Quy trình xây dựng thương hiệu bệnh viện là loạt bài chia sẻ kiến thức của đội ngũ Vũ Digital tới cộng đồng Y tế Việt Nam, kiến thức này là miễn phí.  Mục tiêu của chúng tôi làm đem đến những trải nghiệm cảm xúc tốt hơn cho thân nhân/ bệnh nhân khi tiếp xúc với mọi thương hiệu Bệnh viện.

>> Xem phần 1: Xây dựng thương hiệu bệnh viện để cạnh tranh công bằng (P1)

Bước 1: Thương hiệu là gì và thế nào là xây dựng thương hiệu

thương hiệu bệnh viện

Thương hiệu là cách một người cảm nhận hay đánh giá về chất lượng của một sản phẩm, sau khi trải nghiệm hoặc có nhận thức cả về cảm tính lẫn lý tính được xây dựng bởi chính thương hiệu đó. Thương hiệu không nằm ở trong từng câu chữ, cũng không chỉ mãi nằm trên file thiết kế, mà thương hiệu chỉ được xem là thành công khi nó tác động và nằm lại trong tâm trí người tiêu dùng.

Xây dựng thương hiệu vì thế chính là quá trình mà ở đó, ban lãnh đạo doanh nghiệp kết hợp với đội ngũ xây dựng thương hiệu tạo ra nhận thức tác động đến người tiêu dùng. Từ nhận thức ban đầu đó, chuyển thành hành vi tiêu dùng tích cực thông qua hành động mua hàng, tham khảo sản phẩm mới hoặc giới thiệu người khác cùng sử dụng. Đích đến sau cùng của xây dựng thương hiệu chính là tạo dựng được lòng trung thành từ khách hàng.

Bước 2: Đi tìm triết lý vận hành thương hiệu

thương hiệu bệnh viện

Vũ quan điểm rằng muốn thành công trong bất cứ công việc hay lĩnh vực bất kì, thì điều kiện cần chính là có được lý tưởng dành cho những việc mình đang làm.

Hay như John Sculley trong những năm đầu tiên ngồi vào ghế CEO tại Apple, trong khi phần còn lại của công ty kể cả ngài Steve Jobs chỉ muốn biến Apple thành một kỳ lân về máy tính, thì John đã có lý tưởng biến Táo Khuyết trở thành một tên tuổi lớn đối với chuyên ngành marketing. 

Ông lấy đó làm nền tảng để gầy dựng nên thành công của Apple sau này, giúp công ty trở thành gã khổng lồ thật sự không chỉ về máy tính, mà sức ảnh hưởng còn lan toả rộng khắp đến thế giới công nghệ. Trong xây dựng thương hiệu, lý tưởng của thương hiệu có mối quan hệ mật thiết với triết lý vận hành – cùng ba yếu tố vệ tinh xung quanh bao gồm tính cách, định vị và đặc tính thương hiệu.

Bước 3: Xây dựng Tính cách thương hiệu bệnh viện

thương hiệu bệnh viện

Tính cách thương hiệu là những tính từ mà khách hàng, ở đây là bệnh nhân và thân nhân người bệnh dùng để nhận xét về thương hiệu đó. Khi xây dựng thương hiệu bệnh viện và chọn lấy những tính cách thương hiệu phù hợp, cần ưu tiên những nét tính cách gắn liền với giá trị sức khỏe người dân và môi trường sống khoẻ cho cộng đồng.

Một số tính cách có thể dùng tham khảo, ứng dụng cho mô hình thương hiệu bệnh viện có thể kể đến như: ân cần, chu đáo, cẩn trọng, chính trực, đáng tin cậy,…

Bước 4: Định vị thương hiệu bệnh viện

thương hiệu bệnh viện

Tương đối khái quát hơn tính cách thương hiệu, định vị thương hiệu bệnh viện có thể là một cụm từ bất kì sao cho mỗi khi nhắc đến nó, đa phần mọi người sẽ ngay lập tức nghĩ đến thương hiệu bệnh viện mà bạn đang xây dựng. Nên nhớ định vị thương hiệu bệnh viện có khả năng liên đới trực tiếp đến đối tượng bệnh nhân, quy mô xây dựng, năng lực đội ngũ bác sĩ cùng hàng loạt yếu tố liên quan khác.

Chẳng hạn khi hỏi người dân Sài Gòn về bệnh viện phụ sản nổi tiếng, gần như tất cả đều nhớ gọi tên bệnh viện Từ Dũ. Hay khi hỏi đến những bệnh viện nổi tiếng chuyên trị ung thư ở cả hai miền Nam Bắc, chúng ta sẽ dễ dàng nghĩ ngay đến Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM hoặc Bệnh viện K Hà Nội. 

Bước 5: Đặc tính thương hiệu bệnh viện

thương hiệu bệnh viện

Đặc tính thương hiệu là những tính chất riêng mà chỉ có thương hiệu đó mới sở hữu, hoặc nhờ những tính chất riêng biệt đó nên được nhiều người biết đến, nhận được sự quan tâm và ủng hộ của số đông người tiêu dùng.

Bởi hoạt động trong một ngành nghề đặc thù và có liên quan trực tiếp đến sức khoẻ của cộng đồng, trong quá trình xây dựng thương hiệu sẽ rất dễ lẫn lộn giữa định vị thương hiệu và đặc tính thương hiệu bệnh viện. Trong khi định vị thương hiệu là một cụm từ mang tính phổ quát hơn, thì đặc tính thương hiệu thể hiện gần như trọn vẹn văn hoá, truyền thống và giá trị cốt lõi của thương hiệu bệnh viện đó.

Sau quá trình chỉ ra tính cách, định vị và đặc tính thương hiệu bệnh viện, đội ngũ xây dựng thương hiệu cần phối hợp cả ba yếu tố để đúc kết thành một triết lý vận hành xuyên suốt. Triết lý vận hành sẽ là công cụ để đảm bảo rằng, thương hiệu được xây dựng dựa trên sự kết hợp của cả lý tính lẫn cảm xúc.

Bước 6: Hình dung lý tưởng xây dựng thương hiệu

quy trinh xay dung thuong hieu benh vien huong dan chuyen nghiep trach nghiem 10

Như đã nói triết lý vận hành chính là nền tảng làm nên lý tưởng xây dựng thương hiệu. Nếu chúng ta xem quá trình xây dựng thương hiệu bệnh viện là một cuộc hành trình, thì lý tưởng xây dựng thương hiệu chính là chiếc la bàn giúp định hướng cách ta phát triển chiến lược.

Tuy nhiên cần nhớ rằng đây không phải một chiếc la bàn để sử dụng đến trong tình thế ngặt nghèo, khi doanh nghiệp hay thương hiệu bệnh viện đang lạc lối hoàn toàn trong các chiến lược cũng như kế hoạch phát triển. Mà lý tưởng thương hiệu là chiếc la bàn được dùng đến ngay từ những ngày đầu xây dựng thương hiệu bệnh viện, giữ cho thương hiệu không đi chệch khỏi quỹ đạo của những giá trị hay văn hoá đã đề ra ban đầu.

Vậy lý tưởng thương hiệu bao gồm những gì, đâu là những yếu tố định hướng để đội ngũ xây dựng chiến lược chủ động kiểm soát quá trình xây dựng thương hiệu bệnh viện?

Văn hoá thương hiệu bệnh viện

thương hiệu bệnh viện

Bất cứ một thương hiệu nào cũng cần xây dựng tốt văn hoá thương hiệu, dù đang hoạt động trong những lĩnh vực tưởng chừng quy củ nhất, khuôn khổ nhất như cơ khí, phần mềm hay vật liệu xây dựng. Vậy một thương hiệu mang tính cộng đồng cao, đem lại giá trị đến đời sống của người dân như thương hiệu bệnh viện lại càng phải coi trọng văn hoá thương hiệu.

Nếu tính cạnh tranh buộc các thương hiệu phải xây dựng chiến lược và hình ảnh một cách nghiêm túc, thì sự cạnh tranh dẫn đến việc hàng loạt thương hiệu không ngừng cải tiến về chất lượng sản phẩm hay dịch vụ, càng làm cho tầm quan trọng của văn hoá thương hiệu được thể hiện đậm nét. 

Khi chất lượng sản phẩm có sự đồng đều với nhau và khó lòng thuyết phục khách hàng chọn thương hiệu nào chỉ bằng trải nghiệm sử dụng. Văn hoá thương hiệu sẽ trở thành dấu ấn quan trọng giúp thương hiệu thu hút được thêm nhiều khách hàng tin tưởng, ủng hộ và chọn sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của mình. Trên thực tế có không ít người tin tưởng vào một thương hiệu nào đó mà bỏ qua luôn cả những đánh giá về sản phẩm.

Một số ví dụ điển hình có thể gọi tên như Apple, Nike, Volvo, Mercedes Benz, IKEA,…

Giá trị thương hiệu bệnh viện

thương hiệu bệnh viện

Trong buổi đầu làm việc với đội ngũ của Vũ, hầu hết mọi doanh nghiệp đều không đầu tư quá nhiều thời gian và công sức vào việc định hình giá trị thương hiệu. Lý do đơn giản bởi vì giá trị thương hiệu vẫn còn là một khái niệm tương đối mơ hồ tại Việt Nam. 

Mơ hồ ở đây không có nghĩa là bản thân giá trị thương hiệu chưa được định nghĩa rõ ràng, mà sự mơ hồ đến từ chính đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp, những người mà đáng lẽ ra phải thấu hiểu rõ nhất về thương hiệu mình đang gầy dựng. Gần như mọi người đều cho rằng, giá trị thương hiệu chỉ là những điều mà thương hiệu hứa hẹn và mong muốn làm được. Đôi chỗ sẽ có chút phóng đại để làm nổi bật lên hình ảnh và giá trị cốt lõi.

Trái ngược hoàn toàn với quan điểm đó, Vũ muốn định nghĩa lại rằng giá trị thương hiệu phải là những yếu tố phù hợp với năng lực đội ngũ, tầm vóc thương hiệu và thực tiễn cuộc sống. Song song đó, giá trị thương hiệu còn phải bám sát vào lý tưởng xây dựng thương hiệu để như đã nói, đảm bảo những chiến lược phát triển hình ảnh thương hiệu không chệch ra khỏi quỹ đạo định hướng ban đầu.

Tuyệt đối không phóng đại, nói quá hoặc đề xuất những ý tưởng giá trị thương hiệu bệnh viện đi quá năng lực đáp ứng. Dẫu sao thương hiệu bệnh viện chỉ thật sự cho thấy sức mạnh của mình, khi nó chứng tỏ được niềm tin mà người bệnh và thân nhân của họ đã dành cho thương hiệu là hoàn toàn đúng đắn.

Tầm nhìn và sứ mệnh thương hiệu bệnh viện

thương hiệu bệnh viện

Tầm nhìn và sứ mệnh chính là thứ dễ kéo thương hiệu hay doanh nghiệp rời xa khỏi quỹ đạo chiến lược nhất. Hơn cả giá trị thương hiệu, tầm nhìn và sứ mệnh có quan hệ gắn liền với cảm xúc mà người tiêu dùng dành cho thương hiệu. Đó vừa là đích đến của chiến lược phát triển thương hiệu, vừa là lời hứa mà thương hiệu dành cho khách hàng của mình để giải thích rằng, họ sẽ được nhận lại những gì khi đã đặt trọn niềm tin vào thương hiệu này.

Tầm nhìn là mục tiêu đường dài của một thương hiệu, trong khi sứ mệnh là những nhiệm vụ cần thực hiện để đạt đến tầm nhìn đó. Lấy ví dụ một thương hiệu bệnh viện đặt ra tầm nhìn trở thành bệnh viện hiện đại nhất Đông Nam Á.

Vậy nhiệm vụ phải làm là đầu tư thiết kế nội ngoại thất chuyên nghiệp, cải thiện cơ sở vật chất cũng như tiện ích nội khu, hoặc ứng dụng kỹ thuật số và nhiều công nghệ mới nhất vào trong công tác khám chữa bệnh,…Khi đó, sứ mệnh thương hiệu bệnh viện chính là cải thiện hình ảnh và chất lượng khám chữa bệnh bằng những công nghệ hay kỹ thuật hiện đại nhất.

Bước 7: Slogan và tagline thương hiệu 

thương hiệu bệnh viện

Thời xưa khi hình ảnh vẫn còn là loại ngôn ngữ duy nhất được sử dụng rộng rãi, con người ngày ấy có một khả năng liên kết và tưởng tượng cực kỳ phong phú. Ngôn ngữ hình ảnh mang đến cho con người cơ hội phát triển suy nghĩ, tư duy và đường lối sáng tạo. Để rồi khi ngôn ngữ chữ viết xuất hiện, nhân loại mới dần tìm ra cách kết hợp được mọi ưu điểm của cả hai loại ngôn ngữ này.

Ngôn ngữ lời nói tác động trực tiếp vào nhận thức của con người, điều này lý giải vì sao những câu slogan hay tagline lại đủ sức mang đến tác động tích cực cho hành vi tiêu dùng. Trung bình 24 tiếng mỗi người trong số chúng ta lại tiếp xúc với hàng nghìn thông điệp quảng cáo khác nhau, cơ hội tác động đến nhận thức thương hiệu khách hàng cho mỗi thương hiệu chỉ kéo dài khoảng 5,7 giây.

Vì vậy bên cạnh hình ảnh thiết kế, thì những thông điệp hay lời hứa thương hiệu được truyền đạt thông qua slogan và tagline cũng đóng vai trò quyết định trong tiếp thị, quảng cáo và đặc biệt là cải thiện nhận thức thương hiệu. 

Slogan và tagline thương hiệu không phải là một. Trong khi tagline là một thông điệp ngắn gọn đồng hành với thương hiệu trong khoản thời gian dài, thì slogan lại có phần bay bổng, văn chương hơn nhưng chỉ đi cùng thương hiệu trong một thời gian ngắn. Nhiệm vụ của slogan là thay đổi hành vi người dùng, cải thiện sức mua còn tagline lại có sứ mệnh quan trọng hơn – đồng hành và truyền tải những giá trị tốt đẹp mà thương hiệu mang lại.

Bước 8: Thiết kế hình ảnh thương hiệu

Sau cùng thì mọi kế hoạch và chiến lược xây dựng nhận thức thương hiệu đều trở nên vô nghĩa, khi thương hiệu bệnh viện không thể tìm ra cách thể hiện những ưu điểm và thế mạnh hình ảnh của mình cụ thể, trực quan và giàu tính thuyết phục nhất. Khi đó, thiết kế hình ảnh thương hiệu là giải pháp hoàn hảo nhất mà mọi thương hiệu đều phải tuân thủ.

thương hiệu bệnh viện

Logo và hệ thống màu Bệnh viện Nhi đồng Thành phố do Vũ Digital thiết kế.

Thiết kế logo 

Logo chính là tín hiệu nhận diện của mọi sản phẩm thiết kế thuộc về thương hiệu, nó đại diện cho linh hồn, bản sắc và lý tưởng vận hành thương hiệu đó. Vì thế thiết kế logo không chỉ yêu cầu cao về tính thẩm mỹ, mà còn phải gìn giữ và thể hiện được giá trị, văn hoá cũng như các yếu tố hoàn chỉnh làm nên mức độ nhận diện thương hiệu.

Đội ngũ của Vũ suốt nhiều năm đồng hành với các doanh nghiệp nói chung và thương hiệu bệnh viện nói riêng, luôn tuân thủ và nghiêm túc ứng dụng quy trình thiết kế logo thương hiệu 7 bước. 

Theo thứ tự bao gồm Đồng cảm và thấu hiểu – Nghiên cứu và đánh giá thị trường – Chọn lựa kỹ thuật thiết kế logo – Sketch và đưa ý tưởng lên trang giấy – Chuyển ý tưởng trên giới sang phần mềm thiết kế – Hoàn chỉnh thiết kế bằng ứng dụng nghệ thuật thị giác, và sau cùng là hoàn thiện Logo Guidelines. 

Vũ luôn truyền đạt ý tưởng đến các cộng sự của mình rằng, giữa việc tạo ra một thiết kế logo đẹp trên mức kỳ vọng, so với một thiết kế mang tính ứng dụng cao và mang lại giá trị trực tiếp cho hình ảnh thương hiệu, Vũ luôn luôn chọn lấy phương án thứ hai. Không phải Vũ không muốn tạo ra những thiết kế logo đẹp mắt, bởi cá nhân Vũ là một người đề cao và thậm chí là tôn sùng cái đẹp. 

Nhưng vẻ đẹp mà không đi cùng hương thơm thì cũng trở nên vô nghĩa, cũng giống như thiết kế logo chỉ đẹp mà không cải thiện được phần nào nhận thức thương hiệu thì cũng trở nên vô dụng. Có rất nhiều kỹ thuật thiết kế logo khác nhau, nhưng cần lưu ý khi thiết kế logo cho thương hiệu bệnh viện, đó là hình ảnh trừu tượng (abstract mark) phải mang đến thông điệp rõ ràng, phù hợp với thị hiếu của đối tượng bệnh nhân và thân nhân người bệnh.

Thiết kế nhận diện thương hiệu bệnh viện

thương hiệu bệnh viện

Hệ thống nhận diện thương hiệu Bệnh viện Nhi đồng Thành phố do Vũ Digital thiết kế.

Thiết kế logo là một trong những xuất phát điểm của nhận diện thương hiệu. Vậy nhận diện thương hiệu là gì và tại sao phải thiết kế nhận diện khi xây dựng thương hiệu bệnh viện? Có nhiều người cho rằng hình ảnh thương hiệu và nhận diện thương hiệu là một, nhưng trên thực tế hình ảnh thương hiệu lại chính là kết quả của nhận diện thương hiệu.

Khi xây dựng nhận diện thương hiệu bệnh viện đủ tốt, nó mang đến hình ảnh tích cực để khi nhìn vào sản phẩm thiết kế, bệnh nhân, thân nhân hay cả đội ngũ y bác sĩ đều được tiếp thêm sức mạnh và đặt trọn niềm tin vào thương hiệu bệnh viện. Hình ảnh thương hiệu tích cực sẽ kéo theo nhận thức thương hiệu vượt trội, giúp thương hiệu bệnh viện tự mình nâng cao năng lực cạnh tranh một cách công bằng, văn minh và đầy tính sáng tạo.

Thêm một giá trị trực tiếp khác đến từ việc thiết kế nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp, đó chính là cải thiện doanh thu trong các hoạt động của bệnh viện. 

Đương nhiên một bộ nhận diện thương hiệu không thể tự sinh ra tiền cho bệnh viện hay đội ngũ y khoa, nhưng nó phần nào cải thiện đánh giá của mọi người về chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện đó. Có một câu nói rất hay như sau: “Chỉ cần thương hiệu của bạn mang đến hình ảnh tốt hơn đối thủ, thì người tiêu dùng cũng mặc định rằng sản phẩm của bạn cũng tốt hơn.”

Bước 9: Chiến lược phát triển thương hiệu bệnh viện

thương hiệu bệnh viện

Tạo dựng hình ảnh và nhận thức thương hiệu bệnh viện luôn tuân theo một quy trình tiêu chuẩn của xây dựng thương hiệu, mà đội ngũ của Vũ đã có dịp chia sẻ đến tất cả mọi người trong nhiều bài viết trước. Tuy nhiên, xây dựng và củng cố chiến lược thương hiệu bệnh viện lại là một câu chuyện hoàn toàn khác, đòi hỏi đội ngũ xây dựng thương hiệu phải thấu hiểu và bám sát theo những yêu cầu đặc thù được nêu ra ngay bên dưới.

Xem bệnh nhân và thân nhân người bệnh là khách hàng

thương hiệu bệnh viện

Nếu như ở phần đầu Vũ có nhắc đến một tư duy muôn thuở xuất phát từ người bệnh, đó là bệnh viện chỉ là nơi để chữa trị thì từ phía đội ngũ y bác sĩ và nhân viên bệnh viện, có một loại tư duy khác gọi là “tư duy ban ơn” cũng đang tồn tại và làm phát sinh thêm nhiều hệ luỵ khó lường khác.

Tư duy ban ơn hoàn toàn khác biệt với một bệnh viện hay cơ sở y tế hoạt động vì mục đích thương mại, dựa trên nền tảng của chăm sóc sức khoẻ và mang lại cuộc sống lành mạnh, bình yên cho cả cộng đồng. Khi bệnh nhân và thân nhân xem bệnh viện là nơi chữa bệnh, cứu người thì dĩ nhiên tư tưởng rằng mình đang cứu giúp, ban ơn sẽ bắt nguồn từ phía còn lại – cũng chính là đội ngũ nhân viên và y bác sĩ bệnh viện.

Ngược lại khi xem bệnh nhân và thân nhân người bệnh là khách hàng, lúc này ưu tiên số một chính là trải nghiệm của bệnh nhân tương ứng với chất lượng điều trị, chất lượng dịch vụ và thậm chí là đầu tư về cơ sở vật chất bệnh viện. 

Phục vụ một bệnh nhân về bản chất khác rất xa việc đáp ứng tốt nhu cầu nội tại của một khách hàng. Đáp ứng nhu cầu nội tại của khách hàng khó khăn hơn, đòi hỏi chất lượng quy trình nhiều hơn, nhưng đổi lại nó mang đến lợi ích trực tiếp về giá trị thương hiệu và doanh thu cho bệnh viện.

Nhân viên là nòng cốt

thương hiệu bệnh viện

Tốc độ phát triển đáng nể của thời đại số đang dần thay đổi các phương thức tiếp cận, bán hàng và chăm sóc khách hàng truyền thống. Nhiều phương tiện truyền thông quảng cáo, tiếp thị thương hiệu ngày trước cũng dần đi vào quên lãng, tuy nhiên xây dựng thương hiệu bệnh viện sẽ là một ngoại lệ.

Khả năng giới thiệu tổng quan về thương hiệu, chinh phục lòng tin “khách hàng” thông qua truyền tải giá trị, bản sắc và văn hoá thương hiệu bệnh viện là nhiệm vụ của y bác sĩ cũng như đội ngũ nhân viên. Bởi đây là những người có cơ hội tiếp xúc, trò chuyện và tương tác một cách sâu sát nhất với bệnh nhân hay thân nhân người bệnh – những người vẫn luôn được xem là “khách hàng” của thương hiệu bệnh viện.

Khi các y bác sĩ và nhân viên không thấm nhuần được triết lý, giá trị và văn hoá thương hiệu, họ sẽ khó lòng truyền đạt một cách đầy đủ và chi tiết đến “khách hàng” của bệnh viện. Khi các y bác sĩ và nhân viên không còn tìm thấy động lực trong công việc, mất đi năng lực cống hiến và gắn bó trung thành với đội ngũ, họ sẽ khó lòng lan toả một cách chân thật nhất những tinh hoa thuộc về thương hiệu bệnh viện đến “khách hàng.”

Hãy xem nhân viên và các y bác sĩ là nòng cốt, liên tục truyền đi thông điệp về hình ảnh, giá trị và văn hoá thương hiệu trong quy trình tuyển dụng cũng như tác phong công việc hằng ngày. Ghi nhận và tưởng thưởng xứng đáng cho những hành động cụ thể đến từ đội ngũ nhân viên, khi họ đóng góp năng lực vào việc lan toả hình ảnh thương hiệu ra đại chúng.

Truyền tải thông điệp qua địa điểm và bản vẽ thiết kế

thương hiệu bệnh viện

Trước khi phải tìm đến và tiếp xúc với nhân viên hay đội ngũ y bác sĩ của bệnh viện, mọi người đều có thể quan sát và đánh giá chất lượng thương hiệu thông qua chính những gì bệnh viện đang xây dựng. Khi định hướng phát triển một thương hiệu bệnh viện gần gũi, thân thiện thì hẳn nhiên không thể chọn lấy nhóm màu trầm tính trong thiết kế nhận diện.

Cũng vậy khi định hướng xây dựng thương hiệu bệnh viện có chuyên môn về chăm sóc người lớn tuổi, sẽ là một thiếu sót khi bệnh viện chọn đầu tư cơ sở vật chất nghèo nàn đến từng chiếc ghế dựa, chất liệu đệm nằm hay cường độ chiếu sáng nội khu. 

Nên nhớ rằng những gì bệnh nhân và người thân của họ nhìn thấy, mới là thứ họ sẽ sử dụng để truyền đạt đến nhiều người khác nữa xung quanh mình – thay cho những câu từ hay sản phẩm truyền thông được tạo dựng bởi đội ngũ xây dựng thương hiệu bệnh viện. 

Bên cạnh năng lực đáp ứng và thoả mãn nhu cầu nội tại của bệnh nhân hay thân nhân từ các y bác sĩ, thương hiệu bệnh viện cũng cần chú ý đến việc đề xuất giá trị thông qua các thiết kế về nhận diện thương hiệu.

Xem thêm về đề xuất giá trị thông qua thiết kế thương hiệu tại đây:

https://vudigital.co/khi-nao-can-den-dich-vu-thiet-ke-bo-nhan-dien-thuong-hieu.html

Case Study – Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố

thương hiệu bệnh viện

Hệ thống nhận diện thương hiệu Bệnh viện Nhi đồng Thành phố do Vũ Digital thiết kế.

Không phải dự án mới nhất, càng không phải dự án có giá trị thương mại lớn nhất, nhưng Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố vừa là dự án có sự tham gia của Vũ, vừa là case study để lại nhiều ấn tượng sâu đậm nhất cho đội ngũ Vũ Digital trong nhiều năm vừa qua.

Khởi công cuối năm 2014 với kinh phí đầu tư khoảng 6000 tỷ đồng từ vốn nhà nước, bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố được khánh thành vào tháng 6/2018 với quy mô sàn 12.000 mét vuông, một tầng hầm tám tầng nổi cùng hơn 1000 giường bệnh. 

Với quan hệ cộng tác từ trước qua cuộc thi thiết kế hình ảnh bệnh viện Nhi Đồng 2, Tiến sĩ Bác sĩ Trương Quang Định lúc này là Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố đã liên hệ với đội ngũ của Vũ cho một dự án hoàn toàn mới. Đó là thiết kế hệ thống nhận diện và hình ảnh thương hiệu bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố. Với mục tiêu đưa bệnh viện trở thành nơi khám chữa bệnh cho lứa tuổi nhi đồng hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á.

Thay đổi tên gọi thương hiệu bệnh viện

thương hiệu bệnh viện

Hệ thống nhận diện thương hiệu Bệnh viện Nhi đồng Thành phố do Vũ Digital thiết kế.

Lúc đầu tên thương hiệu mà các cấp lãnh đạo của Nhi Đồng Thành Phố đề xuất là Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố Hồ Chí Minh. Đây là một ý tưởng vô cùng táo bạo khi nó ngược dòng hoàn toàn nếu so sánh với Bệnh viện Nhi Đồng 1 và Bệnh viện Nhi Đồng 2. Tuy nhiên đội ngũ của Vũ cũng gần như ngay lập tức, nhìn thấy hai vấn đề của cái tên này.

Thứ nhất tên thương hiệu bệnh viện phải ngắn gọn, đủ ý và thể hiện được tầm vóc thương hiệu. Cái tên Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố Hồ Chí Minh đi ngược lại hoàn toàn tiêu chí đó, là một cái tên tương đối dài và có thể gây nhầm lẫn trong cộng đồng.

Thứ hai nhóm đối tượng người bệnh và thân nhân bệnh nhân mà thương hiệu hướng đến là người miền Tây. Trong văn hoá và giao tiếp của người dân miền Tây, tên gọi “Thành phố Hồ Chí Minh” hoàn toàn không nằm trong nhận thức của họ. Thay vào đó là “Sài Gòn” hoặc chỉ đơn giản là “Thành phố.” Nói đến cụm từ “thành phố” người dân miền Tây ngầm hiểu với nhau rằng đó là Thành phố Hồ Chí Minh.

Cuối cùng, Vũ tư vấn và Ban lãnh đạo Bệnh viện đã chọn cái tên mới cho thương hiệu là Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố.

Làm mới toàn bộ font chữ

thương hiệu bệnh viện

Phông chữ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố do Vũ Digital thiết kế.

Không biết do trùng hợp ngẫu nhiên hay có một sự tính toán nào đó từ trước, hầu hết các thương hiệu bệnh viện trên cả nước đều đang sử dụng chung bộ font chữ Times New Romans – một sự lựa chọn cũ kĩ và đã bị xu hướng thời đại bỏ xa ở phía sau quá lâu. 

Khi xuất hiện một cách khô khan theo công thức nhất định, với vỏn vẹn dòng chữ in tên Bệnh viện mà không kèm theo bất cứ một biểu tượng nào khác, đó thật sự là một nỗi ám ảnh cho những ai phải từng ngày từng giờ liên tục bước qua cánh cổng bệnh viện đó.

Chính vì thế Vũ đã đi đến quyết định làm mới toàn bộ font chữ, khoác lên thương hiệu Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố một linh hồn mới cho ngôn ngữ thị giác, bằng cách thiết kế mới một bộ font độc quyền và chỉ có thể xuất hiện cùng với thương hiệu Nhi Đồng Thành Phố.

thương hiệu bệnh viện

Logo Bệnh viện Nhi đồng Thành phố do Vũ Digital thiết kế.

Font chữ đi theo ngôn ngữ thiết kế không chân hiện đại Sans Serif, nhưng nó không quá cứng nhắc và vuông vức như cái cách mà Sans Serif đã thể hiện. Thay vào đó, Vũ đã bổ sung vào thiết kế font những đường nét bo cong ở các góc, tạo ra hiệu ứng thị giác mềm mại, chào đón, dễ nhìn và phần nào đó nói lên được bản sắc của một thương hiệu bệnh viện nhi đồng.

Font chữ mới thật sự là một cuộc lột xác và gần như ngay lập tức, nó nhận được sự ủng hộ của toàn bộ ban giám đốc lẫn đội ngũ nhân viên, y bác sĩ bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố. Đưa vào sử dụng ngay sau đó và mang lại hàng loạt hiệu ứng tích cực, điều này càng chứng minh được rằng quyết định mạnh dạn thay đổi của Vũ là hoàn toàn chuẩn xác.

Chọn biểu tượng gắn liền với thiết kế logo

Khó khăn nhất là làm thế nào để thay đổi hoàn toàn tư duy cũng như định hướng của đội ngũ lãnh đạo, y bác sĩ bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố ở thời điểm đó. Từ tầm nhìn trở thành bệnh viện tiện nghi, hiện đại bằng cách dồn toàn lực vào công nghệ hay trang thiết bị y tế, Vũ muốn bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố phải trở thành một điểm đến gần gũi, thân thiện và cởi bỏ đi mọi lo toan đối với bệnh nhân cũng như thân nhân người bệnh.

Logo thương hiệu bệnh viện là một cuộc chiến thật sự giữa nhiều lựa chọn khác nhau. Yêu cầu sao cho thiết kế logo phải có tính nhận diện cao, ngôn ngữ thiết kế khác biệt mà vẫn mang lại cảm giác gần gũi, thân thiện với các bệnh nhi và những bậc phụ huynh. 

Bỏ qua nhiều concept như cánh chim đang tung bay, các bé đang chạy nhảy nô đùa hay cánh diều phất phơ trong gió, hình ảnh Cánh Chong Chóng đã được lựa chọn để trở thành concept chủ đạo cho tổng thể thiết kế nhận diện.

Nhưng vì sao hình ảnh này lại được lựa chọn. Thứ nhất, chong chóng là món đồ chơi trong ký ức tuổi thơ của rất nhiều người trong số chúng ta, kể cả đối với các bạn nhỏ được sinh ra trong thời kỳ hiện đại với nhiều phương tiện giải trí cao cấp – cánh chong chóng vẫn luôn là hình ảnh in đậm trong trí nhớ và tiềm thức của mọi đứa trẻ. 

thương hiệu bệnh viện

Logo Bệnh viện Nhi đồng Thành phố do Vũ Digital thiết kế.

Thứ hai, đội ngũ của Vũ hướng tới việc mang đến một concept biểu trưng cho tính mạnh mẽ, không ngừng vận động và đại diện cho sức khỏe tốt của đối tượng bệnh nhi. Đó cũng là lý do vì sao bên cạnh hình tượng cánh chong chóng, còn có những biểu tượng chuyển động khác như các bé đang nô đùa, cánh chim đang bay hay cánh diều đang phất phơ trong gió.

thương hiệu bệnh viện

Chính sau này, biểu tượng chong chóng cũng được đưa vào thiết kế website chính thức với hiệu ứng chuyển động, tạo cảm giác thân thiện, thoải mái và tiếp thêm động lực chiến thắng bệnh tật cho các bạn nhỏ. 

Dựa trên sự am hiểu về tâm lý hành vi, Vũ muốn khéo léo điều hướng mọi người với biểu tượng cánh chong chóng để tạo nên sự khác biệt với Bệnh viện Nhi đồng 1 và Nhi đồng 2, dựa vào điển tích đáng nhớ của mỗi người khi còn bé, gắn hình ảnh Bệnh viện Nhi đồng Thành phố vào cánh chong chóng với mục đích đạt được tên gọi. “Bệnh viện chong chóng”, dễ dàng phân biệt, dễ dàng nhận diện.

thương hiệu bệnh viện

Ở một phương diện khác, đội ngũ y bác sĩ cũng mạnh dạn sử dụng hình ảnh những chiếc chong chóng để trang trí trong từng ngóc ngách bệnh viện. Giúp cho thương hiệu bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố ngày nay có thêm một “biệt danh” đáng yêu khác – đó là Bệnh Viện Chong Chóng.

thương hiệu bệnh viện

Lời kết

Xây dựng thương hiệu bệnh viện là một chặng đường dài đòi hỏi sự đồng cảm, thấu hiểu và đầu tư rất nhiều tâm huyết cũng như năng lượng. Bản thân thương hiệu bệnh viện gắn bó với sức khoẻ hay thậm chí là tính mạng của mỗi người dân, nên cũng giống như bản chất công việc của đội ngũ y bác sĩ, đội ngũ xây dựng thương hiệu bệnh viện cũng không được phép mắc bất cứ một sai lầm nào – dù là nhỏ nhất trong quá trình định hướng phát triển.

Vũ không bao giờ chủ trương cất giấu hay che đậy toàn bộ vốn kiến thức cũng như kinh nghiệm chuyên môn, trong việc xây dựng và định hướng phát triển chiến lược thương hiệu.

Vũ chia sẻ bằng tất cả tâm huyết, hỗ trợ tư vấn xây dựng thương hiệu bằng tất cả năng lực đội ngũ, cuối cùng điều mà Vũ hướng đến chính là cơ hội làm việc với quý doanh nghiệp – những ai đang có cùng định hướng là phát triển thương hiệu vì mục tiêu lâu dài, để cải thiện đời sống tinh thần lẫn vật chất của chính mỗi người dân Việt Nam. Nếu đó cũng là những gì mà doanh nghiệp hoặc thương hiệu của bạn đang tìm kiếm, hãy liên lạc với Vũ – Design agency thông qua số hotline 0366 366 999 ngay bây giờ nhé.

Xin chân thành cảm ơn,

 

Những câu hỏi thường gặp khi xây dựng thương hiệu Bệnh viện

Tại sao phải xây dựng thương hiệu Bệnh viện?

Xây dựng thương hiệu Bệnh viện giúp ban lãnh đạo Bệnh viện kết hợp với đội ngũ xây dựng thương hiệu tạo ra nhận thức tác động đến người tiêu dùng. Từ nhận thức ban đầu đó, chuyển thành hành vi tiêu dùng tích cực thông qua hành động kết nối, thăm khám và sử dụng dịch vụ hoặc giới thiệu người khác cùng sử dụng. Đích đến sau cùng của xây dựng thương hiệu Bệnh viện chính là tạo dựng được lòng trung thành từ thân nhân/ bệnh nhân và đội ngũ nhân viên.

Quy trình xây dựng thương hiệu Bệnh viện bao gồm?

Bước 1: Thương hiệu là gì và thế nào là xây dựng thương hiệu
Bước 2: Đi tìm triết lý vận hành thương hiệu
Bước 3: Xây dựng Tính cách thương hiệu bệnh viện
Bước 4: Định vị thương hiệu bệnh viện
Bước 5: Đặc tính thương hiệu bệnh viện
Bước 6: Hình dung lý tưởng xây dựng thương hiệu
- Văn hoá thương hiệu bệnh viện
- Giá trị thương hiệu bệnh viện
- Tầm nhìn và sứ mệnh thương hiệu bệnh viện
Bước 7: Slogan và tagline thương hiệu 
Bước 8: Thiết kế hình ảnh thương hiệu
Bước 9: Chiến lược phát triển thương hiệu bệnh viện

Thương hiệu là gì?

Thương hiệu là cách thức mà một tổ chức hoặc cá nhân tạo nên, được cảm nhận hữu hình, hoặc vô hình bởi những người đã trải nghiệm nó. Thương hiệu không đơn giản là một cái tên, một câu khẩu hiệu, một biểu tượng. Thương hiệu là sự cảm nhận, nhận biết sản phẩm, hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp khơi gợi lên.

5 lý do cần xây dựng thương hiệu Bệnh viện?

1. Tính cạnh tranh cao giữ Bệnh viện và hệ thống các phòng khám/ phòng mạch
2. Người dân bắt đầu được quyền lựa chọn
3. Thu hút nhân tài ngành Y
4. Thương hiệu gần gũi người dân gắn bó
5. Cải thiện doanh thu

Bối cảnh của các mô hình khám chữa bệnh?

Bệnh viện công – được thành lập bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền và quản lý theo quy định của nhà nước.

Ưu điểm: chất lượng chuyên môn vượt trội, phù hợp túi tiền của đại đa số người dân.

Nhược điểm: cơ sở vật chất chưa thật sự tối ưu, gánh nặng quá tải công suất khám chữa bệnh, hạn chế thăm khám và điều trị chuyên khoa vào dịp cuối tuần. Giá trị cảm xúc chưa thực sự tốt với thân nhân/ bệnh nhân.

Bệnh viện tư – không được thành lập và quản lý bởi các cơ quan nhà nước, được ra đời và quản lý bởi một cá nhân hoặc tổ chức bất kì.

Ưu điểm: chất lượng cơ sở vật chất và trang thiết bị tối tân, ưu tiên chất lượng dịch vụ.

Nhược điểm: bị nghi ngờ và thật sự là còn nhiều hạn chế về năng lực chuyên môn, chi phí còn tương đối cao so với phần đông người dân Việt Nam.

Phòng khám đa khoa – mô hình thăm khám và điều trị cho bệnh nhân ngoại trú, đa phần được thành lập bởi cá nhân và tổ chức cũng giống như Bệnh viện tư.

Ưu điểm: mật độ xuất hiện lớn tạo thuận lợi về đi lại cho người bệnh, áp lực khám chữa bệnh không cao như ở các Bệnh viện, giúp tiết kiệm thời gian và công sức của cả y bác sĩ lẫn bệnh nhân/thân nhân người bệnh.

Nhược điểm: chất lượng chuyên môn thấp nhất trong ba mô hình, thường bị nghi ngờ về tính minh bạch và đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật.