắng để đầu tư vào làm nổi bật đường nét sao cho kể cả khi chưa có màu sắc thì hình ảnh logo với những phác họa đường nét cũng đã đủ để truyền tải tinh thần của cả một thương hiệu.
Bảng màu
Một phác họa logo nổi bật sẽ càng ấn tượng hơn nữa nếu có được sự phối màu sáng tạo và dễ ứng dụng. Dễ ứng dụng ở đây được hiểu là khi đưa vào các thiết kế khác của bộ nhận diện thương hiệu như bộ nhận diện văn phòng, áo, mũ, khăn, baner… cũng đều nổi bật và khác biệt.
Kiểu chữ
Kiểu chữ, font chữ cũng là một yếu tố quan trọng, thậm chí nó có thể làm toát lên được tính cách của thương hiệu, bay bổng yểu điệu hay phóng khoáng, mạnh mẽ. Tuy nhiên, chỉ nên giới hạn trong khoảng 2 đến 3 font chữ tránh gây nhiễu ý tưởng.
Thiết kế nhận diện thương hiệu khác
Ngoài ra, việc xây dựng các ấn phẩm văn phòng, thiết kế các mẫu quà tặng khách hàng, nhãn mác, bao bì của sản phẩm hay thiết kế các baner ngoài trời và các ấn phẩm quảng cáo trên báo chí,website cũng rất quan trọng và cần phải làm xuyên suốt để hoàn chỉnh dự án. Việc thiết kế này cần đảm bảo các nguyên tắc hệ thống, đồng bộ của một bộ nhận diện thương hiệu về màu sắc, phông chữ…
Sau khi đã có được một bộ nhận diện thương hiệu đầy đủ, bên thiết kế phải có quy trình nghiệm thu và bàn giao cho khách hàng.
Bước 4: Đăng ký bảo hộ thương hiệu
Nhằm tránh sự cố sao chép, bắt chước ý tưởng thiết kế từ các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp thì cần thiết phải đăng ký bản quyền thiết kế, đăng ký bảo hộ thương hiệu. Qua đó nó thể hiện được tính chuyên nghiệp, đẳng cấp của thương hiệu.
Bước 5: Sản xuất, ứng dụng
Bước sản xuất và ứng dụng thực tế chỉ được làm sau khi đăng ký bảo hộ thương hiệu thành công. Từ đây, bên thiết kế sẽ có trách nhiệm giám sát quá trình ứng dụng nhằm chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của thiết kế khi đưa vào thực tế để có sự sửa đổi cho phù hợp. Thậm chí bên thiết kế còn là đơn vị hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp trong việc lựa chọn nhà cung ứng sản xuất chuyên nghiệp.
Trên đây là 5 bước cơ bản của quy trình thiết kế bộ nhận diện thương hiệu mà Vũ Digital – Agency đang thực hiện. Hãy gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn thiết kế thương hiệu chuyên nghiệp nhất. Hotline: 0902.663.775.