Logo các hãng xe không chỉ đóng vai trò làm nhận diện thương hiệu mà nó còn góp phần quan trọng giúp xây dựng hình ảnh của chính khách hàng sở hữu xe.
Năm 2013 khi Apple cho ra mắt iOS 7 cùng ngôn ngữ thiết kế giao diện phẳng, giới mộ điệu và dĩ nhiên là mọi iFan đều không thể làm ngơ trước những cải tiến về thẩm mỹ mà nó mang lại. Dù trước đó không lâu Window Phone cùng những thiết bị của họ đã phải nhận hàng triệu ánh nhìn nghi ngại, khi tiên phong về ngôn ngữ thiết kế phẳng cho giao diện nói riêng và hình ảnh thương hiệu nói chung.
Nhưng đó là câu chuyện của thế giới công nghệ và thiết bị di động, còn ở trong thế giới xe thì sao. Trong hai năm vừa qua, đại dịch Covid-19 xảy ra trên toàn cầu đã tác động không nhỏ đến hầu hết các ngành công nghiệp, trong đó ngành công nghiệp ô tô cũng không phải là một ngoại lệ.
Logo các hãng xe thường sẽ tồn tại trong ít nhất nhiều thập kỷ liên tiếp, trước khi chứng kiến một vài sự thay đổi nhưng không quá toàn diện hay mang đến điều khác biệt. Tuy vậy, vào thời điểm thương hiệu Hàn Quốc Kia “nổ phát súng” đầu tiên để bắt đầu cuộc chiến làm mới logo các hãng xe, thì tất cả mọi chuyện đã thay đổi một cách chóng mặt.
Kia đi tiên phong thay đổi logo các hãng xe
Kia không chỉ khởi đầu cho cuộc chiến thay đổi thiết kế logo các hãng xe, mà thương hiệu ra đời năm 1944 còn là cái tên bắt đầu một loạt trào lưu mới nổi về thiết kế logo xe hơi. Chẳng hạn như việc loại bỏ phần khung viền bên ngoài logo, tạo ra logo có ngôn ngữ thiết kế phẳng, thiết kế logo thân thiện hơn với in ấn hay đều giới thiệu logo hãng xe mới tại các sự kiện ra mắt xe chạy điện.
Cụ thể là vào tháng 3/2019, Kia đã có lần đầu ra mắt thiết kế logo hãng xe mới tại sự kiện trình làng chiếc Kia Imagine – concept xe chạy điện đến từ thương hiệu Hàn Quốc. Logo mới của hãng đã loại bỏ khung viền hình oval quen thuộc, font chữ cũ cũng được loại bỏ hoàn toàn để thay thế bằng một khối ký tự liền lạc hơn, mang tính kết nối hơn và dĩ nhiên là theo đuổi triết lý thiết kế phẳng.
Dù vấp phải không ít phản hồi trái chiều, nhưng đây là điều tương đối dễ hiểu khi Kia là thương hiệu đi tiên phong trong việc thay đổi thiết kế logo các hãng xe. Hơn nữa, hãng này cũng chưa phải là một tên tuổi lâu đời ở trong thế giới xe, đây mới là lần thứ hai Kia thay đổi hoàn toàn thiết kế logo và những ý kiến trái chiều cũng đồng thời là một liều thuốc bổ ích, cho các kế hoạch tầm trung và dài hạn của thương hiệu này.
Vua bảo thủ Nissan đã tự phế ngôi của mình
Không riêng gì Nissan mà phần lớn các thương hiệu xe đến từ Nhật Bản đều “nổi tiếng” với sự bảo thủ, cả trong thiết kế hình ảnh thương hiệu lẫn triết lý hình thành nên sản phẩm. Sự bảo thủ có lẽ là rào cản lớn nhất của các hãng xe châu Á và đặc biệt là xe Nhật, trên chặng đường đạt đến đẳng cấp hay sánh ngang hàng với các thương hiệu xe đến từ châu Âu như Audi, Volvo, BMW hay Mercedes Benz.
Nhưng “Nissan Và Sự Bảo Thủ Của Họ” (tên truyện do người viết bài đặt) đã là câu chuyện của nhiều năm về trước, Nissan trong khoản năm năm trở lại đây đã khoác lên mình một tấm áo mới của sức sáng tạo và dũng cảm cởi bỏ những tư tưởng cũ kĩ.
Một số minh chứng cho sự lột xác của thương hiệu này như cho ra mắt Nissan Rogue – tên phiên bản Mỹ của Nissan X-Trail tại thị trường Việt Nam. Giới thiệu mẫu Nissan Armada để chen chân vào cuộc chơi của xe 7 chỗ hạng sang – nơi có sự xuất hiện của Ford Explorer, Toyota Prado hay Huyndai Palisade. Gần đây nhất, Nissan đưa vào sử dụng tiện ích Nissan Home tạo điều kiện để khách hàng trải nghiệm và mua bán xe trực tuyến.
Với logo thương hiệu, Nissan cũng thay đổi và đi theo ngôn ngữ thiết kế phẳng như logo các hãng xe khác, tiết giảm đổ bóng, thay đổi font và màu sắc của chữ. Biểu tượng vòng tròn khép kín bị “khai tử” để nhường chỗ cho một hình tượng đoạn mạch hở, vừa mang tham vọng của hãng là hướng đến đầu tư dòng sản phẩm chạy điện, vừa thể hiện ý nghĩa rằng Nissan đã sẵn sàng để hoà hợp, sáng tạo và thoát khỏi vùng an toàn.
Logo các hãng xe với Toyota chuyển mình từ sản phẩm đến hình ảnh thương hiệu
Trong quá khứ Nissan luôn dẫn đầu thị trường xe Nhật vì bảo thủ trong định hướng thương hiệu hay sản phẩm, nhưng bảo thủ mà vẫn tôn lên được giá trị sản phẩm và thương hiệu thì Nissan xứng đáng trở thành “thực tập sinh” của ông lớn Toyota.
Toyota là thương hiệu xe duy nhất khiến tất cả chúng ta băn khoăn, liệu một hãng xe có cần mang đến cùng lúc quá nhiều giá trị trực tiếp, hay chỉ cần mang lại duy nhất một giá trị đến từ tên tuổi và thiết kế của chiếc logo. Mọi người vẫn thường nói vui với nhau rằng chiếc logo trên xe Toyota đáng giá hơn phân nửa giá trị của sản phẩm. Có thể khẳng định điều này là đúng khi nhìn vào những Toyota Vios, Toyota Fortuner hay kể cả Toyota Camry.
Cùng với hệ thống Toyota Safety Sense gồm hàng loạt tính năng an toàn được trang bị trên những dòng xe cao cấp, Toyota cũng mang đến một thay đổi nhỏ trên thiết kế logo, khi tích hợp logo theo xe dạng khối 3D để hỗ trợ radar trong quá trình quét hình ảnh. Nhưng chưa dừng lại ở đó, Toyota không chịu đứng ngoài cuộc chơi trước sự lột xác ngoạn mục của thiết kế logo các hãng xe.
Vừa qua, thương hiệu danh tiếng gắn liền với gia tộc Toyoda tiếp tục cho ra mắt thiết kế logo hoàn toàn mới. Thay vì quá nhiều chi tiết đổ bóng ở lần thiết kế gần nhất, lần này Toyota mang đến hình tượng các vòng tròn và oval có màu đồng nhất chồng lên nhau.
Với mong muốn thể hiện sự đoàn kết, gắn bó của thương hiệu với khách hàng của mình. Bên cạnh đó, thiết kế làm liên tưởng đến sự chắc chắn này còn có nhiệm vụ thể hiện sự uy tín, đảm bảo về tên tuổi cũng như chất lượng sản phẩm đến từ Toyota. Tuy nhiên, chưa rõ là hãng sẽ bắt đầu sử dụng thiết kế logo này kể từ dòng sản phẩm tiếp theo nào.
Logo các hãng xe với Peugeot quay lại với những giá trị xưa cũ
Câu chuyện của Peugeot bắt đầu từ một thị trấn nhỏ ở miền Đông nước Pháp, nơi chứng kiến sự giao thoa giữa tính thẩm mỹ của người Pháp, tính kỹ thuật của người Đức và cùng với đó là sự cẩn trọng của người Thuỵ Sỹ. Trong khi sản phẩm của Peugeot luôn không ngừng sáng tạo và cập nhật những xu hướng mới nhất, thì hình ảnh thương hiệu Peugeot lại vô cùng khéo léo trong việc “ôn” lại những văn hoá và giá trị xưa cũ.
Trong lịch sử chỉ có hai thế hệ logo đầu tiên của Peugeot theo đuổi sự phức tạp đậm chất cổ điển, với thiết kế logo thứ nhất mang hình ảnh một chú sư tử bước đi hiên ngang vòng quanh chiếc vương miện, còn thiết kế logo thứ hai thì được thiết kế bởi Baudichon – một nhà điêu khắc danh tiếng thời bấy giờ.
Giai đoạn hai năm qua chứng kiến cuộc chạy đua thay đổi thiết kế của logo các hãng xe, trùng với sự kiện Peugeot và Fiat Chrysler về chung nhà sau thương vụ sáp nhập được đồn đoán có giá hơn 50 tỷ USD. Peugeot vì thế quyết định thay đổi hoàn toàn hình ảnh thương hiệu của họ thêm một lần nữa, bắt đầu bằng việc tung ra mẫu thiết kế logo lần thứ 11 của thương hiệu nước Pháp.
Thiết kế logo lần này của Peugeot như đang đưa khách hàng trở lại những năm 60 của thế kỷ trước, khi hãng xe có trụ sở đặt tại Vương Quốc Anh cho ra mắt chiếc Peugeot 404 mới nhất của mình. Logo của Peugeot khi đó cũng đã mạnh dạn lược bỏ phần thân của chú sư tử quen thuộc, chỉ sử dụng hình tượng phần đầu sư tử với dáng vẻ oai phong cùng mái bờm được chải chuốt bóng bẩy như một vị vua.
Thiết kế logo mới nhất của Peugeot có phần tối giản hơn, khi chạy theo xu hướng thiết kế 2D quen thuộc của logo các hãng xe. Hình ảnh này cũng phù hợp với định hướng mới trong tương lai gần của hãng, đó là chen chân và tấn công vào thị phần xe chạy điện.
Logo các hãng xe với Volkswagen đặt hết tương lai vào sản phẩm xe điện
Triển lãm Frankfurt năm 2019 là lần đầu tiên Volkswagen giới thiệu đến công chúng những chiếc xe điện đầu tiên của mình. Đêm sự kiện sớm cho thấy dấu hiệu khả quan khi thương hiệu xe nước Đức nhận được khoảng 15000 đơn đặt hàng chỉ sau 24 giờ. Cũng như nhiều logo các hãng xe được giới thiệu đồng thời với sản phẩm xe điện mới nhất, Volkswagen đã kết hợp giới thiệu thiết kế logo hoàn toàn mới khi ra mắt công chúng dòng sản phẩm chạy điện Volkswagen ID.3.
Thiết kế logo mới của Volkswagen loại bỏ viền vòng tròn bên ngoài, chỉ giữ lại một đường viền bên trong và đồng thời sử dụng nét chữ mảnh hơn. Khoảng cách giữa chữ V và W cũng đã được nới rộng, đuôi chữ W cũng không còn nối liền vào đường tròn vòng ngoài như ở thiết kế truyền thống.
Tương tự như Peugeot, Volkswagen muốn sử dụng những đường nét tối giản, hiện đại trong thiết kế để làm bật lên định hướng đầu tư toàn lực vào dòng sản phẩm xe chạy điện. Theo các báo cáo mới nhất, Volkswagen trong 4 tháng đầu năm 2021 đã chiếm lĩnh đến 24,5 thị phần xe điện tại châu Âu. Trong khi đó con số này của Tesla chỉ là 11.9%, còn của Huyndai và Kia cộng gộp chỉ là 11.4%.
Logo các hãng xe với BMW và nỗi ám ảnh dễ chịu của chủ nghĩa tối giản
Nếu như Peugeot trong suốt chiều dài lịch sử của họ đã mãi loay hoay, cân nhắc giữa chủ nghĩa tối giản và yêu cầu về độ phức tạp khi thiết kế logo, thì hình ảnh của BMW lại là một câu chuyện hoàn toàn trái ngược.
Từ thiết kế nguyên thuỷ của năm 1917 với bốn màu sắc là xanh, trắng, đen và vàng, thiết kế logo BMW không cầu kì như logo các hãng xe khác mà thậm chí còn không ngừng tối giản theo thời gian. Đến năm 1953 đường viền màu vàng bên ngoài dòng chữ BMW đã bị khai tử, để lại thiết kế logo BMW huyền thoại với bộ ba màu sắc là xanh, trắng và đen.
Mãi cho đến cuối những năm 90, logo của BMW đã được lược bỏ luôn chi tiết đường viền mảnh màu trắng bên ngoài. Nhóm màu sắc chính vẫn là xanh, trắng và đen nhưng màu xanh ở thời điểm đó đã được chuyển thành màu xanh da trời nịnh mắt. Đây cũng là thiết kế đã gắn liền với tâm trí và tiềm thức của nhiều khách hàng Việt, một khi nhắc đến tên gọi của thương hiệu xe Đức được ra đời vào năm 1916.
Trong cuộc phỏng vấn với Reuters, Giám đốc điều hành của BMW đã chia sẻ: “Chúng tôi sẽ đợi đến khi thị trường thật sự có nhu cầu xe điện, đó là lúc để BMW bắt đầu những nước đi tiếp theo của mình.” Như vậy, đây có lẽ là thời điểm mà thương hiệu xe Đức đã bắt đầu những động thái quan trọng nhằm đặt một chân vào thị phần xe điện. Mới đây, BMW đã có lần tiếp theo làm mới thiết kế logo cũng như nhiều logo các hãng xe khác.
Nối gót các thương hiệu xe đi trước, BMW cũng giới thiệu thiết kế logo hoàn toàn mới trong đêm sự kiện ra mắt mẫu xe BMW i4 – sản phẩm chạy điện đầu tiên mà hãng dự định đưa vào thương mại hoá một cách rộng rãi.
Thiết kế đã loại bỏ hoàn toàn màu sắc đen tuyền quen thuộc, thay vào đó là một mảng viền trong suốt cùng với hai nửa trắng xanh ở vị trí trung tâm. Thiết kế này được đánh giá là đơn điệu đến mức quá đà, làm giảm đi thấy rõ bản sắc và tính thể thao vốn có của một thương hiệu hàng đầu châu Âu. Rõ ràng, BMW còn rất nhiều việc phải làm để mang đến một thiết kế logo đổi mới, sáng tạo nhưng không quá sa đà vào triết lý tối giản.
Lời kết
Bên cạnh yếu tố khách quan mà chẳng một ai mong muốn là suy thoái kinh tế, đại dịch liên tục hoành hành khiến cho tính cạnh tranh giữa các thương hiệu thêm phần khốc liệt, xu hướng làm mới thiết kế logo các hãng xe còn đến từ nhu cầu thực tiễn của thị trường dành cho xe chạy điện. Khi đó, mọi thương hiệu xe đều phải định hướng xây dựng hình ảnh tối giản, hiện đại và không kém phần “tương lai.”
Dĩ nhiên thiết kế logo các hãng xe cũng là một hạng mục vô cùng quan trọng nằm trong chiến lược đó. Để biết thêm thông tin và sưu tầm kiến thức xây dựng hình ảnh thương hiệu, bắt tay với đội ngũ của Vũ – Design agency trên chặng đường làm mới hình ảnh và logo thương hiệu của chính mình, hãy liên hệ trực tiếp với Vũ thông qua số hotline 0366 366 999.