Xây dựng thương hiệu Bệnh viện là lời giải cho câu hỏi các Bệnh viện trên cả nước phải làm gì để tự bảo vệ, nâng cao năng lực cạnh tranh giữa sức ép của nhiều hệ thống phòng khám đa khoa.

Mặc dù rất bận rộn với rất nhiều dự án xây dựng thương hiệu trong nước và quốc tế, tôi và đội ngũ của mình vẫn cố gắng dành thời gian chia sẻ nội dung chiến lược xây dựng thương hiệu Bệnh viện, bài chia sẻ dưới hình thức tiếp cận miễn phí không giới hạn trên môi trường internet.

Bài viết dựa trên kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình tư vấn, xây dựng chiến lược, thiết kế thương hiệu mà tôi và đội ngũ đã trải qua với các dự án: Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, Bệnh viện Truyền máu Huyết học, Bệnh viện 199 Đà Nẵng, Bệnh viện Da Liễu Tp. Hồ Chí Minh…

Nội dung trong bài chia sẻ dựa trên một câu thành ngữ “Thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng”, kiến thức tại đây sẽ là một nền tảng vững chắc tới những cá nhân dũng cảm, dám nhìn thẳng vào vấn đề và mong muốn thay đổi môi trường làm việc của cán bộ Y tế, môi trường sống của người dân Việt Nam tốt hơn.

Nếu cùng quan điểm và mục tiêu về sự cải tiến, xin mời bạn cùng tham gia hành trình này.

“Hành trình vạn dặm bắt đầu từ một bước chân”, và hành trình này bắt đầu từ một câu hỏi: Ta có thể cải tiến được điều gì?

thương hiệu bệnh viện

Nhận diện thương hiệu Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, do Vũ Digital thiết kế.

Những thành quả khi bắt tay hợp tác với các thương hiệu Bệnh viện, mà điển hình là trường hợp của Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố đã phần nào cho thấy rằng, đội ngũ của Vũ có đủ năng lực để đảm nhiệm mọi dự án xây dựng hình ảnh và chiến lược thương hiệu Bệnh viện. 

Không dừng lại ở đó, chúng tôi còn xem việc triển khai các dự án xây dựng thương hiệu Bệnh viện là một sứ mệnh, góp phần cải thiện hình ảnh của hệ thống các Bệnh viện trong nước nói riêng và tổng quan ngành y tế nói chung. Trên tinh thần cầu thị và cống hiến, chúng tôi gửi đến tất cả mọi người bài viết chia sẻ quy trình, cũng như tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu Bệnh viện. Đây là con đường phù hợp để thay đổi môi trường làm việc của đội ngũ Y tế và trải nghiệm thăm/khám của người dân.

phat trien nguon nhan luc benh vien ung dung thap nhu cau maslow 2 1

Mr. Quyền Vũ trong một lần tư vấn trực tuyến với Bệnh viện toàn Quốc.

Bài viết được chia thành hai phần bao gồm phần Một với những nội dung chia sẻ ngay phía bên dưới, nói về nguyên nhân thúc đẩy ra quyết định và tầm quan trọng của Xây dựng thương hiệu Bệnh viện. Phần Hai tôi sẽ tiếp tục gửi đến bạn đọc ở bài viết tiếp theo, hướng đến trọng tâm nội dung là chia sẻ đầy đủ và chi tiết nhất quy trình Xây dựng thương hiệu Bệnh viện.

Thương hiệu Bệnh viện giúp thay đổi tư duy

Theo thống kê có đến hơn 70% số bệnh nhân ung thư đến Bệnh viện để xét nghiệm, thăm khám và điều trị khi đã vào giai đoạn muộn. Đây là con số đáng báo động nhưng lại không quá bất ngờ, với thực trạng hầu hết người Việt Nam đều đang có tư duy rằng Bệnh viện chỉ là nơi chữa bệnh đơn thuần. 

Thương hiệu bệnh viện

Hình ảnh đăng ký khám bệnh tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố

Trong khi đó, tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng của một thương hiệu Bệnh viện bên cạnh năng lực chữa bệnh thì còn có năng lực thăm khám, năng lực tầm soát xét nghiệm, năng lực kê đơn hay chất lượng chăm sóc bệnh nhân. Bệnh nhân trong nước thì lại có xu hướng chỉ tìm đến Bệnh viện khi đã có bệnh trong người, làm hạn chế năng lực điều trị của chính các y bác sĩ.

Xây dựng thương hiệu Bệnh viện chính là giải pháp mang đến hiệu quả lâu dài, trong việc thay đổi tư duy của người dân, bệnh nhân và thân nhân người bệnh. Làm mới quan điểm từ chuyện chỉ xem Bệnh viện là một phương án “cực chẳng đã”, chuyển đổi thành một sự lựa chọn đáng tin cậy về tổng thể các hạng mục y tế. 

Sự cần thiết của kế hoạch xây dựng thương hiệu Bệnh viện

Trong quá trình tư vấn xây dựng chiến lược và hình ảnh thương hiệu cho nhiều doanh nghiệp, Vũ thường xuyên nhận được những câu hỏi dạng như thương hiệu A làm về lĩnh vực này, thương hiệu B kinh doanh mặt hàng kia thì có cần xây dựng thương hiệu không? Câu trả lời tất nhiên là có, bất cứ lĩnh vực hoạt động nào mang lại lợi ích thương mại đều cần phải xây dựng chiến lược và nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp.

Thương hiệu bệnh viện

Loạt bài chia sẻ tới cộng đồng Y tế về chiến lược xây dựng thương hiệu Bệnh viện

Thương hiệu Bệnh viện nói riêng hay các cơ sở khám chữa bệnh nói chung cũng không phải là ngoại lệ. Thậm chí với đặc thù của một ngành nghề liên quan trực tiếp đến sức khoẻ con người, quy trình xây dựng thương hiệu Bệnh viện còn đòi hỏi những kỹ thuật khắt khe hơn. 

Đội ngũ xây dựng thương hiệu không chỉ cần có kiến thức cơ bản về ngành nghề, hiểu biết nền tảng về đối tượng mục tiêu hướng đến, mà còn phải thật sự thấu hiểu về những đóng góp và giá trị mà mô hình của một Bệnh viện đang mang lại. Tuy nhiên trước đó, cần phải nắm rõ về thực trạng của các mô hình khám chữa bệnh khác nhau, những ưu nhược điểm của Bệnh viện so với hệ thống phòng khám đa khoa trên cả nước.

Bối cảnh của các mô hình khám chữa bệnh

Tổng quan từng mô hình

Thương hiệu bệnh viện

Ba mô hình khám, chữa bệnh tại Việt Nam.

Trước tiên hãy cùng nhau chia các loại hình chẩn đoán, khám chữa bệnh và kê đơn ra làm ba dạng. Gồm có Bệnh viện công, Bệnh viện tư và cuối cùng là hệ thống phòng khám đa khoa. Trong cả ba sự lựa chọn này, không có một lựa chọn nào là thật sự hoàn hảo. Mỗi mô hình đều có những ưu nhược điểm khác biệt, và phải tuỳ thuận theo nhu cầu cũng như điều kiện thực tế của từng bệnh nhân.

Có người cho rằng phòng khám đa khoa không có chút lợi thế nào so với Bệnh viện tư. Nhưng đó là khi họ chưa trải nghiệm cảm giác dựng xe trên vỉa hè, vào đăng ký khám sức khoẻ và hoàn tất buổi khám chỉ trong vỏn vẹn 30 phút – điều khó có thể xảy ra ở một Bệnh viện tư nơi vẫn chịu sự “giám sát” khắt khe của quy định và hướng dẫn điều trị.

Có người thì nhận định Bệnh viện tư ngoài điều kiện cơ sở vật chất, còn lại không thể so sánh với Bệnh viện công nhất là về chi phí và chất lượng khám chữa bệnh. Nhưng hãy đánh giá một cách công bằng, chi phí giờ không còn là yếu tố quan trọng hàng đầu để bệnh nhân và người thân đưa ra lựa chọn. Đời sống kinh tế ngày càng phát triển, ý thức của người dân về tầm quan trọng của chất lượng khám chữa bệnh cũng ngày một nâng cao.

Về năng lực điều trị, thời gian gần đây các Bệnh viện tư không còn hoạt động như một cơ sở kinh doanh đơn thuần. Nghĩa là thay vì ưu tiên chất lượng đội ngũ và tiêu chuẩn tay nghề ở mức vừa phải, không quá quan trọng kinh nghiệm làm việc và khả năng tự ra quyết định như các doanh nghiệp tư nhân, Bệnh viện tư giờ cũng dần thay đổi để tạo điều kiện cho y bác sĩ có xuất phát điểm từ những Bệnh viện công danh tiếng.

Với những ràng buộc trong quy định khi “bác sĩ công” muốn tự thành lập Bệnh viện tư, thì việc chuyển sang đầu quân cho các Bệnh viện hoặc phòng khám tư đang trở thành xu hướng của các bác sĩ. Đó gần như là giải pháp duy nhất khi các bác sĩ muốn cải thiện thu nhập, dành nhiều thời gian hơn cho gia đình và quan trọng hơn hết, được tự do theo đuổi những dự án y khoa mà mình hằng ấp ủ.

Ưu nhược điểm của từng mô hình 

Bệnh viện công – được thành lập bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền và quản lý theo quy định của nhà nước.

Ưu điểm: chất lượng chuyên môn vượt trội, phù hợp túi tiền của đại đa số người dân.

Nhược điểm: cơ sở vật chất chưa thật sự tối ưu, gánh nặng quá tải công suất khám chữa bệnh, hạn chế thăm khám và điều trị chuyên khoa vào dịp cuối tuần. Giá trị cảm xúc chưa thực sự tốt với thân nhân/ bệnh nhân.

Bệnh viện tư – không được thành lập và quản lý bởi các cơ quan nhà nước, được ra đời và quản lý bởi một cá nhân hoặc tổ chức bất kì.

Ưu điểm: chất lượng cơ sở vật chất và trang thiết bị tối tân, ưu tiên chất lượng dịch vụ.

Nhược điểm: bị nghi ngờ và thật sự là còn nhiều hạn chế về năng lực chuyên môn, chi phí còn tương đối cao so với phần đông người dân Việt Nam.

Phòng khám đa khoa – mô hình thăm khám và điều trị cho bệnh nhân ngoại trú, đa phần được thành lập bởi cá nhân và tổ chức cũng giống như Bệnh viện tư.

Ưu điểm: mật độ xuất hiện lớn tạo thuận lợi về đi lại cho người bệnh, áp lực khám chữa bệnh không cao như ở các Bệnh viện, giúp tiết kiệm thời gian và công sức của cả y bác sĩ lẫn bệnh nhân/thân nhân người bệnh.

Nhược điểm: chất lượng chuyên môn thấp nhất trong ba mô hình, thường bị nghi ngờ về tính minh bạch và đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật.

Cơ chế làm việc một Lãnh đạo tại Bệnh viện công

Thương hiệu Bệnh viện

Hình minh hoạ: Lãnh đạo thường xuyên bị quá tải vì áp lực xử lý nhiều công việc một lúc.

Không chỉ đối mặt với áp lực về tần suất khám chữa bệnh trong ngày, thiếu hụt về vật tư và trang thiết bị y khoa, hay hiện tượng “chảy máu chất xám” khi các y bác sĩ giàu kinh nghiệm lần lượt rời đi. Ở các Bệnh viện công trên cả nước còn đang tồn tại một thực trạng khó lòng giải bày, diễn ra âm thầm nhưng lại vô cùng nhức nhối. Đó chính là mô hình quản trị, hay nói chính xác hơn là cơ chế làm việc Một Lãnh Đạo.

Đánh giá về cơ chế Một Lãnh Đạo

Thương hiệu bệnh viện

Hình minh hoạ sự lo lắng sợ hãi.

Vẫn có sự phân cấp rõ rệt trong nội bộ và thậm chí thoạt nhìn thì vô cùng chuyên nghiệp, khoa học. Nhưng khoảng cách trong phối hợp, giao tiếp và ra quyết định giữa lãnh đạo Bệnh viện công cấp cao nhất, so với các phân lớp nhiệm vụ ngay phía bên dưới đang ngày một bị kéo giãn.

Giống như một đội thi đấu bóng đá bị cuốn theo nhịp độ và lối chơi của đối phương, làm cho đội hình được bố trí một cách bài bản ngay từ đầu dần bị kéo giãn. Lúc này điểm trọng yếu trong đội hình thi đấu đang bị kéo giãn không phải là từng vị trí cụ thể, mà chính là những khoảng trống mênh mông ở giữa một đội hình như thế.

Không dừng lại ở đó, để lấp đầy vào những khoảng trống mênh mông mà đồng đội mình đã bỏ lại, sẽ có một hoặc nhiều trụ cột trong đội hình phải hoạt động với hơn 100% khả năng. Di chuyển nhiều hơn, đón bóng thường xuyên hơn và đảm nhận nhiều nhiệm vụ hơn so với chiến thuật ban đầu. Hình ảnh này cũng tương tự như cơ chế Một Lãnh Đạo, vốn đang diễn ra từng ngày từng giờ tại mô hình Bệnh viện công trong nước.

Ảnh hưởng tiêu cực của phong cách quản trị này tác động đến các Bệnh viện công trên cả nước từng ngày, từng giờ và mang đến nhiều hệ luỵ vô cùng dai dẳng. Văn hoá trao quyền trong phân công nhiệm vụ, đặt quyền quyết định vào tay những người có đủ năng lực vẫn là điều quá xa xỉ ở nước ta.

Đội ngũ nhân lực ở cấp bậc thấp không biết báo cáo hay xin ý kiến chỉ đạo từ ai, khi mà cấp trên không được trao vào tay quyền tự quyết. Oái ăm thay, đây lại là nhóm đối tượng phải chịu trách nhiệm trực tiếp khi công việc đình trệ hay mắc lỗi. Lãnh đạo của khoa và phòng ban vì thế ngày càng bị mai một đi khả năng ra quyết định, ngại ngùng ra chỉ thị cho cấp dưới khi gánh nặng trách nhiệm còn treo lơ lửng trước mắt.

Từ đây, cơ chế quản trị và làm việc Một Lãnh Đạo dần dần thành hình. Đội ngũ nhân viên không thể làm việc và tự quyết định thông qua cấp trên trực tiếp, nên buộc lòng phải liên tục xin ý kiến từ lãnh đạo cấp cao nhất của Bệnh viện. Ngược lại, lãnh đạo cấp cao nhất của Bệnh viện vừa khó lòng trao quyền vào tay các lãnh đạo khoa hay phòng ban, vừa chịu gánh nặng phải tự mình quán xuyến hết mọi trách nhiệm sau cùng trong công việc.

xay dung thuong hieu benh vien de canh tranh cong bang 7

Hậu quả mà phong cách quản trị Một Lãnh Đạo mang đến chính là lãnh đạo cấp cao bị quá tải, đối mặt với áp lực vô hình giữa quá nhiều báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo từ phía cấp dưới. Lâu ngày làm hạn chế năng lực sáng tạo của nhân lực trẻ, vô hình trung khiến họ quen dần với thái độ sợ trách nhiệm, lười xây dựng những ý tưởng mới lạ trong công việc.

Thay đổi bằng chính thương hiệu Bệnh viện

xay dung thuong hieu benh vien de canh tranh cong bang 8

Suy cho cùng lãnh đạo Bệnh viện cũng là công dân của một quốc gia, một cá thể ở giữa xã hội và có chung với tất cả chúng ta những mưu cầu cần thiết của một con người. Đó là nhu cầu được nghỉ ngơi, mong muốn được dành thời gian riêng cho gia đình mình, hay những tham vọng lớn lao hơn nữa cho sự nghiệp của bản thân.

Ở chiều hướng ngược lại, đội ngũ y bác sĩ và nhân viên Bệnh viện kế thừa cũng phải chứng tỏ được năng lực, cho thấy sự xứng đáng của bản thân trong việc trở thành thế hệ tương lai của y tế quốc gia. Để cụ thể hoá mục tiêu đó, nhiệm vụ của người lãnh đạo đương thời là phải trao quyền vào tay lớp trẻ, cho họ cơ hội và thậm chí là thúc đẩy năng lực sáng tạo từ trong mỗi cá nhân. 

Xây dựng thương hiệu Bệnh viện vừa nhiều chông gai, nhưng đồng thời là thời cơ và là giải pháp thay đổi cơ chế Một Lãnh Đạo vốn tồn đọng quá nhiều thách thức. Mang lại tiềm lực thu hút nhân tài và khai thác tối đa năng lực, từ cá nhân nhỏ nhất cho đến cả một tập thể lớn nhất của thương hiệu Bệnh viện. 

Vì sao phải đi đến quyết định xây dựng thương hiệu Bệnh viện?

Không dừng lại ở tính chất của lĩnh vực đặc thù, xây dựng thương hiệu Bệnh viện cũng giống như bất cứ một quyết định nào khác liên quan đến y tế, nó đòi hỏi tính chính xác tuyệt đối và không có chỗ cho bất cứ sai lầm nào dù là nhỏ nhất. Hoặc không triển khai, hoặc đã triển khai thì phải ưu tiên tính thuyết phục lên đầu. Vì vậy dưới đây sẽ là năm lý do quan trọng nhất, để đi đến quyết định tiến hành xây dựng thương hiệu Bệnh viện.

Tính cạnh tranh cao

xay dung thuong hieu benh vien de canh tranh cong bang 9

Tính cạnh tranh chính là yếu tố lớn nhất quyết định sự cần thiết của mọi dự án xây dựng thương hiệu. Khi một doanh nghiệp hay một tổ chức, đoàn thể nào đó hoạt động độc quyền ở trong lĩnh vực của mình, đó sẽ là “miền đất chết” của những kế hoạch tạo dựng thương hiệu. Nhưng trong một nền kinh tế thị trường, tất cả đều có quyền cạnh tranh công bằng như nhau thì câu chuyện trở nên vô cùng khác biệt.

Xây dựng thương hiệu Bệnh viện cũng giống như thế. Khi mà các Bệnh viện công trên cả nước vẫn còn là giải pháp thăm khám và điều trị bệnh duy nhất, áp lực liên tục làm mới, cải thiện hình ảnh thương hiệu Bệnh viện gần như là bằng không. Nhưng rồi các Bệnh viện và phòng khám tư bắt đầu xuất hiện để thay đổi mọi thứ. 

Giờ đây không chỉ các cơ sở thăm khám và điều trị nằm ngoài phạm vi quản lý nhà nước phải xây dựng thương hiệu, mà các Bệnh viện công vốn danh tiếng lẫy lừng cũng phải từng ngày chuyển mình và lột xác.

Người dân bắt đầu được quyền lựa chọn

xay dung thuong hieu benh vien de canh tranh cong bang 10

Ngoài tính cạnh tranh mạnh mẽ giữa Bệnh viện công với Bệnh viện tư hay các chuỗi phòng khám, thì người dân cũng bắt đầu có thêm nhiều sự lựa chọn của riêng mình. Như đã nói ở phần đầu bài viết, đời sống kinh tế phát triển kéo theo việc người dân ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng khám chữa bệnh.

Không còn phải nhắm mắt chọn lựa cơ sở thăm khám và điều trị phù hợp với túi tiền, hay “trung thành” với Bệnh viện hoặc phòng khám gần nhà vì đã trót đăng ký mua bảo hiểm y tế tại đó. Người dân đã dần chuyển sang tham khảo, chọn lựa và ưu tiên các đơn vị khám chữa bệnh có đầy đủ điều kiện cả về năng lực điều trị lẫn cơ sở vật chất.

Có thể cùng lúc kể tên ít nhất năm thương hiệu Bệnh viện tư nổi tiếng về trang thiết bị, cơ sở vật chất và chất lượng dịch vụ thăm khám. Với lợi thế về thương hiệu Bệnh viện sẵn có hoặc được xây dựng bài bản ngay từ trong trứng nước, cùng với mật độ xuất hiện dày đặc của các phòng khám là đủ để các Bệnh viện công phải nghiêm túc nhìn lại, đi đến quyết định xây dựng thương hiệu Bệnh viện thận trọng và chuyên nghiệp.

Thu hút nhân tài ngành Y

xay dung thuong hieu benh vien de canh tranh cong bang 11

Thất bại khi xây dựng và phát triển thương hiệu Bệnh viện được thể hiện rõ ràng nhất, bằng chính việc rời đi của hàng loạt nhân tài cũng như “công thần” dù năng lực đóng góp của họ chưa hề suy giảm. Hầu hết Bệnh viện công trên cả nước cũng đang đối diện với thực trạng này. 

Trước khi thế hệ y bác sĩ kế cận vẫn còn quá trẻ, chưa đủ năng lực và kinh nghiệm chuyên môn để trở thành thế hệ kế thừa xứng đáng, thì đội ngũ bác sĩ giàu y đức và kinh nghiệm đã sớm chuyển hướng – đầu quân cho các thương hiệu Bệnh viện hoặc chuỗi phòng khám tư. 

Thu hút hay ít nhất là giữ chân nhân tài trở thành một nhiệm vụ bắt buộc của các Bệnh viện. Xây dựng thương hiệu Bệnh viện để tái gầy dựng nhận thức thương hiệu trong lòng người dân, sẽ là nền tảng để Bệnh viện công nói riêng và mọi mô hình khám chữa bệnh trên cả nước nói chung hoàn thành tốt nhiệm vụ đó.

Chúng ta có những ngôi trường đại học danh tiếng mà các bậc phụ huynh có thể tự hào giới thiệu rằng, con em mình đã thi đậu và được theo học ở những ngôi trường đó. Chẳng hạn như Đại học Tài chính Marketing, Đại học Quốc tế Đại học Quốc Gia TPHCM, Đại học Ngoại Thương Hà Nội,…Vậy tại sao không đặt mục tiêu tương tự hay thậm chí là viên mãn hơn cho Bệnh viện công nói riêng và mọi cơ sở y tế nói chung?

Thương hiệu gần gũi người dân gắn bó

xay dung thuong hieu benh vien de canh tranh cong bang 12

Khi nói đến sự gắn bó giữa người dân với thương hiệu Bệnh viện, dĩ nhiên chúng ta không kỳ vọng rằng người dân phải liên tục tìm đến Bệnh viện vì lí do sức khoẻ. Sự gắn bó ở đây ý muốn nói đến nhận thức thương hiệu, người dân sẵn sàng chia sẻ về thương hiệu bằng thái độ tích cực nhất, với những ngôn từ hoa mỹ nhất và mang đầy tính xây dựng.

Lấy hình ảnh của hai trong số các thương hiệu Bệnh viện công nổi tiếng hàng đầu thành phố, là Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Từ Dũ. Chắc chắn ban lãnh đạo Bệnh viện Từ Dũ chưa bao giờ mong muốn rằng, thương hiệu này chỉ được nhớ đến bởi câu chuyện huyền thoại kể về lai lịch của Hoàng thái hậu Từ Dụ, hay mức độ tín nhiệm ngày nay đến từ vị thế là nhà bảo sanh quy mô hàng đầu Đông Dương thời kỳ trước sự kiện năm 1975.

Đối với Bệnh viện Chợ Rẫy, những câu chuyện “liêu trai” mang đậm dấu ấn tâm linh được cộng đồng mạng chia sẻ, hay nơi này luôn trong tư thế sẵn sàng tiếp nhận các ca cấp cứu nghiêm trọng liên quan đến tai nạn giao thông, không phải là những tình tiết nổi bật mà tầng lớp lãnh đạo muốn mọi người ngay lập tức có ấn tượng khi nhắc đến Bệnh viện Chợ Rẫy.

Chắc chắn rằng thượng tầng của Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Chợ Rẫy cùng hàng loạt Bệnh viện khác trên toàn quốc, đều muốn thương hiệu Bệnh viện của mình được nhớ đến bằng những công trình y khoa, những thành tựu y học, chất lượng khám chữa bệnh cũng như chất lượng dịch vụ và chăm sóc bệnh nhân. Lời giải chính xác nhất cho những bài toán này, dĩ nhiên sẽ luôn nằm ở quá trình xây dựng thương hiệu Bệnh viện.

Cải thiện doanh thu cho Bệnh viện

xay dung thuong hieu benh vien de canh tranh cong bang 13

Sau cùng để đánh giá mức độ thành công của các chiến lược xây dựng thương hiệu, người ta sẽ luôn nhìn vào khả năng thay đổi kết quả kinh doanh, cải thiện doanh thu cho doanh nghiệp hay thương hiệu đó. Thương hiệu Bệnh viện một khi được xây dựng quy củ, bài bản và chuyên nghiệp cũng có thể tận dụng “tài sản” là nhận thức thương hiệu, để tự cải thiện doanh thu cho chính mình.

Vũ đã nhiều lần đề cập đến giá trị của xây dựng thành công nhận thức thương hiệu trong các bài viết trước. Nó không chỉ tạo dựng lòng trung thành từ phía khách hàng, mà còn khiến họ sẵn sàng chi nhiều hơn cho các sản phẩm hoặc dịch vụ thương hiệu đang cung cấp. Thương hiệu Bệnh viện tương tự như vậy, nhận thức thương hiệu tốt khiến người dân không chỉ tìm đến Bệnh viện nào đó chỉ vì “tiện đường” hay có bảo hiểm y tế.

Nhìn ở góc độ bao quát hơn, người dân còn có xu hướng tìm đến Bệnh viện để sử dụng những tiện ích dịch vụ, hoặc sẵn sàng chi nhiều tiền hơn để nâng cấp chất lượng phòng khám hay sử dụng thuốc đặc trị ngoại nhập vốn có mức giá không hề rẻ.

Tạm kết

Đội ngũ y bác sĩ có thể gạt qua một bên những đòi hỏi về lương bổng hay thời gian làm việc, nhưng tuyệt nhiên không thể duy trì thái độ làm việc cầu tiến khi bản thân đang sa lầy vào một thương hiệu Bệnh viện kém tiềm năng. Người bệnh cũng vậy, chỉ cần trong tay họ có đủ mọi điều kiện cả về thời gian, đường sá và năng lực tài chính, họ gần như ngay lập tức nói không với các thương hiệu Bệnh viện công để tin tưởng vào các Bệnh viện hay phòng khám tư.

Xây dựng thương hiệu Bệnh viện từ đó cho thấy được sức ảnh hưởng và tính cấp thiết của nó, đối với năng lực tồn tại, quản trị và phát triển của mỗi một Bệnh viện công trên phạm vi toàn quốc.

Vũ đã chia sẻ bằng tất cả tâm huyết, hỗ trợ tư vấn xây dựng thương hiệu Bệnh viện bằng tất cả năng lực đội ngũ, cuối cùng điều mà Vũ hướng đến chính là cơ hội làm việc với quý doanh nghiệp – những ai đang có cùng định hướng là phát triển thương hiệu Bệnh viện vì mục tiêu lâu dài, để cải thiện đời sống tinh thần lẫn vật chất của chính mỗi người dân Việt Nam. Nếu đó cũng là những gì mà doanh nghiệp hoặc thương hiệu Bệnh viện của bạn đang tìm kiếm, hãy liên lạc với Vũ thông qua số hotline 0366 366 999 ngay bây giờ nhé.

Chân thành cảm ơn,

>> Xem tiếp: Xây dựng thương hiệu Bệnh viện để cạnh tranh công bằng (P2)

 

Những câu hỏi thường gặp khi xây dựng thương hiệu Bệnh viện

Xây dựng thương hiệu Bệnh viện?

Xây dựng thương hiệu Bệnh viện là lời giải cho câu hỏi các bệnh viện trên cả nước phải làm gì để tự bảo vệ, nâng cao năng lực cạnh tranh giữa sức ép của nhiều hệ thống phòng khám đa khoa.

5 lý do cần xây dựng thương hiệu Bệnh viện?

1. Tính cạnh tranh cao giữ Bệnh viện và hệ thống các phòng khám/ phòng mạch
2. Người dân bắt đầu được quyền lựa chọn
3. Thu hút nhân tài ngành Y
4. Thương hiệu gần gũi người dân gắn bó
5. Cải thiện doanh thu

Thương hiệu bệnh viện giúp thay đổi tư duy?

Xây dựng thương hiệu bệnh viện chính là giải pháp mang đến hiệu quả lâu dài, trong việc thay đổi tư duy của người dân, bệnh nhân và thân nhân người bệnh. Làm mới quan điểm từ chuyện chỉ xem bệnh viện là một phương án “cực chẳng đã”, chuyển đổi thành một sự lựa chọn đáng tin cậy về tổng thể các hạng mục y tế.

Thế nào là xây dựng thương hiệu Bệnh viện?

Xây dựng thương hiệu Bệnh viện là quá trình mà ở đó, ban lãnh đạo doanh nghiệp kết hợp với đội ngũ xây dựng thương hiệu tạo ra nhận thức tác động đến người tiêu dùng. Từ nhận thức ban đầu đó, chuyển thành hành vi tiêu dùng tích cực thông qua hành động mua hàng, tham khảo sản phẩm mới hoặc giới thiệu người khác cùng sử dụng. Đích đến sau cùng của xây dựng thương hiệu chính là tạo dựng được lòng trung thành từ khách hàng.

Quy trình xây dựng thương hiệu Bệnh viện?

Bước 1: Đi tìm triết lý vận hành thương hiệu
Bước 2: Xây dựng Tính cách thương hiệu bệnh viện
Bước 3: Định vị thương hiệu bệnh viện
Bước 4: Thiết lập đặc tính thương hiệu bệnh viện
Bước 5: Hình dung lý tưởng xây dựng thương hiệu
Bước 6: Slogan và tagline thương hiệu
Bước 7: Thiết kế hình ảnh thương hiệu
Bước 8: Xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu bệnh viện