Thương hiệu không chỉ là cái tên và vì thế xây dựng thương hiệu không đơn giản là liên tục đánh bóng tên tuổi, mà cần có quá trình tư vấn thương hiệu giúp xây dựng nhận thức tích cực từ phía người tiêu dùng.

Sức ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 trên phạm vi toàn cầu, vô tình đã đẩy mạnh đà tăng trưởng của hoạt động kinh doanh trực tuyến.

Theo tìm hiểu từ Oberlo, chỉ tính tại Hoa Kỳ số người tham gia mua sắm trực tuyến đã tăng từ 227,5 triệu của năm 2020. Lên đến hơn 230 triệu người ở thời điểm năm 2021. Đạt tỉ lệ tăng trưởng 1,32% so với cùng kỳ.

Còn theo thống kê của Statista, tổng số người mua sắm trực tuyến trên thế giới năm 2021 đã đạt 2,14 tỷ. Chiếm khoảng 27% dân số toàn cầu. Nghĩa là cứ 4 người ở xung quanh bạn thì có ít nhất một người đang chờ điện thoại từ nhân viên shipper (chưa tính cả bạn).

Tốc độ phát triển của mua sắm trực tuyến là cơ hội cho bản thân người tiêu dùng. Nhưng lại là thách thức cho các doanh nghiệp và thương hiệu đang tham gia vào thị trường này. 

Đó là cơ hội để người mua hàng sở hữu những sản phẩm với mức giá cạnh tranh hơn, cách thức thanh toán đa dạng hơn cùng với quy trình giao hàng tiện lợi hơn.

Ngược lại nhiều thương hiệu và người bán hàng phải đối diện với một áp lực vô hình. Buộc phải chọn lựa hoặc đầu tư xây dựng hình ảnh, giá trị và tài sản thương hiệu. 

Hoặc đầu tư cải thiện năng lực tiếp cận và chinh phục người tiêu dùng. Thông qua những kỹ thuật marketing và công cụ lôi kéo khách hàng trên nền tảng kỹ thuật số.

David Allen, nguồn: bitsvsbytes.com

David Allen, nguồn: bitsvsbytes.com

Như câu nói nổi tiếng của David Allen – nhà tư vấn năng suất người Mỹ, tác giả công thức quản lý thời gian Getting Things Done:

Mọi người không bị áp lực vì làm một lúc quá nhiều việc, mà chỉ bị áp lực vì không hoàn thành những thứ mình từng bắt đầu.

Vì vậy mỗi người trong số chúng ta đều có thiên hướng chọn theo đuổi những mục tiêu tức thời, ngắn hạn và phần nào đó là dễ thực hiện.

Trong quá trình tìm hiểu những ưu nhược điểm, trở ngại cũng như nguyện vọng của nhiều lãnh đạo doanh nghiệp. Vũ rất đồng cảm trước áp lực về doanh số, hiệu quả kinh doanh và năng lực đáp ứng đời sống đội ngũ nhân sự. 

Kết hợp tất cả những yếu tố đó, cùng với quan điểm vốn sai lệch rằng tài sản thương hiệu là một mất mát về tài chính cho bản thân doanh nghiệp.

Có không ít nhà lãnh đạo đã chọn con đường ưu tiên tính hiệu quả dựa trên con số. Mang tính định lượng nhiều hơn và đồng thời, chấp nhận bỏ qua hàng loạt giá trị tốt đẹp đến từ hình ảnh thương hiệu tích cực.

Một khi không hình thành sự tôn trọng cho quá trình xây dựng và truyền tải hình ảnh thương hiệu. Thì ban lãnh đạo doanh nghiệp chắc chắn sẽ có cái nhìn sai lệch, cùng với những đánh giá thiếu đúng đắn về vai trò của xây dựng thương hiệu.

Chính vì vậy ở trong khuôn khổ bài viết lần này, Vũ sẽ không vội chia sẻ đến tất cả mọi người một khái niệm hay kiến thức nào đó quá mới mẻ.

Thay vào đó, sẽ hệ thống lại một lần nữa những quan điểm sai lệch trong xây dựng thương hiệu. Mà có không ít nhà lãnh đạo doanh nghiệp đang vô tình gặp phải.

Cũng như một quá trình tư vấn thương hiệu bài bản, khoa học và hiệu quả. Để từ đó giúp cho tất cả mọi người có được cái nhìn đúng đắn nhất, nhằm định hướng quy trình tạo dựng thương hiệu mang đến lợi ích lâu dài cho bản thân doanh nghiệp.

Tư vấn thương hiệu nhìn từ những sai lầm cố hữu

Sai lầm trong xây dựng thương hiệu không bao giờ xuất phát từ một cá nhân. Cũng không đến từ một sai lầm duy nhất về mặt quan điểm hay định hướng.

Nó xuất phát một cách hệ thống và là kết quả của một chuỗi những sai lầm nối tiếp nhau. Đó cũng chính là lý do giải thích vì sao, mà một quy trình tư vấn thương hiệu bài bản và hiệu quả lại có vai trò quan trọng trong xây dựng thương hiệu.

Đừng làm hài lòng khách hàng bằng mọi giá

tu van thuong hieu quy trinh va giai phap chuyen nghiep den tu vu digital 6

Henry Ford, Nguồn: Ford Motor

Henry Ford – người đặt bước khởi đầu và khai sáng nền công nghiệp ô tô từng nói:

Nếu tôi hỏi một vị khách hàng rằng anh ta muốn mua gì, thì anh ta sẽ chỉ muốn mua một con ngựa khoẻ hơn và chạy nhanh hơn.

Hoặc nhìn vào chính trường hợp của những nhà lãnh đạo hàng đầu thung lũng Silicon. Chẳng hạn như Mark Zuckerberg, Elon Musk, Tim Cook hay Steve Jobs trước đây.

Họ đều chưa một lần lao vào cuộc chiến làm hài lòng và thoả mãn khách hàng bằng mọi giá. Bản thân nhà sáng lập Táo Khuyết Steve Jobs từng nhận định:

Đừng bao giờ đi hỏi khách hàng của bạn rằng họ thích gì. Trước khi bạn kịp làm được thứ họ thích thì họ đã đi thích một thứ khác mất rồi.

Làm hài lòng khách hàng bằng mọi giá chưa bao giờ là một ý tưởng hay. Tất nhiên mấu chốt của việc tạo dựng nên giá trị thương hiệu, chính là thấu hiểu vấn đề khách hàng đang gặp phải và giải quyết vấn đề đó bằng sản phẩm do mình tạo ra.

Tuy nhiên cũng như trong những buổi tư vấn thương hiệu với khách hàng doanh nghiệp. Vũ nhận ra rằng tư duy “bắt buộc phải chiều lòng khách hàng” vốn đã hằn sâu trong tâm trí, của nhiều nhà lãnh đạo và đội ngũ xây dựng chiến lược thương hiệu.

Để rồi bằng một cách nào đó, những doanh nghiệp hay thương hiệu trong nước đều sẽ thành công với mục tiêu làm cho khách hàng được thoả mãn.

Tuy nhiên hệ quả để lại đã tác động mạnh mẽ đến tham vọng xây dựng thương hiệu di sản, tất nhiên là theo chiều hướng tiêu cực nhất.

Bởi xét cho cùng thành công lớn nhất của quá trình tư vấn thương hiệu hay xây dựng thương hiệu. Đó là khi nhà lãnh đạo doanh nghiệp chấp nhận đi tiên phong về đổi mới, can đảm đi ngược lại mọi tiêu chuẩn đời thường với tham vọng làm thay đổi thế giới.

Còn khách hàng và thị trường mới là những người công nhận hành động đó. Quyết định chọn ủng hộ tư tưởng, định hướng và cách làm đó hay không – thông qua hành vi tiêu dùng của chính họ.

tu van thuong hieu quy trinh va giai phap chuyen nghiep den tu vu digital 7

Ba mẫu xe điện Tesla, nguồn: Tesla Motors

Trước khi Tesla xuất hiện, không ai trong số chúng ta dám mơ về một chiếc xe chạy điện có thể hoàn tất quãng đường lên đến hơn 600 km. Được nạp đầy “nhiên liệu sạch” chỉ sau 30 phút cắm sạc cùng với khả năng tự lái chủ động.

Trước khi iPhone xuất hiện, hàng triệu người vẫn phải kết hợp sử dụng iPod để trải nghiệm giải trí trên màn hình cảm ứng. Rồi sử dụng những chiếc Blackberry hay Nokia E series phím bấm để phục vụ mục đích nghe gọi, nhắn tin.

Tất nhiên những khách hàng tiềm năng đó của Tesla hay Apple, họ hoàn toàn ổn và mặc định thoả hiệp với những thiết bị hay điều kiện vốn có. Sẽ chẳng sao cả nếu xe điện Tesla hay điện thoại iPhone chưa từng tồn tại.

Nhưng đó chỉ nên là cách nghĩ của nhà lãnh đạo muốn tạo dựng thương hiệu ngắn hạn. Bởi tư vấn thương hiệu ngắn hạn thì chắc chắn vẫn luôn đơn giản, cho cả thượng tầng doanh nghiệp lẫn đội ngũ xây dựng chiến lược thương hiệu.

Hãy thử đặt bản thân vào vị trí của một nhà quản lý khách sạn mà xem. Bạn có thể chờ đợi một hay nhiều khách hàng nào đó, quay lại khách sạn thêm những lần sau chỉ vì nhân viên lễ tân của bạn đã chào hỏi họ rất lễ phép hay không?

Đừng bị ám ảnh quá mức bởi chất lượng dịch vụ

Harvard Business Review (HBR) đã từng thực hiện một cuộc khảo sát, dựa trên hơn 75 nghìn khách hàng và đối tác quan trọng của họ. Có một điểm chung là tất cả đều từng tương tác với HBR, thông qua ít nhất một kênh chăm sóc khách hàng.

Đó có thể là những cuộc điện thoại trực tiếp với nhân viên tư vấn của HBR. Đồng thời còn là tính năng tự trả lời trên Website, thư mời điện tử, gửi mail nhắc lịch hẹn,…

Đối tác tham gia khảo sát cũng đến từ nhiều ngành nghề và quốc gia khác nhau. Từ đóng gói, vận chuyển hàng hoá cho đến đồ tiêu dùng hay dịch vụ giải trí. Từ thị trường Bắc Mỹ, Đông Âu cho đến Nam Phi hay Châu Đại Dương.

Cuộc khảo sát này nhằm mục đích trả lời cho ba câu hỏi quan trọng:

  • Dịch vụ khách hàng tác động ra sao đến lòng trung thành thương hiệu?
  • Hoạt động nào làm tăng hoặc giảm lòng trung thành thương hiệu?
  • Có thể tăng lòng trung thành thương hiệu mà không cần tăng chi phí cải thiện dịch vụ khách hàng hay không?

Kết quả của cuộc khảo sát đã tạo ra bất ngờ cho chính những nhà tư vấn thương hiệu. Thứ nhất, đa phần khách hàng và đối tác đều không quá quan trọng chất lượng dịch vụ. 

Thậm chí, họ còn bày tỏ thái độ tích cực hơn nếu thương hiệu tận dụng thời gian và chi phí cải thiện chất lượng dịch vụ. Để phục vụ cho những mục tiêu khác như chất lượng sản phẩm hay quy trình thanh toán tiện lợi hơn.

Thứ hai, đối với những thương hiệu càng cố gắng đầu tư nhiều chi phí để cải thiện chất lượng dịch vụ. Khách hàng của họ lại càng tin rằng mình đã không được đáp ứng tốt nhất có thể ở lần mua hàng mới đây.

Khảo sát đã chỉ ra rằng những động thái “trong tuyệt vọng” của thương hiệu, như giảm giá thành, hoàn lại tiền hay gửi tặng mã khuyến mãi. Vốn chỉ làm cho khách hàng trung thành hơn một chút, quay lại thêm một lần nữa chứ không thể giữ chân họ về lâu dài.

Khách hàng có xu hướng không trung thành với một tương tác dịch vụ bất kỳ, nhiều hơn gấp bốn lần số khách hàng quyết định sẽ trung thành tuyệt đối.

Bất chấp 80% doanh nghiệp và tổ chức đã ứng dụng CSAT – Thang điểm về sự hài lòng của khách hàng trong trải nghiệm. Thì vẫn có đến 84% khách hàng phản hồi rằng, kỳ vọng của họ đã không được đáp ứng đủ hoặc tốt hơn ở lần tương tác gần nhất.

Đừng cố cung cấp thứ mình không có

tu van thuong hieu quy trinh va giai phap chuyen nghiep den tu vu digital 8

Eric Barker và cuốn sách Barking up the wrong tree, nguồn ảnh: wholelifechallenge

Trong tựa sách Chó Sủa Nhầm Cây của tác giả Eric Barker –  cuốn sách đứng vị trí thứ hai trong danh sách bán chạy của Wall Street Journal kể từ khi ra mắt, có một câu đề tựa đã làm Vũ trăn trở trong suốt thời gian qua.

Tại sao những gì ta biết về thành công có khi lại sai.

Cuốn sách đưa ra nhiều câu hỏi mang tính phản đề cho những gì ta luôn tin là đúng. Chẳng hạn như “dậy sớm để thành công” hay có phải “cứ học giỏi là sẽ thay đổi được thế giới.”

Trong tư vấn thương hiệu và xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu cũng thế. Bản thân lãnh đạo doanh nghiệp thường đứng ở vị trí của mình, quản lý mô hình kinh doanh bằng năng lực và nguồn lực mình sẵn có.

Nhưng luôn trông đợi được “truyền cảm hứng” bởi một tấm gương thành công khác. Được ứng dụng một quy trình thành công của mô hình khác, và nhận được thành quả tương tự trong khi cả năng lực bản thân lẫn nguồn lực nhân sự đều không hề tương xứng.

Đây là sai lầm cố hữu dễ thấy nhất trong mọi quá trình tư vấn thương hiệu. Nhưng cũng là sai lầm mà thậm chí nhiều thương hiệu khổng lồ vẫn đang gặp phải, chứ không riêng gì các thương hiệu mới nổi hay lần đầu bơi ra biển lớn.

Bản chất của hành động cố cung cấp thứ mình không có của nhiều thương hiệu, chính là sự tham lam trong việc xây dựng và duy trì lợi thế cạnh tranh với các đối thủ của mình.

Không ít thương hiệu hiện nay đang tập trung vào đúng các giá trị thế mạnh của đối thủ. Thậm chí là những tính năng, công nghệ hay lợi ích cốt lõi vốn đưa tên tuổi đối thủ vào sâu trong tầng nhận thức của khách hàng.

Giống như thương hiệu xe Đức BMW khi tham gia trực tiếp vào thị trường xe điện. Thay vì khởi đầu bằng chính những lợi thế vốn có như trải nghiệm cầm lái, hệ thống an toàn hay các tính năng thông minh.

Thương hiệu xe có tuổi đời 104 năm lại chọn đối đầu trực tiếp, tham vọng giành lấy thị phần từ Tesla – thương hiệu Hoa Kỳ tuy “sinh sau đẻ muộn” nhưng lại là biểu tượng của thị trường xe điện thế giới.

Kết quả là chỉ sau bốn tháng từ tháng 6/2021 đến tháng 9/2021, giá cổ phiếu của BMW đã sụt giảm đến 18%. 

Nhiều nhà đầu tư bắt đầu mất kiên nhẫn, khi thương hiệu nước Đức vừa chưa thể bứt phá trong thị trường xe điện. Vừa không quyết đoán trong việc chôn vùi những dòng sản phẩm sử dụng động cơ đốt trong.

Tại thị trường Bắc Mỹ, Tesla Model 3 có doanh số cao hơn cả doanh số bán ra của mọi dòng xe BMW – tính từ thời điểm cuối năm 2019 đến nay.

Còn ngay tại quê hương của thương hiệu BMW. Tesla Model 3 cũng có doanh số vượt trội so với doanh số của ba mẫu xe cạnh tranh trực tiếp là Audi A4, Mercedes Benz C300 và BMW 3-series cộng lại.

Elon Musk, CEO Tesla

Elon Musk, CEO Tesla

Theo ước tính, Tesla có thể bán được hơn 23 nghìn chiếc Tesla Model 3 tại Đức trong năm nay. Nhìn xa hơn, CEO của hãng là Elon Musk từng tuyên bố mục tiêu lớn nhất của Tesla, chính là “bán cho người Đức 500 nghìn chiếc xe Tesla mỗi năm.”

Tập trung vào chuỗi giá trị khi xây dựng và tư vấn thương hiệu

Trước khi nền văn minh nhân loại đạt đến đỉnh cao như ngày nay, thông qua các nỗ lực về học vấn, tôn giáo hay quan điểm chính trị. Chuỗi giá trị trong đời sống con người nguyên thuỷ từng đóng vai trò quan trọng giúp duy trì và bảo vệ cuộc sống.

Tổ tiên loài người từng sở hữu khả năng phân tích và ghi nhớ nhiều thông tin trong tiềm thức. Con người nguyên thuỷ thời đó buộc phải ghi lại và phân tích một chuỗi giá trị, bao gồm nhiều dạng thông tin khác nhau.

Ví dụ như một cây nấm với hình dáng đó , màu sắc đó và mọc ở vị trí đó thì có thể ăn được. Còn một cây nấm khác thì không, cứ tiếp tục như thế với nhiều sự vật hay hiện tượng khác có liên quan mật thiết đến sinh hoạt thường ngày.

Năng lực đó giúp tổ tiên của loài người phát triển bền vững. Thông qua các hoạt động ăn uống nhằm duy trì sự sống, hoặc phòng thủ và tìm cách chống lại các mối đe doạ lớn khác ở ngoài thiên nhiên.

Đó chính là nền tảng trong xây dựng nhận thức thương hiệu thời hiện đại. Không ít chuyên viên tư vấn thương hiệu từng nhận định rằng, khó khăn lớn nhất trong thay đổi tư duy thương hiệu của người Việt Nam, chính là giúp họ thay đổi về mặt định nghĩa.

Thương hiệu không phải là nhãn hiệu, càng không đơn giản là một cái tên hay tiếng vang mà thương hiệu đó gây dựng. Thương hiệu chính là nhận thức tích cực mà người tiêu dùng có được, sau thời gian sở hữu và trải nghiệm các sản phẩm thương hiệu đó cung cấp.

Để có được nhận thức tích cực đó, bản thân lãnh đạo doanh nghiệp và đội ngũ tư vấn thương hiệu phải cùng nhau hợp sức. Nhằm tạo ra chuỗi giá trị cho sản phẩm mà thương hiệu mang đến, thậm chí là giá trị cốt lõi trong văn hoá và triết lý vận hành thương hiệu.

Giá trị lớn nhất mà người tiêu dùng có tài chính giới hạn luôn chờ đợi, đó là giá thành của sản phẩm phải đủ tốt. Giá trị lớn nhất mà thương hiệu thời trang mang đến cho khách hàng có nhiều khuyết điểm hình thể, đó là một bộ trang phục giúp họ có được sự thoải mái.

Google, Facebook hay nhiều thương hiệu danh tiếng khác đang sử dụng dữ liệu khách hàng để gợi ý thông tin quảng cáo phù hợp. Đó cũng là đỉnh cao của việc chinh phục người dùng bằng chính chuỗi giá trị tương ứng.

3 giá trị giúp thương hiệu giữ chân khách hàng thành công

Giữ chân khách hàng thành công không đơn giản là để gia tăng doanh số, doanh thu hay lợi nhuận cho bản thân thương hiệu.

Mà bất cứ một nhà tư vấn thương hiệu hay xây dựng chiến lược nào cũng phải hiểu rằng. Giữ chân khách hàng trung thành càng nhiều, chính là đang xây dựng nên một cộng đồng người dùng trung thành càng lớn.

Nhu cầu về máy tính bảng thấp, nhưng nhu cầu sở hữu iPad thì luôn ở mức cao. Cũng như thế, nhu cầu về xe điện có thể thấp, nhưng Tesla luôn là thương hiệu xe trong mơ của hàng triệu người tiêu dùng.

Tesla, Apple hay hàng loạt thương hiệu khổng lồ khác trên thị trường. Họ luôn chú trọng việc tạo dựng cộng đồng người dùng trung thành, nơi mỗi người đều sẵn sàng trở thành một tín đồ và lôi kéo thêm nhiều người khác cùng tham gia.

Dưới đây sẽ là ba giá trị tuyệt vời mà mọi mô hình kinh doanh đều nên hướng đến, giúp giữ chân khách hàng trung thành và sớm đánh gục họ ngay từ “điểm chạm” đầu tiên.

1. Tạo dựng quan hệ cộng đồng bằng chính mạng xã hội

Danny Brown, nguồn ảnh: gq.com

Danny Brown, nguồn ảnh: gq.com

Danny Brown – nam rapper và danh hài nổi tiếng người Mỹ từng chia sẻ:

90% người dùng tin tưởng vào đồng nghiệp và người lạ trên mạng xã hội, trong khi chỉ có 15-18% tin tưởng vào những lời quảng cáo của thương hiệu.

Còn theo khảo sát đến từ Entrepreneur, bình quân mỗi nhân viên có số lượng bấm theo dõi nhiều gấp 10 lần – so với tài khoản mạng xã hội của các doanh nghiệp.

Có một sự thật rằng mối quan hệ giữa doanh nghiệp, thương hiệu hay nhà bán hàng với người mua hàng đã trở nên tích cực hơn. Nhờ vào chính sự xuất hiện và phát triển của nhiều trang mạng xã hội phổ biến.

Buổi sơ khai ban đầu không ít nhà tư vấn thương hiệu đã “hỗ trợ” thương hiệu, bằng cách sử dụng những công cụ tương tác khách hàng tương đối phản cảm. Với mục tiêu sau cùng là gia tăng lượt thích, lượt theo dõi hay phản hồi qua tin nhắn một cách máy móc.

Thời gian gần đây, nhiều nhà bán hàng và lãnh đạo doanh nghiệp đã thấu hiểu hơn về vai trò của họ. Trong việc xuất hiện thường xuyên hơn, đi vào đời sống của người tiêu dùng với tần suất lớn hơn bằng những phương pháp thân thiện hơn nữa.

Có thể kể đến những chương trình khuyến mãi thúc đẩy tinh thần đoàn kết giữa người thân, bạn bè hay đồng nghiệp. Hoặc những chia sẻ bài viết đánh giá tích cực, thay cho lời cảm ơn gửi đến các khách hàng thân thiết đã thẳng thắn đánh giá về trải nghiệm thương hiệu.

Thương hiệu lớn và chỉ có thể lớn mạnh cả về tầm vóc lẫn tầm ảnh hưởng, là khi họ thể hiện bản thân giống như một con người, hoặc một người bạn đích thực trên mạng xã hội. Thay vì đơn thuần là một tài khoản doanh nghiệp được tạo ra vì mục đích thương mại.

2. Dũng cảm và minh bạch tiếp nhận các phản hồi

Bruce Temkin, nguồn: servicenow.com

Bruce Temkin, nguồn: servicenow.com

Ông Bruce Temkin – người được mệnh danh là bậc thầy về chăm sóc khách hàng và tư vấn thương hiệu từng nhận định:

Đừng phí thời gian đặt câu hỏi cho khách hàng trừ khi bạn đã sẵn sàng để làm những gì họ hồi đáp.

Nếu phân tích một cách bài bản và chi tiết hơn, việc tiếp nhận các phản hồi một cách dũng cảm và minh bạch không chỉ là giá trị mà thương hiệu mang đến cho khách hàng.

Đó thậm chí còn là giá trị mà chính khách hàng có thể mang lại cho thương hiệu. Thay vì đầu tư vào hệ thống email marketing hoặc chi trả cho quá nhiều nghiên cứu thị trường.

Bản thân doanh nghiệp chỉ cần minh bạch và thẳng thắn, trong quá trình tiếp nhận phản hồi từ phía người tiêu dùng. Bởi chính người mua hàng mới có đủ trải nghiệm để nói cho bạn biết, rằng đâu mới là những giá trị và mục tiêu chất lượng mà bạn cần theo đuổi.

Như một câu nói nổi tiếng của Jack Ma – người sáng lập tập đoàn tỷ đô Alibaba:

Tôi chưa bao giờ là một con người am tường công nghệ, tôi chỉ đang nhìn vào công nghệ với góc nhìn của một người dùng đơn thuần.

Mạnh dạn tiếp nhận, lắng nghe và thấu hiểu những phản hồi đến từ khách hàng. Đó không chỉ là cách để mang đến chất lượng hay trải nghiệm sản phẩm tuyệt vời nhất.

Mà đó còn là động thái để khách hàng trung thành của bạn hiểu rằng, họ đang được lắng nghe và tôn trọng bằng tất cả nguồn lực đến từ thương hiệu.

Giờ là lúc để thượng tầng các doanh nghiệp, lẫn những nhà tư vấn thương hiệu phải thật sự thay đổi. Trong quan điểm về nhìn nhận và đánh giá vai trò quan trọng, của việc tiếp nhận ý kiến phản hồi từ phía khách hàng.

3. Đầu tư nội dung hướng đến giá trị thương hiệu

Đội ngũ Vũ trong một dự án tư vấn thương hiệu với khách hàng.

Đội ngũ Vũ trong một dự án tư vấn thương hiệu với khách hàng.

Trong một bài chia sẻ về xây dựng thương hiệu cá nhân, Vũ từng nhấn mạnh tầm quan trọng của thương hiệu cá nhân đối với mỗi công ty hay thương hiệu doanh nghiệp.

Trước khi xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp và sản phẩm mà mình đang cung cấp, mọi nhà lãnh đạo đều cần kết nối tốt với khách hàng của mình trên quan điểm cá nhân.

Cũng như đã nói ở phần trên của bài viết, nhiều nhà bán hàng và lãnh đạo doanh nghiệp đã thấu hiểu hơn về vai trò của họ. 

Trong việc xuất hiện thường xuyên hơn, đi vào đời sống của người tiêu dùng với tần suất lớn hơn bằng những phương pháp thân thiện hơn nữa. 

Mà một trong những cách để nhanh chóng tạo ra mối dây liên kết, là mang đến cho khách hàng của mình những giá trị nằm bên ngoài khung giá trị về chất lượng sản phẩm. 

Đó chính là nội dung thương hiệu – thứ vốn dễ bị lãng quên giữa một thị trường quá mãi miết chạy theo các giá trị hay chỉ số mang tính định lượng.

Không phải ngẫu nhiên, cũng không vì một lý do nào đó mang tính thương mại, khiến đội ngũ của Vũ từ lâu đã mang trong mình một niềm tin to lớn rằng: “Có hai thứ trên đời cần phải cho đi đừng giữ lại, đó là Tri thức và Lòng tốt.”

Câu trích từ cuốn sách Dòng sông chảy mãi của tác giả Luân Lê, đã thể hiện chi tiết những giá trị mà bản thân đội ngũ cũng như thương hiệu Vũ luôn theo đuổi.

Đó là không ngừng xây dựng nội dung thương hiệu và doanh nghiệp, trên nền tảng của sẻ chia và cung cấp kiến thức hoàn toàn miễn phí đến đúng người cần nó.

Khi một thương hiệu sẵn sàng sẻ chia và kết nối với khách hàng bằng góc nhìn, quan điểm và hành động của một con người. Thay vì “tấn công tinh thần” của họ một cách khô khan, phản cảm bằng nội dung độc hại đến từ một chiến lược quảng cáo thiếu khoa học.

Đó là lúc quá trình tư vấn thương hiệu và xây dựng chiến lược thương hiệu đã “cán đích thành công”, cho thấy vai trò của đội ngũ tư vấn thương hiệu trong việc giữ chân khách hàng và tạo dựng cộng đồng người dùng trung thành.

Tặng Vũ một ly cà phê nhé

Số tiền donate từ “những tấm lòng vàng” chỉ được dùng để mua cà phê, tiếp sức sáng tạo cho đội ngũ của Vũ và sẽ luôn là như vậy.

Xin chân thành cảm ơn,

Momo
Paypal

Lời kết

Giá trị thương hiệu không chỉ dừng lại ở giá trị cốt lõi hay chất lượng của sản phẩm. Theo một khảo sát của Gartner, 89% doanh nghiệp hiện nay đang cạnh tranh nhau bằng chính trải nghiệm với thương hiệu – so với con số chỉ 34% vào năm 2010.

Trải nghiệm thương hiệu thì không chỉ bao gồm giá trị cốt lõi hay chất lượng sản phẩm. Nó còn tuỳ thuộc vào năng lực đáp ứng nhu cầu, giải quyết vấn đề của người tiêu dùng hay thậm chí là xử lý tốt khủng hoảng truyền thông.

Bên cạnh đó còn là thái độ của bản thân mỗi khách hàng, khi nhìn thấy thương hiệu mà họ quan tâm có đang hoàn thành tốt lời hứa thương hiệu hay không.

Nhiệm vụ của mỗi đội ngũ tư vấn thương hiệu, không chỉ còn dừng lại ở mức hỗ trợ và liên tục nhồi nhét, đưa tên tuổi của thương hiệu khách hàng đi lên.

Mà phải cùng nhau thấu hiểu, đồng hành trên suốt một chặng đường dài. Đảm bảo sao cho thương hiệu luôn làm đúng với những gì từng cam kết, cũng như trung thành với định hướng nguyên thuỷ bất chấp những áp lực đến từ doanh số hay lợi nhuận ròng.

Nếu đó cũng là những gì mà thương hiệu của bạn đang loay hoay tìm kiếm, vậy thì hãy liên hệ với đội ngũ của Vũ ngay hôm nay thông qua số hotline 0366 366 999.

Xin chân thành cảm ơn,

Những câu hỏi thường gặp về tư vấn thương hiệu

Tư vấn thương hiệu là gì?

Tư vấn thương hiệu là quá trình mà đội ngũ của Vũ dành thời gian để lắng nghe và sử dụng kinh nghiệm của mình cho ra một chiến lược phù hợp với doanh nghiệp.

Khi nào cần tư vấn thương hiệu?

Khi doanh nghiệp muốn tham vấn hay lập chiến lược về những quyết định kinh doanh mang tính bước ngoặt.

Những giai đoạn cần tư vấn thương hiệu?

Khi doanh nghiệp ra mắt thương hiệu mới; Cần thiết kế lại một bộ nhận diện thương hiệu; Khi doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống thương hiệu;

Quy trình tư vấn thương hiệu tại Vũ Digital?

Tại Vũ, chúng tôi thực hiện quy trình tư vấn thương hiệu theo mô hình 5T. Mô hình 5T là phương pháp tinh gọn, hiệu quả và giúp giải quyết được vấn đề cốt yếu mà doanh nghiệp đang gặp phải.

T1: Thấu hiểu; T2: Thảo luận; T3: Thiết lập; T4: Thực hiện; T5: Truyền tải

Liên hệ tư vấn thương hiệu qua đâu?

Hãy liên hệ với Vũ qua số điện thoại 0366.366.999 hoặc email quyen@vudigital.co.