Việt Nam là đất nước có nguồn nông thủy sản dồi dào, phong phú. Từ đây, các ngành hàng chế biến nông thủy sản cũng vô cùng phát triển kéo theo một nhu cầu rất lớn về công nghiệp sản xuất bao bì. Thiết kế bao bì thực phẩm từ nông sản chế biến bên cạnh việc làm sao cho sáng tạo, bắt mắt thì các yêu cầu về bảo quản và vận chuyển cũng vô cùng quan trọng. Dưới đây là những lưu ý trong thiết kế bao bì thực phẩm giúp phát triển ngành nông sản chế biến mà bạn cần biết.
1. Nắm chắc chức năng cơ bản của bao bì thực phẩm
* Bảo quản
Đối với ngành hàng thực phẩm, chức năng cần nhắc tới đầu tiên của thiết kế bao bì đó là bảo quản. Bạncó bao giờ thắc mắc tại sao các gói Snack luôn được bơm căng phồng? Phần khí được bơm vào đó chính là khí nitơ để đảm bảo sản phẩm không bị dập nát. Hay thiết kế của các món nấu sẵn đóng hộp như cá ngừ, đậu hầm… lại phải được đựng trong hộp thiếc? Tất cả những thiết kế này đều được nghiên cứu kỹ lưỡng nhằm bảo quản được sản phẩm giữ được vị tươi ngon trong thời gian dài.
Chính vì thế, với mặt hàng nông sản chế biến, thiết kế bao bì cũng có những quy định cơ bản như trong bảng biểu dưới đây trình bày:* Vận chuyển
Chức năng thứ 2 cần được nhắc đến đó là chức năng vận chuyển. Đối với mặt hàng thực phẩm từ nông sản chế biến, bao bì được phân ra bao bì thứ cấp và bao bì sơ cấp. Bao bì thứ cấp giúp cho việc bảo quản và vận chuyển từ khi sản xuất cho đến khi được bày trên kệ hàng hóa. Khi lên kệ, lớp bao bì này được tháo bỏ, lớp bao bì sơ cấp hay còn gọi là bao bì bán lẻ hay bao bì tiêu dùng giữ nhiệm vụ marketing bị động, thu hút khách hàng bằng chính thiết kế bao bì thực phẩm độc đáo và bắt mắt của mình.
Một ví dụ điển hình trong thiết kế bao bì thực phẩm là thiết kế kiểu Tetrapak. Đây là kiểu bao bì màng ghép rất nhẹ, rất thân thiện với môi trường, chuyên chở, phân phối dễ dàng, tiện lợi và đặc biệt có thể bảo quản sản phẩm ở nhiệt độ thường trong một khoảng thời gian dài. Tuy nhiên khi vận chuyển dạng bao bì này cũng phải được xếp trong lớp bao bì thứ cấp, và bảo quản lạnh khi đưa vào công ten nơ.
* Thông tin
Chức năng thông tin trên bao bì thực phẩm cũng rất quan trọng bởi nó còn liên quan đến số liệu về dinh dưỡng cũng như giúp truy xuất nguồn gốc nông sản nhằm khẳng định chất lượng sản phẩm. Công cụ hiện đại IoT còn làm nên những điều kỳ diệu khác trong việc thiết kế bao bì hay là gắn thông tin lên bao bì sản phẩm.
* Nhận diện thương hiệu
Ngoài ra, chức năng quảng bá, quảng cáo, trưng bày và khuyến mãi của bao bì thực phẩm cũng rất quan trọng.
Nhiều nhà thiết kế bao bì chỉ chú trọng đến tính thẩm mỹ mà bỏ qua chức năng trưng bày, nhận diện so sánh hay nhận diện cạnh tranh đối thủ. Một số start-up lại tự mình thiết kế bao bì đã bỏ qua các khâu chuyên nghiệp cần thiết, như là nghiên cứu kích thước bao bì, công năng và bố cục… dựa trên đặc điểm khách hàng tiềm năng. Điều này làm giảm tinh thần marketing của thiết kế bao bì.
2. Lưu ý về vấn đề định vị sản phẩm
Nông sản chế biến là ngành hàng chiếm tỉ trọng xuất khẩu lớn của Việt Nam. Tuy nhiên, đã từng có một thời gian dài, nông sản Việt Nam xuất khẩu phải thông qua các nhà buôn quốc tế mới đến được tay khách hàng. Bởi Việt Nam chỉ xuất khẩu nông sản thô, chưa chú trọng đến vấn đề thiết kế bao bì sao cho phù hợp với hệ thống bán lẻ.
Cách đây hơn 10 năm, công ty xuất khẩu gạo Lotus Rice đã chú ý đến việc thâm nhập thị trường bán lẻ, chủ động thiết kế bao bì, thiết kế nhãn mác chuyên nghiệp.
Hiện nay các công ty đã rất năng động trong vấn đề thiết kế bao bì với các kích thước khác nhau cho cùng một loại sản phẩm nhằm phù hợp với thói quen mua sắm của từng nhóm khách hàng.
3. Lưu ý về cấu trúc nhận diện thương hiệu
Trong thiết kế bao bì nói chung, thiết kế bao bì thực phẩm nói riêng, bộ nhận diện thương hiệu luôn phải được chú ý. Có 3 nấc trong cấu trúc nhận diện thương hiệu của bao bì:
1. Logo và Tên thương hiệu chính: Thương hiệu chính không nhất thiết phải là tên công ty, nó thường là nhãn hiệu sản phẩm bao trùm. Ví dụ Thương hiệu/tập đoàn Unilever đang sở hữu rất nhiều thương hiệu con như Dove, Close-up, Lipton, Surf và Omo, Pond, Signal, Bird’Eyes, Lux, Vim, Clear, Vaseline, Hellman’s, Ragu, Rama, Magnum, Bertolli, Knorr, Sunsilk, Hazeline…
2. Nhãn hiệu sản phẩm hay chủng, nhóm sản phẩm là một tên gọi không nhất thiết phải độc quyền. Chẳng hạn như Tomato Ketchup được gọi là nhãn hiệu sản phẩm, nó vốn là một tên thông dụng nên không mang tính độc quyền, nó đi kèm với yếu tố nhãn hiệu độc quyền ở vị trí master (HEINZ).
3. Hình ảnh thiết kế rất quan trọng bởi chính nó làm nên hiệu quả thị giác tác động trực tiếp đến người dùng. Thậm chí với một số đối tượng người mua hàng, thậm chí sẽ bị thu hút trước tiên là hình ảnh, màu sắc được sử dụng trong thiết kế bao bì chứ chưa phải là tên thương hiệu.
4. Thiết kế bao bì là nghệ thuật ứng dụng: Đây là một lưu ý để cho thấy công việc thiết kế bao bì nói chung và thiết kế bao bì thực phẩm nói riêng là một công việc đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao, cần những đầu óc thẩm mỹ tốt và quy trình thiết kế sản xuất khép kín.
Đối với ngành hàng nông sản chế biến, thiết kế bao bì mang những yếu tố đậm đà bản sắc dân tộc như hoa văn ứng dụng từ họa tiết Mỹ thuật Tranh Đông Hồ hay các hình ảnh thiên nhiên di sản đặc trưng quốc gia sẽ đưa sản phẩm tiến xa hơn trên con đường xuất khẩu.
Vũ Digital – Agency, nơi sẽ khai mở những ý tưởng thiết kế bao bì thực phẩm độc đáo cho doanh nghiệp của bạn. Hotline: 0902.663.775.